[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chăn nuôi lợn nông hộ là bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống chăn nuôi nói chung ở nước ta. Đây là mưu sinh của hàng triệu người dân nông thôn, đóng góp lớn trong thị phần của ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, đây lại là khu vực chăn nuôi đang ở thế yếu trước áp lực của dịch bệnh và hội nhập. Làm sao để chăn nuôi lợn nông hộ trụ vững là bài toán không hề dễ.
Chăn nuôi lợn hữu cơ tại một nông hộ tại Bắc Giang
Để không ai bị bỏ lại phía sau…
Theo Cục Chăn nuôi, thời điểm năm 2018, thời điểm chưa xảy ra ASF, số lượng lợn xuất chuồng của Việt Nam đạt hơn 49 triệu con, với sản lượng thịt hơi đạt gần 3,82 triệu tấn. ASF xảy ra từ năm 2019 làm cho lợn xuất chuồng của cả nước chỉ đạt trên 38 triệu con, giảm 22,3% về số lượng, với sản lượng thịt hơi gần 3,3 triệu tấn giảm 13,8% (trong đó tiêu hủy do ASF là 9%, còn 4,8% do giảm đàn).
ASF cũng đã khiến cho người chăn nuôi nông hộ kiệt quệ, số lượng hộ chăn nuôi lợn giảm nhanh. Năm 2016 số lượng hộ chăn nuôi lợn của cả nước giảm còn 3,4 triệu hộ và năm 2018 còn 2,5 triệu hộ với tổng đàn là 13,8 triệu con. Tính đến tháng 8/2019, tổng số hộ chăn nuôi lợn của cả nước chỉ còn trên 1,7 triệu hộ với tổng đàn 11,3 triệu con.
Ông Nguyễn Xuân Dương –Quyền cục trưởng Cục chăn nuôi, chăn nuôi nông hộ cùng đồng hành với chăn nuôi công nghiệp, trang trại để phát triển. Bởi chăn nuôi nông hộ đáp ứng nhu cầu an ninh thực phẩm, sinh kế cho người nông dân, giảm áp lực và mặt trái của chăn nuôi quy mô lớn. Chăn nuôi tập trung quy mô quá lớn, sẽ xảy ra vấn đề ô nhiễm môi trường và tăng gánh nặng thị trường. Nông hộ có tác dụng tích cực trong điều hòa và phát triển bền vững chăn nuôi. Rõ ràng, chăn nuôi nông hộ là cần thiết và vẫn đồng hành cùng với chăn nuôi trang trại và chăn nuôi công nghiệp một thời gian dài nữa. Nông thôn nhà nào cũng có cơ sở vật chất chăn nuôi, chúng ta không thể bỏ phí.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, giải quyết vấn đề tăng đàn lợn không khó, tuy nhiên với 2,4 triệu hộ chăn nuôi, chiếm 49% sản lượng thịt lợn, không tạo được môi trường thuận lợi, không giải quyết được công ăn việc làm còn là câu chuyện an ninh lương thực, an ninh thực phẩm…
Bên cạnh đó, nếu không phát triển chăn nuôi nông hộ thì nguồn cung thịt lợn sẽ thiếu ổn định, thiếu bền vững. Tuy nhiên chăn nuôi nông hộ vẫn đang có những điểm nghẽn cần tháo gỡ, cần phải giải quyết để không những giải quyết nhu cầu trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu.
Chăn nuôi hữu cơ ở Quế Lâm: Phù hợp với chăn nuôi nông hộ?
TS Nguyễn Kim Cúc – Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi, hiện ngành chăn nuôi lợn Việt Nam đang trên đà phục hồi, vấn đề ở chỗ, ở khu vực chăn nuôi lớn các doanh nghiệp lớn đảm bảo được an toàn sinh học, nhưng quan trọng nhất là khu vực hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tái đàn rất khó khăn do giống đắt và chưa đảm bảo an toàn dịch bệnh. Những nhân tố chính để đảm bảo cho chăn nuôi bền vững và hiệu quả đó là các khâu từ giống vật nuôi, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh, xử lý môi trường… đều phải được kiểm soát và thực hiện chặt chẽ theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học.
Theo ông Nguyễn Xuân Dương, các doanh nghiệp, tập đoàn chăn nuôi lớn họ đã tự đầu tư các trung tâm nghiên cứu lớn, máy móc, con người trình độ cao. Còn chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ là nhóm yếu thế, bởi vậy các cơ quan chuyên ngành phải tìm cho họ một giải pháp công nghệ để có thể tiếp tục đồng hành cùng ngành chăn nuôi.
Năm 2019, tập đoàn Quế Lâm là nơi ghi dấu kỳ tích những mô hình chăn nuôi của vượt qua dịch tả lợn châu Phi và đã được lãnh đạo Bộ NN&PTNT chỉ đạo nhân rộng mô hình phù hợp với chăn nuôi nông hộ ra nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Đại diện tập đoàn Quế Lâm cho biết đã phát triển chăn nuôi hữu cơ (lợn, gia cầm). Cụ thể, sử dụng ngô, đậu tương do người dân trồng làm thức ăn. Sử dụng chế phẩm vi sinh nhập khẩu từ Nhật Bản (được phép của Chính phủ Nhật sử dụng cho chăn nuôi hữu cơ tại Nhật) vào thức ăn, nước uống giúp tăng hiệu suất sử dụng thức ăn, tăng cường sức khỏe vật nuôi, tăng tính chống chịu bệnh tật và quản lý một số bệnh cho vật nuôi. Cùng với đó, tập đoàn cũng sử dụng đệm lót sinh học được sử dụng trong chăn nuôi (không dùng nước tắm, rửa chuồng) – không mùi hôi. Kết quả lợn tăng trọng trung bình 20-23kg/tháng, không sử dụng kháng sinh, không bị mắc bệnh (kể cả ASF), thịt chất lượng cao và chỉ số tiêu thụ thức ăn 2,6-2,7.
Hiện nay có hàng trăm nông hộ ở các tỉnh như Thừa Thiên Huế, Thái Nguyên, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Sơn La, TP Hồ Chí Minh… đang nuôi theo mô hình của tập đoàn có đầu vào, đầu ra ổn định, giá cao, không bị dịch bệnh. Không nước thải, không mùi hôi và không bị địa phương, xóm làng cấm đoán.
Ông Nguyễn Công Tạc – Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ cho biết: “Chúng ta không nên quan tâm quá nhiều đến những tập đoàn lớn nước ngoài vì mục tiêu của họ là lợi ích. Thực tiễn đã chứng minh, Tập đoàn Quế Lâm với những mô hình rất tốt của mình đã đóng vai trò dẫn dắt và lan tỏa đến người nông dân. Đây là một triết lý rất quan trọng. Xưa nay nông dân chúng ta chủ yếu vẫn sản xuất quy mô nhỏ, cách làm theo truyền thống, ứng dụng công nghệ rất hạn chế, vốn nhỏ… Tập đoàn Quế Lâm đã tiếp thu công nghệ và đưa công nghệ đó đến với người nông dân”.
Thứ trưởng Phạm Công Tạc đề nghị Bộ NN&PTNT xin ý kiến các chuyên gia từng lĩnh vực một để phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ nhằm đưa ra các giải pháp, nhiệm vụ xây dựng cấp thiết đề án chăn nuôi theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học.
Chăn nuôi hữu cơ: Còn bề bộn khó khăn…
Theo đại diện Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Chính phủ và các bộ/ngành đã ban hành một số chính sách nhằm quản lý và phát triển nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng theo hướng hữu cơ và an toàn sinh học. Đó là như Nghị định 109/2018/NĐ-CP của Chính phủ về Nông nghiệp hữu cơ, Quyết định số 885/2020/QĐ của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt đề án Nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030, Thông tư số 16/2019-BNN Quy định về Chi tiết các một số điều của Nghị định định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2020 của Chính phủ. Tuy nhiên nông nghiệp theo hướng hữu cơ và chăn nuôi lợn nói riêng ở nước ta còn gặp phải nhiều khó khăn.
Cụ thể các nguyên nhân như: 1, thiếu tổ chức liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm, trong đó các doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm; 2. nhiều chuỗi thịt lợn hữu cơ được xây dựng song mới chú ý vào khâu nuôi mà chưa quan tâm đến khâu bảo quản, chế biến, quản lý chuỗi và xử lý chất thải theo hệ thống tuần hoàn: 3. chưa xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, xây dựng theo mã định danh, truy xuất nguồn gốc sản phẩm thịt lợn được sản xuất theo hướng hữu cơ và an toàn sinh học nên người chăn nuôi còn gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm; 4. các cơ quan chức năng chưa làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn và giám sát người nuôi áp dụng nghiêm ngặt quy trình sản xuất, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm thịt lợn được sản xuất theo hướng hữu cơ và an toàn sinh học; (5) khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ của doanh nghiệp, HTX và hộ còn hạn chế; (6) thiếu cơ chế tạo điều kiện cho nhân rộng các mô hình thành công trong chăn nuôi theo hướng hữu cơ và an toàn sinh học, đặc biệt là mô hình 4F.
Do đó, ngoài nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong khâu chăn nuôi, ngoài việc nghiên cứu và phát triển các công nghệ bảo quản và chế biến thịt lợn theo hướng hữu cơ và an toàn sinh học, quản lý chuỗi giá trị thịt lợn hữu cơ để đảm bảo lợi ích của cả người nuôi, người tiêu dùng và đánh giá hiệu quả của các mô hình thành công trong chăn nuôi theo hướng hữu cơ và an toàn sinh học (4F) trên cơ sở đó đề xuất chính sách phát triển chuỗi giá trị thịt lợn hữu cơ và an toàn sinh học là việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm góp phần tái cơ cấu ngành chăn nuôi Việt Nam.
HÀ NGÂN
GS VŨ DUY GIẢNG (HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM): Nông hộ là những đối tượng thiệt thòi nhất
GS Vũ Duy Giảng cho rằng 50% sản phẩm chăn nuôi làm ra từ khu vực nông hộ, nhưng họ lại là những đối tượng bị thiệt thòi nhất. Chúng ta cần có những hỗ trợ quy trình chăn nuôi hiện đại, tiên tiến cho chăn nuôi nông hộ. Cùng với đó, cần phải mạnh dạn thống nhất và tăng cường hệ thống chứng nhận sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm: an toàn, GAPH, chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi hướng hữu cơ…Nếu không có được hệ thống chứng nhận đó thì việc tạo lòng tin cho người tiêu dùng rất khó. Chuyện tạo lòng tin hết sức quan trọng, nếu có lòng tin, người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để tiền lớn để mua sản phẩm, từ đó kích thích người sản xuất làm thật.
TS NGÔ THỊ KIM CÚC, VIỆN CHĂN NUÔI: Tạo ra giống phù hợp với chăn nuôi theo hướng hữu cơ là rất quan trọng
Hiện nay, trên chất lượng giống vật nuôi phù hợp với chăn nuôi hữu cơ, an toàn sinh học vẫn chưa cao, đặc biệt là năng suất chăn nuôi trong nông hộ vẫn còn thấp, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều đặc biệt là thiếu hụt con giống sạch bệnh để chăn nuôi theo hướng hữu cơ. Mặc dù tập đoàn Quế Lâm đã sản xuất ra con giống sạch bệnh cung cấp cho các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học mà Tập đoàn liên kết với các hộ nông dân nhưng các con giống này chưa thực sự đồng đều, chưa được chọn lọc phù hợp với các hệ thống chăn nuôi và nhu cầu đa dạng của thị trường. Do vậy, việc tạo ra các con giống phù hợp với chăn nuôi theo hướng hữu cơ và an toàn dịch bệnh đáp ứng các sản phẩm phân khúc thị trường rất quan trọng.
HÀ NGÂN
- chăn nuôi hữu cơ li>
- an toàn sinh học li> ul>
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất