Cùng với xu thế chiếm lĩnh trở lại thị trường nội địa với cơ cấu trên 70% là gà lông màu, hiện nay, các giống gà lông màu bản địa của Việt Nam đã và đang có cơ hội vực dậy.
Với chủ trương bảo tồn, khôi phục phát triển các giống vật nuôi bản đại, vừa qua, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã có chuyến thăm và kiểm tra tình hình nghiên cứu, chọn tạo một số giống gia cầm bản địa của Việt Nam tại Trạm Nghiên cứu Chăn nuôi gà Phổ Yên, Thái Nguyên (thuộc Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương, Viện Chăn nuôi).
Cùng với xu thế chiếm lĩnh trở lại thị trường nội địa với cơ cấu trên 70% là gà lông màu, hiện nay, các giống gà lông màu bản địa của Việt Nam đã và đang có cơ hội vực dậy, trong đó, các đơn vị của Viện Chăn nuôi hiện là cái nôi lưu giữ, bảo tồn và lai tạo rất đa dạng bộ giống gia cầm nội địa chất lượng cao.
Trong đó, nguồn giống gà lông màu thế hệ ông bà được chọn tạo tại Viện Chăn nuôi đã và đang được các DN chăn nuôi lớn, kể cả các tập đoàn chăn nuôi nước ngoài tại Việt Nam đặt hàng để nhân giống SX.
Hiện Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương (Trung tâm) đang nuôi giữ chọn lọc nhân thuần 4 giống gà nội; 7 dòng gà lông màu hướng thịt năng suất chất lượng cao; 2 dòng gà lông màu hướng trứng chất lượng cao. Ngoài ra còn có hàng chục giống vịt chuyên thịt, ngan, đà điều… Một số giống gà lông màu nội địa đã và đang mở rộng trong SX tại các đơn vị của Trung tâm như gà giống gà VL1;VL2;VL3; gà lông màu TP1; TP2; TP3; TN…
Một số giống gà mang tính đặc sản vùng miền như gà mía, gà ri, gà Đông Tảo, gà chọi… bên cạnh việc chọn lọc thuần chủng còn được lai tạo để tạo ra các giống mới có năng suất, chất lượng tốt.
Thời gian gần đây, Viện Chăn nuôi cũng đã nghiên cứu thành công và đưa ra SX trên diện rộng giống vịt biển mới, có thể chịu được độ mặn tới 2%, sống và phát triển tốt trên biển, đồng thời thích nghi được cả trên nước ngọt. Đây là giống vịt biển đang phục vụ rộng rãi cho nhiều dự án hỗ trợ SX nông nghiệp tại các đảo, huyện đảo cũng như đang phát triển rất nhanh tại các tỉnh ven biển, nhất là vùng ĐBSCL.
Vui mừng trước định hướng tái chú trọng vào các đối tượng vật nuôi đặc thù bản địa, TS Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi cho biết: Cùng với sự phát triển rất nhanh của các giống gia cầm lông màu, nhất là thị hiếu tiêu dùng thịt tươi của Việt Nam, hiện nhiều giống gia cầm bản địa của Việt Nam đang được nhiều DN chăn nuôi lớn, nhất là tập đoàn nước ngoài đặt vấn đề mua bản quyền giống.
Tuy nhiên, chủ trương của Viện là sẽ tập trung trước hết cho việc nghiên cứu, SX và cung ứng giống bố mẹ, con giống. Đối với con ông bà, giống gốc, sẽ quyết tâm lưu giữ kỹ bởi đây chính là tài sản lớn của quốc gia.
Tới thăm và làm việc tại Trạm Nghiên cứu Chăn nuôi gà Phổ Yên, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường hoan nghênh và đánh giá cao những đóng góp của Trung tâm nói riêng cũng như Viện Chăn nuôi nói chung trong việc nghiên cứu, bảo tồn, khai thác đa dạng sinh học để chọn tạo thành công và đóng góp rất lớn cho SX chăn nuôi của cả nước, nhất là về các giống gia cầm.
Theo Bộ trưởng, gia cầm nói chung và gà nói riêng không chỉ là kinh tế, mà còn là nét văn hóa trong ẩm thực của đất nước, là vật tế thiêng không thể thiếu của nhân dân. Đối với thực phẩm hàng ngày, thịt gà ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong rổ thực phẩm của người dân.
Bộ trưởng lưu ý thời gian tới, Viện Chăn nuôi và các đơn vị thành viên bên cạnh việc nâng cao hơn nữa năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế đối với các giống – dòng gà bản địa để phục vụ cho SX chăn nuôi đại trà, cần hết sức chú ý dành đề tài, kinh phí nghiên cứu để phục tráng lại toàn bộ các giống gia cầm bản địa hiện có của Việt Nam.
Bên cạnh nghiên cứu chọn tạo các giống gia cầm kinh tế, cần chú ý thêm nghiên cứu các dòng gia cầm phục vụ cho đô thị, ví dụ gà cảnh, gà chọi… Bởi giá trị kinh tế của nhiều giống gà như gà cảnh, bé chỉ 300 gram/con nhưng giá trị tới 300 triệu/con.
Lê Bền
Nguồn tin: Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li> ul>
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất