[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Người nông dân hoàn toàn có thể bảo vệ đàn lợn của mình khỏi tâm bão bệnh Dịch tả lợn châu Phi, nếu thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học, cũng như giữ vệ sinh trang trại và đảm bảo thức ăn an toàn cho đàn lợn, nhằm ngăn chặn các nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Nhận biết mối nguy chính gây ra lây nhiễm bệnh đối với lợn
Có rất nhiều con đường lây bệnh cho lợn trực tiếp và gián tiếp. Với khả năng sống sót lâu trong điều kiện tự nhiên, virus bệnh Dịch tả lợn châu Phi có thể lây lan nhanh chóng qua các khu vực khác nếu người nuôi buông lỏng công tác vệ sinh chuồng trại, vệ sinh ăn uống cho lợn và vệ sinh phòng dịch.
Lợn nuôi sẽ dễ dàng bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh qua đường mũi miệng. Nguyên nhân này phần lớn đến từ thói quen chăn nuôi truyền thống của người nông dân như cho lợn ăn thức ăn thừa không qua nấu chín, không có các biện pháp an toàn sinh học cơ bản. Khi mua lợn từ nơi khác về, người chăn nuôi thường không nuôi cách ly trước khi cho nhập đàn, điều này khiến cho nhiều dịch bệnh, bao gồm cả bệnh Dịch tả lợn châu Phi, có cơ hội xâm nhập vào khu vực mới.
Các con đường lây bệnh gián tiếp bao gồm sự tồn tại của virus bệnh trên những vật dụng quen thuộc tiếp xúc với heo hàng ngày như xe vận chuyển gia súc, rác thải, thức ăn thừa từ lợn nhiễm bệnh, máng ăn, đồ dùng được bố trí trong các chuồng lợn bệnh. Chính con người cũng có thể là vật chủ trung gian truyền bệnh, nếu chúng ta di chuyển từ trại này qua trại khác, mà không thực hiện các biện pháp khử trùng tiêu độc cần thiết.
Có thể nói, với thói quen nuôi lợn tùy tiện, không quan tâm đến việc khử trùng, vệ sinh chuồng trại và cho ăn, các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ chính là những ổ bệnh đầu tiên của virus bệnh Dịch tả lợn châu Phi. Virus theo các phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, và theo người chăn nuôi đi đến những khu vực khác để phát tán mầm bệnh.
Hành động để bảo vệ đàn lợn khỏi dịch bệnh
Cách phòng ngừa dịch tả lợn châu Phi hiệu quả nhất chính là ngăn chặn sự xuất hiện của virus lây bệnh ngay trong chuồng trại, triệt tiêu mọi đường ủ bệnh với phương pháp khoa học và tối ưu là áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi.
Nguyên tắc tiên quyết của biện pháp an toàn sinh học là giữ đàn vật nuôi trong môi trường sạch sẽ, bảo vệ chúng khỏi các nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Vì vậy, trước hết chuồng trại nên được đặt cách biệt khỏi nhà dân, có hàng rào hoặc tường ngăn cách với các khu vực khác. Trong mỗi trại cũng cần thiết lập khu vực cách ly lợn mới, lợn bệnh. Trước mỗi lối ra vào trại, dãy chuồng phải có hố khử trùng. Chất khử trùng phải được bổ sung và thay mới mỗi ngày. Người hoặc phương tiện trước và sau khi ra vào chuồng trại phải trang bị bảo hộ và khử trùng đầy đủ để tránh việc phát tán mầm bệnh.
Người chăn nuôi phải thường xuyên tắm rửa heo và vệ sinh chuồng trại, phun thuốc khử trùng định kì nhằm tiêu diệt mầm bệnh đồng thời ngăn chặn côn trùng và loài gặm nhấm vì chúng có thể mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác. Các vật dụng sử dụng trong chuồng phải được vệ sinh, tẩy rửa sau mỗi lần sử dụng.
Lợn giống được chọn về nuôi phải là những con khỏe mạnh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và phải được nuôi cách ly trước khi cho nhập đàn.
Thức ăn cho lợn phải được chọn lọc kỹ càng từ nhà cung cấp đáng tin cậy, theo tiêu chuẩn khoa học về dinh dưỡng vì nguồn thức ăn đầu vào tốt, an toàn có thể giúp tăng sức đề kháng tự nhiên cho đàn lợn, góp phần hạn chế sự nhiễm bệnh. Các loại lợn lớn, nhỏ cũng phải được thiết kế khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
Hệ thống xử lý chất thải phải được xây dựng theo đúng quy định. Chất thải phải được thu gom hàng ngày, xử lý kỹ càng bằng các công nghệ ép tách, bằng các chế phẩm được cho phép sử dụng hoặc các phương pháp hữu cơ và sinh học phù hợp.
Thực tiễn cho thấy, với số lượng lớn hộ chăn nuôi lợn theo phương pháp truyền thống, bệnh Dịch tả lợn châu Phi thời gian qua lây lan nhanh là thách thức lớn nhất của ngành chăn nuôi lợn tại Việt Nam. Để khống chế dịch bệnh này, cần sự liên phối hợp của các Bộ, Ngành, doanh nghiệp, người chăn nuôi và người tiêu dùng. Trong đó, việc thực hiện các biện pháp an toàn sinh học là vấn đề quan trọng nhất, nhằm phòng vệ hiệu quả từ các nhà máy đến các trang trại. Là đơn vị tham gia vào các khâu đầu chuỗi (nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi) trong chuỗi giá trị của ngành lợn, Cargill là một ví dụ cho thấy doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động và tích cực trong công tác củng cố “hai lớp phòng vệ” nhằm ứng phó với dịch bệnh: Thức ăn an toàn, chăn nuôi an toàn.
Cargill hành động phòng chống dịch tả lợn châu Phi (ASF)
Sau 24 năm hoạt động tại Việt Nam, Cargill đã được các khách hàng trên cả nước tin cậy về các giải pháp và dịch vụ dinh dưỡng vật nuôi chất lượng cao, an toàn, vừa giúp gia tăng sức khỏe và sức đề kháng đồng thời mang lại sự tăng trưởng tốt cho vật nuôi. Cargill cũng luôn cam kết đồng hành với các đại lý và người chăn nuôi, đặc biệt vào những thời điểm khó khăn như hơn hai năm vừa qua xảy ra liên tiếp khủng hoảng giá lợn , dịch bệnh lở mồm long móng và hiện là bệnh Dịch tả lợn châu Phi.
Nhân viên của Cargill hướng dẫn phun, xịt sát trùng cho xe vận chuyển thức ăn chăn nuôi
Với kinh nghiệm và chuyên môn vững vàng, Cargill thường xuyên tổ chức tập huấn và hỗ trợ khách hàng các hoạt động chuyển giao kỹ thuật và kiến thức về dinh dưỡng vật nuôi, nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp dinh dưỡng tiên tiến nhất, biện pháp quản lý trang trại, phòng ngừa dịch bệnh nhằm chăn nuôi hiệu quả, phát triển kinh tế trang trại bền vững.
Nguy cơ lây lan bệnh dịch ASF còn diễn biến phức tạp. Trong cuộc hop mới nhất của Bộ NN&PTNT, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu, trước mắt tất cả các địa phương áp dụng đồng bộ các giải pháp an toàn sinh học từ vệ sinh, giám sát, phát hiện, xử lý… đảm bảo đúng quy trình phòng, chống dịch đã ban hành. Dịch bệnh sẽ được chặn đứng khi có sự chung tay vào cuộc của các ban ngành, các doanh nghiệp hỗ trợ, và sự chủ động của cộng đồng người chăn nuôi.
Huyền Trang
- cargill li>
- chống dịch tả lợn châu Phi li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất