[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 03/10/2022 , doanh nghiệp xã hội HealthyFarm phối hợp cùng Liên minh Châu Á vì động vật (AfA) và Shrimp Welfare Project tổ chức phiên thảo luận bàn tròn với chủ đề “Cải thiện chính sách đối với phúc lợi vật nuôi nông trại tại Việt Nam” được diễn ra tại Hà Nội.
- Đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi
- Chờ chính sách hỗ trợ người chăn nuôi
- Chăn nuôi nông hộ chuyển biến tích cực nhờ chính sách hỗ trợ của Chính phủ
Toàn cảnh buổi thảo luận bàn tròn “Cải thiện chính sách đối với phúc lợi động vật nông trại Việt Nam”
Theo đó, Chính phủ Việt Nam ngày càng quan tâm tới phúc lợi động vật và cũng hiện thực hóa sự quan tâm đó bằng việc đề cập trong luật Thú y 2016 và luật Chăn nuôi 2018, và đồng thời Chính phủ ban hành về xử phạt ngược đãi bóc lột động vật có trong nghị định 14/2021/NĐ-CP. Đây được xem là sự cải thiện rất lớn về những cam kết của chính phủ trong việc cải thiện chính sách vật nuôi ở Việt Nam.
Phát biểu tại buổi thảo luận, TS Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, cho biết: “Phúc lợi động vật đã có trong thể chế Luật Chăn nuôi và Luật Thú y ban hành về vấn đề chăn nuôi giống, quy trình, giết mổ, vật nuôi làm thí nghiệm. Đây được xem là chính sách đem lại quyền lợi cho vật nuôi cũng như phù hợp với chăn nuôi đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu các sản phẩm nông sản thịt, trứng, sữa”.
TS Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia
Buổi thảo luận có sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia người nước ngoài đến từ tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi. Với phần thảo luận về vật nuôi gà và tôm, các chuyên gia trong ngành đã cùng thảo luận các khó khăn, thách thức đối với nhà sản xuất, nhà chăn nuôi để hoàn thiện hơn các chính sách phúc lợi đang là vấn đề chính trong buổi thảo luận.
Chính sách phúc lợi: Thách thức trong sản xuất
Phúc lợi động vật có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với vật nuôi mà cả đối với con người, xã hội và môi trường. Đây được xem là xu hướng của tương lai, vì vậy sự quan tâm về chính sách phúc lợi được xem là một phần quan trọng trong sự phát triển bền vững của chăn nuôi.
Tại buổi thảo luận, chị Lê Thị Thanh Hiếu, phụ trách dự án HealthyFarm đại diện cho nhóm phúc lợi về gà đưa ra những thách thức trong chính sách nhân đạo của Việt Nam như: Tình hình dịch bệnh và tình trạng sử dụng kháng sinh cũng là một vấn đề lớn trong khó khăn phúc lợi gà; vấn đề thức ăn, mật độ thả, diện tích nuôi ảnh hưởng chi phí sản xuất; nuôi gà đảm bảo phúc lợi thì đòi hỏi người dân phải có kiến thức kĩ thuật cao về đặc tính sinh lý vật nuôi, chọn giống gà phù hợp. Ngoài ra, vấn đề kiểm soát phúc lợi gà con hậu bị cũng đang là vấn đề nhức nhối trong việc cấp chứng chỉ phúc lợi. Đặc biệt, thức ăn chăn nuôi cho gà phải đảm bảo phúc lợi là không có nguồn gốc động vật: xương lợn, lông gà… Tuy nhiên thức ăn chăn nuôi đáp ứng tiêu chí này chưa có trên thị trường thế nên chủ yếu một số công ty chăn nuôi lớn đang cần đặt hàng riêng hay các nông trại quy mô nhỏ hơn sẽ cần tự phối trộn. Thức ăn sẽ đạt chuẩn phúc lợi nhưng với chi phí cao.
chị Lê Thị Thanh Hiếu, phụ trách dự án HealthyFarm
Chị Trịnh Liên Hương, điều phối dự án Shrimp Welfare Project, đại diện cho nhóm thảo luận về an sinh cho tôm đã đưa ra những thách thức trong chăn nuôi tôm hiện nay như: thách thức trong việc lựa chọn tôm giống khỏe mạnh để vừa đảm bảo tỉ lệ sống của tôm con cao nhưng vẫn không ảnh hưởng đến vấn đề bảo tồn tôm trong tự nhiên cũng như ảnh hưởng đến vấn đề an sinh cho tôm; vấn đề kiểm soát mật độ nuôi khi thực tế cho thấy các hộ chăn nuôi vẫn đang nuôi với mật độ nuôi quá dày để tối đa sản lượng, đồng thời vấn đề quản lý môi trường nuôi bao gồm chất lượng nước, tần suất vệ sinh ao nuôi, và thức ăn cho tôm cũng là một vấn đề gây ảnh hưởng đến chi phí nuôi. Ngoài ra, một thách thức nữa được đưa ra liên quan đến chăn nuôi tôm đó là lỗ hổng trong chính sách khi luật quy định hiện hành còn chung chung, chưa đề cập nhiều đến động vật thủy sinh, trong khi đó lại có quá nhiều tiêu chuẩn về đầu ra cho tôm. Điều này đã gây ra không ít khó khăn cho người nuôi tôm để đảm bảo khâu sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn đầu ra cho tôm.
Chị Trịnh Liên Hương, điều phối dự án Shrimp Welfare Project
Truyền thông: Lan toả phúc lợi động vật đến người sản xuất và tiêu dùng
Đó là là giải pháp đưa ra trong cuộc thảo luận về phúc lợi cho gà khi có sự góp ý của TS Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cùng các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, chứng nhận đạt tiêu chuẩn trứng phúc lợi không có nhiều và ví dụ như chứng nhận Certified Humane cũng chưa được công nhận rộng rãi tại Việt Nam, vì vậy cần đẩy mạnh truyền thông chứng nhận đó. Cuối cùng, với các nghiên cứu có sẵn, chưa có một kết luận rõ ràng đánh giá các chỉ số để làm rõ sự khác biệt giữa chất lượng sản phẩm đảm bảo phúc lợi so với sản phẩm thường.
“Với chiến lược phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam 2030 tầm nhìn 2045, đã đưa ra chỉ số giết mổ tâp trung đây cũng là chỉ số hết sức quan trọng để đánh giá phúc lợi động vật. Ở Việt Nam hiện nay chỉ số đánh giá giết mổ tập trung rất thấp, mục tiêu năm 2045 chỉ số đánh giá giết mổ tập trung 60%, đây được xem là chỉ số rất quan trọng để xây dựng thể chế chính sách bắt buộc cho các trang trại đảm bảo phúc lợi động vật trong đó có phần vận chuyển.” TS Hạ Thúy Hạnh, cho biết thêm.
Cũng trong buổi thảo luận với sự góp mặt của tổ chức phi chính phủ Shrimp Welfare Project đã phân tích các nội dung chính như: Phúc lợi tôm là gì? Khó khăn trong sản xuất cũng như tiêu dùng và đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện chính sách đáp ứng những tiêu chí về phúc lợi động vật.
Nhiều đại biểu đã đóng góp ý kiến làm sáng tỏ các vấn đề nêu trên bằng cách góp ý lồng ghép các tiêu chuẩn nuôi tôm như VietGAP, ASC, BAP… vào luật định, đồng thời đưa vấn đề phúc lợi vào các tiêu chuẩn này. Ngoài ra, các đại biểu còn nêu cao tầm quan trọng của việc cần tăng cường công tác truyền thông và giáo dục để nâng cao nhận thức tiêu dùng để nhu cầu sống của vật nuôi.
Như vậy, cải thiện chính sách về phúc lợi động vật nông trại sẽ không chỉ tốt cho động vật mà còn tác động tích cực đến sức khỏe cộng đồng và đa dạng sinh học góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.
Hưởng ứng Asia Farm Animal Day (Ngày Vật Nuôi Nông Trại Châu Á – 10/10), HealthyFarm phối hợp cùng Liên minh Châu Á vì động vật (AfA) và Shrimp Welfare Project cùng sự bảo trợ từ Tổ chức Bảo vệ Động vật Thế giới (World Animal Protection) tổ chức “Tuần Lễ Vật Nuôi Nông Trại Vui Vẻ 2022” tại Hà Nội diễn ra trong 3 ngày 2- 4/10/2022.
Dưới đây là một số hình ảnh của sự kiện:
Khách mời chụp ảnh lưu niệm tại buổi thảo luận bàn tròn được tổ chức bởi HealthyFarm
Ngày hội Học & Chơi tại Nông Trại Vui Vẻ thu hút đông đảo các bạn nhỏ và bậc phụ huynh đến tham gia (02/10/2022)
Nông Trại Vui Vẻ mang đến thông điêp bổ ích về phúc lợi, tình yêu thương đối với vật nuôi nông trại
Nông Trại Vui Vẻ là hoạt động ngoại khóa ý nghĩa tạo cơ hội gắn kết gia đình dịp cuối tuần
Ngọc Anh
- Không để dịch bệnh gia súc, gia cầm lan ra diện rộng
- Người chăn nuôi đón cơ hội thị trường cuối năm
- Trao tặng 1.500 con vịt biển cho quân, dân Bà Rịa- Vũng Tàu
- VM Club 15 năm thành lập: Tự hào rèn nghề cho hơn 3.000 bác sĩ thú y miền Bắc
- Tiên phong bán tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng tại Việt Nam
- Cô gái trẻ nuôi gà mát tay
- Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP
- Việt Nam lần đầu bán tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/12/2024
- Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục
Tin mới nhất
T5,12/12/2024
- Không để dịch bệnh gia súc, gia cầm lan ra diện rộng
- Người chăn nuôi đón cơ hội thị trường cuối năm
- Trao tặng 1.500 con vịt biển cho quân, dân Bà Rịa- Vũng Tàu
- VM Club 15 năm thành lập: Tự hào rèn nghề cho hơn 3.000 bác sĩ thú y miền Bắc
- Tiên phong bán tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng tại Việt Nam
- Cô gái trẻ nuôi gà mát tay
- Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP
- Việt Nam lần đầu bán tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/12/2024
- Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất