Các nguồn thay thế protein đậu nành trong thức ăn chăn nuôi heo - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 71.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 70.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 71.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 68.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Nam 65.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Thanh Hóa 69.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 65.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bạc Liêu 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Sóc Trăng 64.000 đ/kg
    •  
  • Các nguồn thay thế protein đậu nành trong thức ăn chăn nuôi heo

    Chi phí thức ăn thay đổi tùy theo các thành phần được sử dụng trong khẩu phần, đại diện cho khoảng 70% chi phí sản xuất. Sự biến động liên tục của giá cả trên thị trường, do nhu cầu ngày càng tăng của các loại ngũ cốc và các loại đậu như nguyên liệu cho con người, nhiên liệu sinh học và sản phẩm ngành sinh học, cũng như sự thay đổi khí hậu, đòi hỏi tìm kiếm các nguyên liệu thay thế rẻ hơn để sản xuất thức ăn mà không ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi.

     

    Có nhiều loại đậu và cây họ đậu, cũng như các sản phẩm, mà có thể thay thế đậu nành một phần hoặc hoàn toàn. Một trong những hạn chế lớn của việc sử dụng các nguyên liệu này là sự hiện diện của các yếu tố kháng dinh dưỡng và các biến thể trong thành phần dinh dưỡng của chúng, trực tiếp ảnh hưởng đến tính khả dụng và khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng.

     

    Tuy nhiên, tại thời điểm tìm kiếm giải pháp thay thế, nó là cần thiết để xem xét, bao gồm nhưng không giới hạn: nguồn gốc, thành phần dinh dưỡng, tính tiêu hóa và khả dụng của các chất dinh dưỡng, yếu tố kháng dinh dưỡng, mức độ thực tế và giai đoạn sản xuất của thú. Quan trọng hơn, vẫn cần thiết bổ sung axit amin công nghiệp để đáp ứng nhu cầu của thú, và điều này có thể làm tăng giá thức ăn so với việc sử dụng đậu nành.

    Các nguồn thay thế protein đậu nành trong thức ăn chăn nuôi heo

    Đậu xanh 

     

    Sự gia tăng trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của con người tạo ra một số lượng nhất định sản phẩm phụ do không đáp ứng các chỉ số chất lượng, nhưng vẫn thích hợp để sử dụng trong thức ăn chăn nuôi heo. Peas có hàm lượng lysine và năng lượng cao, nhưng hàm lượng các axit amin chứa lưu huỳnh và tryptophan thấp (Stein et al., 2006) việc sử dụng nó được khuyến cáo chỉ từ hai tuần sau cai sữa, để không ảnh hưởng đến hiệu suất do sự non nớt của đường tiêu hóa lợn con ‘(Stein et al., 2004) có thể thay thế hoàn toàn đậu tương ở lợn choai-vỗ béo mà không ảnh hưởng đến năng suất, thành phần thịt xẻ (Newman et al., 2011) hoặc tính ngon miệng (Stein et al. , 2006.) Kể từ 63 ngày ngày tuổi thú bớt nhạy cảm với chất kháng dưỡng, lượng ăn cao hơn việc thay thế đậu nành có thể làm giảm chi phí sản xuất, như vậy có thể điều chỉnh lượng sử dụng trong giai đoạn này, giai đoạn mà chi phí thức ăn chiếm đến 60-70% tổng chi phí thức ăn cả chu kỳ.

     

    Bánh dầu hạt cải 

     

    Các vấn đề chính liên quan đến đưa nó vào trong thức ăn là việc giảm lượng ăn do sự hiện diện của các yếu tố kháng dinh dưỡng. Từ quan điểm sản xuất, các yếu tố kháng dinh dưỡng quan trọng nhất là glucosinolate, mà bản thân nó không độc, nhưng hoạt động của các enzyme myrosinase hiện diện trong hạt, hoặc các enzym có trong các vi sinh vật trong đường tiêu hóa, dẫn đến hình thành các sản phẩm thủy phân (isothiocyanates, oxazolidintiona và nitriles), ảnh hưởng đến lượng ăn (Fedna, 2011). Việc chọn giống cây đã làm giảm đáng kể sự hiện diện của glucosinolate; Tuy nhiên, nó được khuyến cáo hạn chế sử dụng ở heo con trong giai đoạn ban đầu do làm giảm năng suất, có lẽ liên quan đến sự hiện diện của chất xơ, tannin, sinapine và có lẽ cả glycosinolates. Ở giai đoạn sinh trưởng-vỗ béo, các nghiên cứu đã chỉ ra lượng sử dụng lên đến 25% không ảnh hưởng đến năng suất vật nuôi (Beltranena E, 2014.)

     

    Khô dầu bông

     

    Một trong những yếu tố chính hạn chế việc sử dụng nó trong công thức thức ăn là biến thể của nó trong thành phần hóa học, kết hợp với các phương pháp xử lý hạt khác nhau để khai thác dầu (Paiano et al, 2006)., Và sự hiện diện của gossypol, một sắc tố polyphenolic tự do gây độc hại cho thú dạ dày đơn, bao gồm nhưng không giới hạn: chán ăn, phù phổi, gan to, hoại tử cơ tim, các vấn đề sinh sản và hồng cầu dễ vỡ. Trong quá trình khai thác dầu, gossypol liên kết với lysine và protein, do đó làm giảm tính khả dụng của chúng (Ezekiel, 2002.)

     

    Bảng 1 cho thấy các thành phần hóa học trung bình và hệ số tiêu hóa của các axit amin từ một số nguyên liệu protein mà có thể thay thế một phần hoặc hoàn toàn khô dầu đậu tương, từ các nguồn tài liệu khác nhau.

     

    Bảng 1. Giá trị trung bình của các thành phần hóa học và hệ số tiêu hóa của các axit amin trong hạt cải dầu, bột hạt cải dầu, đậu peas và bánh khô dầu bông cho lợn, dựa trên dữ liệu từ các tác giả khác nhau.

     

    Chỉ Tiêu
    (%)

    Hạt
    Cải

    Khô
    Dầu
    Cải

    Hạt
    Đậu
    Xanh

    Bánh
    Dầu
    Bông

    Vật chất khô

    93.25

    89.47

    65.23

    89.98

    Đạm thô

    21.67

    34.15

    20.78

    39.26

    GE (kcal/kg)

    6333

    3151

    3903

    4310

    AE (kcal/kg)

    5005

    3063

    3412

    2080

    ME (kcal/kg)

    4860

    2821

    3257

    1905

    ADF

    12.86

    17.34

    6.56

    1121

    NDF

    18.69

    27.19

    10.69

    18.56

    Calcium

    0.51

    0.75

    0.25

    27.74

    Total P

    0.64

    1.12

    0.48

    0.23

    Phytic P

    0.56

    0.77

    0.17

    0.79

    P available

    0.19

    0.30

    0.35

    Amino
    acids

    %

    IAD

    SID

    %

    IAD

    SID

    %

    IAD

    SID

    %

    IAD

    SID

    Arginine

    1.20

    80

    86

    2.02

    82

    85

    1.75

    88

    91

    4.03

    86

    88

    Lysine

    1.19

    71

    76

    1.86

    69

    71

    1.49

    82

    85

    1.43

    57

    60

    Methionine

    0.43

    69

    71

    0.68

    83

    85

    0.22

    71

    78

    0.53

    69

    70

    Threonine

    0.87

    61

    68

    1.46

    66

    72

    0.83

    71

    77

    1.17

    63

    67

    Tryptophan

    0.26

    61

    66

    0.42

    75

    82

    0.18

    64

    69

    0.42

    73

    80

    Valine

    1.03

    67

    71

    1.70

    69

    73

    0.94

    71

    78

    1.66

    69

    72

     

    IAD: Tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến

     

    SID: Tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn, có được sau khi trừ lượng amino acids nội sinh.

     

    Nguồn số liệu: Rapeseed (INRA, 2002; FEDNA, 2011; NRC, 2012; Gonzales-Veiga and Stein, 2012; Woyengo et al. 2014); Rapeseed meal: (INRA, 2002; FEDNA, 2011; NRC, 2012; Liu et al. 2014); Green peas: (INRA, 2002; Stein et al 2004; NRC, 2012); Cotton cake: (INRA, 2002; FEDNA, 2011; NRC, 2012; Rostagno et al. 2011)

     

    Tóm lại, việc bổ sung các nguyên liệu thay thế vào khẩu phần sẽ phụ thuộc chủ yếu vào sự biến đổi trong thành phần dinh dưỡng so với đậu nành và giá của nó, điều này sẽ xác định tỷ lệ sử dụng và việc sử dụng thực tế.

     

    Biên dịch: Acare VN Team

    Nguồn: Acarevietnam

    1 Comment

    1. Lê Quang Đức

      đúng thông tin cần tìm ạ

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.