[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trung tuần tháng 1/2021, Reuters đã đưa tin nhiều biến thể khác nhau của virus gây Dịch tả heo Châu Phi (African swine fever virus, ASFv) được tìm thấy ở Trung Quốc và cho rằng chúng có nguồn gốc từ vaccine bất hợp pháp. Tiến sĩ Wayne Johnson (chuyên gia tư vấn thú y về heo của Hoa Kỳ tại Bắc Kinh) nhận định.
Virus ASFv mới đang lưu hành ở Trung Quốc là từ virus đã bị xóa hai gen MGF360 và CD2v, được dùng để điều chế vaccine. Điều này làm suy yếu, nhưng không khiến virus trở nên vô hại, nó vẫn có khả năng gây bệnh nhưng nhẹ hơn virus hoang dã. Vì vậy tính hiệu quả và mức độ an toàn của vaccine thật sự không rõ ràng.
Giống như vaccine PRRS (Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở heo, Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome) bị xóa gen kép sau khi tiêm cho heo nái vẫn gây chết phôi, thai chết lưu, thai gỗ, vô sinh, sẩy thai và heo nái có thể chết (mặc dù tỷ lệ tử vong không cao). Đối với trường hợp ASF, heo con sơ sinh có thể yếu và giảm sức sống. Triệu chứng của heo bị ASF mãn tính thường không điển hình, chủ yếu là tổn thương hệ mạch máu và suy giảm hệ miễn dịch. Các ổ nhiễm trùng bị xuất huyết, vón cục và hoại tử, đồng thời các nơi bị tổn thương mãn tính thường bị xơ hóa và được thấy ở nhiều cơ quan khác nhau dưới kính hiển vi, đặc biệt là ở các hạch bạch huyết và thận.
Trong tự nhiên, virus thường có xu hướng biến thể theo thời gian. Tuy nhiên, trong trường hợp này không có dấu hiệu nào cho thấy virus đang nổi lên ở Trung Quốc là một dạng đột biến xóa tự nhiên. Hay nói đúng hơn đó là kết quả của việc cố ý đưa virus vaccine xóa gen kép vào một tỷ lệ đáng kể của đàn heo. Vì vaccine không được phê duyệt nên không có thông tin nào đáng tin cậy về số lượng vaccine đã được sử dụng cũng như mức độ lây lan thứ cấp là do heo bài thải virus vaccine hay do động vật trung gian.
Việc chính thức cấm tiêm phòng vaccine ASF đã được ban hành nhưng có dấu hiệu cho thấy việc tiêm phòng vẫn đang tiếp tục diễn ra, vì bệnh ASF đang lan rộng ở nhiều vùng của Trung Quốc, người chăn nuôi cảm thấy tuyệt vọng và cho rằng họ không có nhiều lựa chọn. Sự ra đời của vaccine xóa gen kép là một biến chứng không mong muốn đối với một vấn đề quá lớn và tình hình dịch tễ học đang nằm ngoài tầm kiểm soát.
Heo được tiêm phòng nói chung có kháng thể chống lại ASFv sau khi tiêm phòng từ 2 đến 3 tuần nhưng không phải con nào cũng có khả năng này. Vaccine bất hợp pháp tác động tiêu cực trên đàn heo nái sinh sản, làm cho nhiều trang trại phải dừng hoạt động. Tuy nhiên, virus vaccine vẫn lây lan và dường như vẫn tồn tại trong đàn ngay cả khi đã ngừng tiêm phòng. ASFv hoang dã có thể tìm thấy trong máu và mô của heo sau khi nhiễm vài tuần. Có khoảng 5 đến 20% số heo sống sót sau đợt bùng phát ASF chính thức thường có kháng thể.
Việc phát hiện virus vaccine mới bằng kỹ thuật PCR có thể là khó khăn. Kỹ thuật xét nghiệm ASFv thông qua mẫu swab nước bọt thường không đáng tin cậy, thậm chí còn ít nhạy cảm hơn với virus vaccine đã xóa genkép (vốn có thể không tìm thấy trong máu nhưng có thể tìm thấy trong các hạch bạch huyết và các mô khác trong trường hợp mẫu máu âm tính).
ASFv thường được phát hiện bằng kỹ thuật PCR đối với gen P72. Nếu P72 được phát hiện, xét nghiệm tiếp theo sẽ được thực hiện để tìm ra gen MGF360/CD2v hoặc cả hai được tiến hành đồng thời nếu muốn chắc chắn đó là virus thực địa (loại hoang dã) hay virus biến thể từ vaccine. Virus ASFv hoang dã thường dương tính với cả 3 gen (P72, MGF360 và CD2v), trong khi virus vaccine chỉ có gen P72 mà không có MGF360/CD2v nên các xét nghiệm thường cho kết quả dương tính với P72 và âm tính với MGF360/CD2v.
Các nhà chức trách Trung Quốc đangcho tiến hành nghiên cứu vaccine ASF nhưng dường như hoàn toàn không liên quan đến những gì đang xảy ra với vaccine bất hợp pháp. Hiện các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Thú y Cáp Nhĩ Tân (Harbin Veterinary Research Institute) đã công bố tiến bộ đạt được trong năm 2020. Tuy nhiên, các chuyên gia quốc tế không quá lạc quan về vaccine mới của họ. Theo đó, vaccine sống nhược độc (chủng HLJ/-18- 7GD) của Cáp Nhĩ Tân sẽ bị xóa 7 gen (MGF505- 1R, MGF505-2R, MGF505-3R, MGF360-12L, MGF360-13L, MGF360-14L, và CD2v deleted), dựa trên cách tiếp cận xóa 6 gen của Trung tâm Dịch bệnh Động vật Plum Island, một bộ phận của Dịch vụ Nghiên cứu Nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu ở Plum Island cho rằng việc xóa thêm gen thứ 7 (CD4) sẽ không cải thiện được kết quả.
Thực tế, vaccine Cáp Nhĩ Tân với 7 gen bị xóa đã không được tung ra thị trường. Nó thiếu 2 gen bị cắt từ vaccine đã bị xóa gen kép cộng với 5 gen bị xóa khác. Hiện Cáp Nhĩ Tân đã và đang tiến hành thử nghiệm an toàn tại thực địa trên cơ sở giới hạn và được cho phép bởi các quy định hiện hành. Không có thông tin rõ ràng về việc có bao nhiêu loại vaccine bất hợp pháp trên thị trường mặc dù nó vẫn đang được lưu hành.
Một báo cáo của tập đoàn New Hope Liuhe (một trong 5 tập đoàn hàng đầu về chăn nuôi heo của Trung Quốc) cho thấy có sự lây nhiễm của 2 chủng ASFv mới trên hơn 1.000 cá thể heo nái ở một số trang trại, các chủng virus này thiếu cả hai gen MGF360 và CD2v.
PGS.TS. Đỗ Võ Anh Khoa1, TS. Phan Thị Hồng Phúc1, TS. Nguyễn Tuyết Giang2, TS. Nguyễn Thị Ngọc Linh3
1Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên
2Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
3Trường Đại học Cần Thơ
(Lược dịch từ: www.pigprogress.net; ASFv mutation in China: What does it mean on-farm?)
- dịch tả heo châu Phi li>
- Biến thể ASFv ở Trung Quốc li> ul>
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
- Tác dụng tiền hấp thụ của kẽm tăng cường trên hệ vi sinh của gà thịt
- Cung cấp N-Carbamylglutamate trong giai đoạn đầu thai kỳ giúp nâng cao hiệu quả sinh sản ở heo nái
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
CN,01/12/2024
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Nor-Feed tài trợ Diễn đàn Quốc tế IAIEH 2024, về Sinh thái và Sức khỏe Đường ruột động vật lần thứ 10 tại Trung Quốc
- Nghệ An: Ưu tiên kinh phí mua vắc xin Dịch tả lợn châu Phi
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm H5N1 ở động vật
- Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi tại khu vực Đông Nam Á
- Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư hệ thống giảm phát thải khí mê – tan
- Xuất khẩu thịt bò của Achentina 9 tháng đầu năm 2024 cao nhất trong 57 năm
- Sử dụng thức ăn cho bò thịt, dê thịt mau lớn, tiết kiệm chi phí
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất