[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, trong nhiều năm, công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản đã tổ chức triển khai tương đối tốt tại các địa phương trên phạm vi cả nước. Kết quả, dịch bệnh đã từng bước được kiểm soát, khống chế; một số địa phương chỉ có các ổ dịch nhỏ lẻ xảy ra ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nhưng đã được các cơ quan thú y và chính quyền các cấp tổ chức phát hiện sớm, tiêu hủy ngay và không để lây lan diện rộng; tổ chức xây dựng được hàng nghìn cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2018 đến nay, nhiều địa phương đã thực hiện việc sáp nhập cơ quan thú y cấp tỉnh thành trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp; cơ quan thú y cấp huyện được sáp nhập thành trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp nhưng việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật bị trì trệ, không hiệu quả, có nhiều tồn tại, bất cập như: Không tổ chức chủ động giám sát, kịp thời nắm bắt thông tin và báo cáo tình hình dịch bệnh; không tổ chức thực hiện việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng; không triển khai tiêm phòng vắc xin; không thực hiện các biện pháp kiểm dịch xuất, nhập vào địa bàn cấp tỉnh; không xử lý các trường hợp vi phạm,…
Giống như Ngành Y tế, Ngành Thú y có đặc thù cao do đó trên thế giới có Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), tương tự như Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để các nước tham gia và phối hợp liên ngành Y tế và Thú y theo cách tiếp cận Một sức khỏe vì trên 75% các bệnh mới nổi ở người là có nguồn gốc từ động vật.
Các nước trên thế giới và các nước trong khu vực Đông Nam Á đều có hệ thống thú y xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương, ở nhiều nước hệ thống thú y là ngành dọc, toàn bộ nhân sự và kinh phí hoạt động do cơ quan thú y Trung ương trực tiếp quản lý, chỉ đạo.
Kinh nghiệm gần 70 năm qua, kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh về phòng, chống dịch bệnh động vật, Ngành Thú y luôn giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe động vật và bảo vệ sức khỏe con người; trong gần 6 năm qua, Ngành Thú y đã tổ chức thực hiện rất tốt các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật, không để xảy ra các đợt dịch bệnh trầm trọng, tạo điều kiện cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu với kim ngạch lên đến hàng tỷ USD; góp phần rất quan trọng vào việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, không bị ảnh hưởng bởi các loại dịch bệnh nguy hiểm ở động vật.
Việc cắt giảm, sáp nhập có thể giảm được một số đầu mối, tiết kiện kinh phí. Tuy nhiên, tổn thất về kinh phí và tổng chi phí để triển khai các hoạt động chống dịch, hỗ trợ người chăn nuôi có động vật buộc phải tiêu hủy, giảm cơ hội xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật do dịch bệnh lớn hơn rất nhiều, chưa kể những tổn thất về kinh phí cho các hoạt động gián tiếp như ảnh hưởng chung đến hoạt động thương mại quốc tế, du lịch, ô nhiễm và xử lý môi trường,…
Vì vậy, Bộ NN&PTNT đã kiến nghị Chính phủ duy trì, tăng cường nguồn lực cho hệ thống thú y các cấp theo đúng quy định của Luật thú y; đối với các địa phương đã thực hiện việc sáp nhập cơ quan thú y các cấp với các ngành nghề khác cần khẩn trương kiện toàn lại theo đúng quy định của Luật thú y.
H.V
- bộ NN PTNT li>
- ngành thú y li> ul>
- Hiệu quả và tiềm năng ứng dụng công nghệ expander trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Silvafeed® Nutri P: Giải pháp phù hợp để ngăn ngừa và điều trị các bệnh tiêu chảy
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stres nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Nâng cao chất lượng giống bò sữa, bò thịt bằng công nghệ sinh sản tiên tiến từ Hoa Kỳ
- Giá dê tăng, người dân vẫn e dè tái đàn
- Hiệu quả nuôi vịt xiêm sử dụng thức ăn thảo dược
- Ngành chăn nuôi Việt không quá lo ngại việc Mỹ áp thuế
- Xây dựng quy trình, thủ tục rõ ràng trong tình huống dịch bệnh động vật cấp bách
- De Heus và hơn 100 nhà cung cấp chung tay “Nuôi dưỡng thế hệ tương lai”
Tin mới nhất
T7,26/04/2025
- Hanvet: Hiệu quả sử dụng SUPER ZYM bổ sung thức ăn cho lợn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm phát thải trong chăn nuôi
- Hiệu quả và tiềm năng ứng dụng công nghệ expander trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stres nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Ngành chăn nuôi đối diện với cơn bão thuế: Thời cơ xen lẫn thách thức!
- Nâng cao chất lượng giống bò sữa, bò thịt bằng công nghệ sinh sản tiên tiến từ Hoa Kỳ
- Tạo dựng môi trường pháp lý ổn định cho ngành thú cưng
- Giá dê tăng, người dân vẫn e dè tái đàn
- Hiệu quả nuôi vịt xiêm sử dụng thức ăn thảo dược
- Ngành chăn nuôi Việt không quá lo ngại việc Mỹ áp thuế
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất