1. ĐẶC ĐIỂM:
Bệnh gây ra những khối to tại các vị trí như cơ bắp, cơ đùi, tạo thành bọc có mủ dẫn đến vùng cơ bị xơ (Áp-xe). Đây không phải là bệnh lây lan truyền nhiễm, nhưng có ảnh hưởng nhất định đến khả năng sản xuất trên bò sữa.
2. NGUYÊN NHÂN:
Có hai nguyên nhân chính:
– Do tác động cơ học: là sự va chạm mạnh do bò bị hoảng sợ, chạy nhảy đụng vào gây tổn thương vùng cơ mà không được quan tâm điều trị tích cực.
– Do tác động hóa học: việc tiêm thuốc không đúng kỹ thuật, kim tiêm không đúng kích cỡ cho từng vị trí tiêm; hoặc do loại thuốc tiêm có chất nhủ dầu không hấp thu được vào máu, gây hiện tượng viêm cơ (áp-xe) tại vị trí tiêm thuốc.
3. TRIỆU CHỨNG:
Có hai dạng viêm cơ:
– Thể cấp tính: có hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau ngay ở vị trí bị viêm, bò giảm ăn, thân nhiệt tăng cao (39 – 40 độ C), năng suất sữa giảm nhẹ.
– Thể mãn tính: không có hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau nhưng tại vùng cơ bị viêm nổi cục u cứng. Nếu không được điều trị, khối u ngày càng phát triển to dần, vùng cơ tại chỗ viêm căng cứng, mất cảm giác.
4. ĐIỀU TRỊ:
* Thể cấp tính:
– Dùng kháng sinh Amoxillin 20ml/con/ngày, liên tục trong 3 ngày.
– Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt: Analgine + Vitamin C, liên tục trong 3 ngày.
* Thể mãn tính:
– Gây tê xung quanh vùng viêm bằng Novocain (liều 20ml/ con), sau đó phẩu thuật lấy hết chất dịch mủ trong khối u nơi bị viêm ra.
– Đặt ống dẫn để vết thương tiết dịch viêm ra trong những ngày sau khi phẩu thuật.
– Dùng Penecilline bột bơm trực tiếp vào vết thương liên tục trong 1 tuần.
– Tiêm kháng sinh Amoxilline 20ml/ con/ ngày, liên tục trong 1 tuần.
Chú ý: giữ vệ sinh sạch sẽ nơi vết thương và không sử dụng sữa trong suốt thời gian điều trị bệnh.
5. PHÒNG BỆNH:
– Nắm vững kỹ thuật khi tiêm thuốc cho bò, tránh gây những ổ viêm (áp-xe).
– Bố trí chuồng trại hợp lý, mật độ vừa phải. Tránh những kích động hoặc rượt đuổi làm bò bị va chạm, tổn thương.
Nguồn: khoahocchonhanong
- trang trại bò sữa li>
- chăn nuôi bò sữa li>
- bệnh viêm cơ trên bò sữa li> ul>
- Các nhà nghiên cứu tìm cách kiểm soát aflatoxin trong ngô
- Bệnh sán lá gan trên bò sữa
- Phương pháp tiếp cận lâm sàng và quản lý đối với các vấn đề về giác mạc trên thú nhỏ
- Hàm lượng Arginine tối ưu trong khẩu phần ăn để tăng tăng trọng, miễn dịch cho gà thịt và nâng cao chất lượng thân thịt
- Dinh dưỡng bổ sung trong thời gian theo mẹ để mang lại lợi ích dài hạn
- Ảnh hưởng của peptide tôm thủy phân lên năng suất và màu sắc gà ri Hải Phòng
- Bảng tính giá thành chăn nuôi lợn thịt quy mô 200 con
- Nguồn chất béo phù hợp và sử dụng hợp lý trong thức ăn chăn nuôi
- 6 yếu tố lưu ý khi kiểm soát suyễn heo
- Kỹ thuật vỗ béo bò mang lại lợi nhuận cao
Tin mới nhất
T6,13/09/2024
- Khắc phục chăn nuôi sau báo để phòng chống dịch bệnh
- Lệ phí thú y và phí trong lĩnh vực chăn nuôi giảm 50%
- Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa, lũ
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất