[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 13-19/11 là tuần lễ về kháng thuốc, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống kháng thuốc, tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) và tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng chung sức truyền thông, nâng cao nhận thức về kháng thuốc và sử dụng kháng sinh(KS) có trách nhiệm với kêu gọi hành động mạnh mẽ hơn từ tất cả các ngành để chấm dứt tình trạng lạm dụng và sử dụng KS không đúng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới, khoảng 400.000 người tử vong mỗi năm do nhiễm khuẩn nhưng việc chữa trị bằng KS không mang lại hiệu quả.
Kháng kháng sinh-Antimicrobial resistance (AMR) là tình trạng tự nhiên khi các vi sinh vật thích ứng với các loại thuốc điều trịvà các loại thuốc KS này không còn hiệu quả trong điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra do sử dụng thuốc KS không đúng cách.
Theo PGS.TS Võ Thị Trà An, Trưởng bộ môn Khoa học sinh học Thú y, Khoa Chăn nuôi – Thú y (ĐH Nông lâm TP Hồ Chí Minh), kháng sinh được sử dụng với mục đích kích thích sinh trưởng, phòng bệnh và trị bệnh. Hiện tại và 10, 20 năm nữa, chúng ta cũng chưa bỏ được KS và chăn nuôi không KS vẫn còn là mơ ước khá xa.
Việc sử dụng KS để phòng, điều trị bệnh và kích thích tăng trưởng ở vật nuôi không được kiểm soát chặt chẽ làm tăng khả năng AMR của vi khuẩn có khả năng lây lan sang người từ chuỗi thực phẩm.
Một trong những nhầm lẫn phổ biến nhất về sử dụng kháng sinh trong ngành chăn nuôi là sự khác biệt giữa sử dụng kháng sinh cho phòng, điều trị bệnh và sử dụng kháng sinh cho kích thích tăng trưởng đã làm cho các vi sinh vật thích nghi với KS, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trở thành AMR hậu quả là thuốc KS điều trị kém hiệu quả hoặc không hiệu quả.Do đó, tình trạng tồn dư KS và AMR đang ở mức báo động.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)nhận định, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên phụ thuộc KS và yêu cầu toàn cầu có trách nhiệm bảo vệ nguồn thuốc KS quý giá cho thế hệ sau.
Kháng sinh đồ – kim chỉ nam để lựa chọn kháng sinh phù hợp
Nếu dùng kháng KS lâu dài sẽ có những bất lợi sau đây
Một khi có KS thường xuyên trong thức ăn thì cơ thể sẽ không sản sinh ra sức đề kháng của bản thân để chống lại với vi sinh vật từ đó làm cho đàn gia súc, gia cầm có sức chống chọi lại với bệnh tật ngày càng thấp đi.
Vi khuẩn gây bệnh tiếp xúc với KS liều thấp thường xuyên sẽ thích ứng, có một số biến chủng thay đổi cấu trúc DNA chống chọi lại kháng sinh, dần dần nó biến KS thành yếu tố cần thiết để bảo vệ tránh khỏi sự tấn công của vi khuẩn khác hệ lụy là sẽ phải sử dụng KS liều cao hoặc không còn loại KS đặc hiệu để trị bệnh do các loại vi khuẩn đó gây ra
Kháng sinh tồn dư trong sản phẩm chăn nuôi gây hại cho sức khỏe con người. Trong đó có thể thấy ảnh hưởng 2 mặt chủ yếu là:
- Kháng sinh cũng tạo ra sự AMR với những vi khuẩn gây bệnh cho con người từ đó làm cho việc chữa trị bệnh ở con người rất khó khăn
- Một số KS có nguồn gốc tổng hợp còn có tác nhân gây ung bướu cho người như Carbadox, olaquindox thuộc nhóm chất hóa học Quinolon.
Kháng thuốc của vi khuẩn
Cơ chế AMR của vi khuẩn
Vi khuẩn có 3 kiểu AMR chính là:
Đề kháng nhiễm sắc thể là sự đề kháng do biến đổi cấu trúc AND của vi khuẩn. Do dùng KS lâu ngày có một số vi khuẩn thay đổi gen thích ứng với kháng sinh. Từ một vi khuẩn kháng được thuốc sẽ sinh sản ra các thế hệ kháng thuốc tiếp theo tuy nhiên cơ chế này tương đối chậm nên sẽ tạo ra thế hệ AMR ở một thời gian dài
Đề kháng yếu tố R, đây là kiểu đề kháng tạo ra nhanh nhất và thường xuyên nhất. Từ một vi khuẩn đề kháng kháng sinh có thể truyền thông tin di truyền bằng yếu tố R gọi là Plasmid cho rất nhiều vi khuẩn khác chưa có tiếp xúc với kháng sinh.
Đề kháng chéo: Do sự đề kháng chéo này mà những KS mới tìm ra cũng bị đề kháng.
Trần Thị Nhung
Chi cục Thú y và Thủy sản Bình Dương
- kháng kháng sinh li>
- chống kháng thuốc li> ul>
- Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục
- Sửa chuồng trại, dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông
- Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân nhanh đàn bò sữa Việt Nam
- Người chăn nuôi Philippines tới Việt Nam học hỏi kinh nghiệm tiêm vaccine ASF cho heo nái
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Hoà Bình: Xây dựng thương hiệu dê vùng cao Đà Bắc
- Đồng Nai: Đảm bảo nguồn cung thịt heo sạch bệnh dịp tết
- Tuyên Quang: Sản lượng sữa tươi đạt trên 36.800 tấn, cao nhất từ trước đến nay
- BAF Việt Nam bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh vào vị trí Phó Tổng giám đốc
- Lạng Sơn: Tiêm được trên 60 nghìn liều vaccine, ASF được khống chế
Tin mới nhất
T4,11/12/2024
- Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục
- Sửa chuồng trại, dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông
- Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân nhanh đàn bò sữa Việt Nam
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Người chăn nuôi Philippines tới Việt Nam học hỏi kinh nghiệm tiêm vaccine ASF cho heo nái
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Hoà Bình: Xây dựng thương hiệu dê vùng cao Đà Bắc
- Đồng Nai: Đảm bảo nguồn cung thịt heo sạch bệnh dịp tết
- Tuyên Quang: Sản lượng sữa tươi đạt trên 36.800 tấn, cao nhất từ trước đến nay
- BAF Việt Nam bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh vào vị trí Phó Tổng giám đốc
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất