Cơ hội và thách thức đối với chăn nuôi bò sữa, bò thịt ở Việt Nam - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Cơ hội và thách thức đối với chăn nuôi bò sữa, bò thịt ở Việt Nam

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 19/10/2018, trong khuôn khổ sự kiện VIETSTOCK 2018 diễn ra tại TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Cơ hội và thách thức đối với chăn nuôi bò sữa, bò thịt ở Việt nam – Các giải pháp chính để chăn nuôi hiệu quả và bền vững”.

     

    Tới tham dự hội thảo là gần 300 đại biểu đến từ các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, nhà chăn nuôi quan tâm đến ngành chăn nuôi gia súc lớn.

    Cơ hội và thách thức đối với chăn nuôi bò sữa, bò thịt ở Việt Nam

    Toàn cảnh Hội thảo

     

    Theo số liệu thống kê 01/10/2017 (TCTK), Tổng số đầu gia súc lớn của nước ta có: gần 2,5 triệu con trâu(2.491662 con), trên 5,6 triệu bò (5.654.901 con), trên 2,5 triệu dê (2.556.268 con), 168.128 con cừu, 61.694 con hươu, nai và 86.759 con ngựa.Tổng số đầu gia súc trên sản xuất, cung cấp cho thị trường 439.862 tấn thịt hơi, đáp ứng gần 50% cho tiêu dùng trong nước; đàn bò sữa trên 301 ngàn con,sản  xuất cung cấp 881.261 tấn sữa tươi, đáp ứng được 40-41% cho tiêu dùng. 

     

    Năm 2017, Việt Nam đã bỏ ra một lượng lớn ngoại tệ lớn, gần 866 triệu USD để nhập sữa và gần 465 triệu USD để nhập thịt trâu bò. Song song với nhập khẩu, người chăn nuôi trong nước cũng đã đầu tư phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu nhiều hơn ở những năm qua.

    Cơ hội và thách thức đối với chăn nuôi bò sữa, bò thịt ở Việt Nam

    PGS TS Hoàng Kim Giao, Chủ tịch Hiệp hội gia súc lớn Việt Nam

     

    Theo PGS TS Hoàng Kim Giao, Chủ tịch Hiệp hội gia súc lớn Việt Nam, ngoài những điều kiện thuận lợi như: Thị trường tiêu thụ sữa, thịt trâu bò trong nước rất tiềm năng; chính sách khuyến khích, ưu tiên phát triển loại vật này được hưởng ứng triển khai ở hầu hết các tỉnh, thành phố; nguồn lao động dồi dào, nguồn thức ăn phong phú và đa dạng, ngành chăn nuôi bò sữa, bò thịt nước ta còn gặp rất nhiều khó khăn:

     

    Việt Nam chưa có giống bò chuyên cho sữa, chuyên cho thịt. Con giống người dân nuôi hiện nay chủ yếu là giống địa phương và con lai của chúng với các giống chuyên dụng thịt hoặc sữa ở các độ máu khác nhau. Những vật nuôi này tuy chống chịu bệnh tốt nhưng năng suất thấp và tiêu tốn thức ăn cao.

     

    Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, độ ẩm cao, áp lực về phòng chống dịch bệnh từ môi trường bên ngoài đối với bò sữa, bò thịt là rất lớn.

     

    Kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa, bò thịt chuyên dụng chưa nhiều, đặc biệt là về khẩu phần ăn, chế độ dinh dưỡng đối với đàn bò sữa năng suất cao hoặc đối với việc vỗ béo bò thịt. Vì thế, bò sữa năng suất cao nhưng tuổi thọ rất thấp hoặc bò thịt vỗ béo, lượng mỡ trong phủ tạng nhiều, chất lượng thịt không cao, thịt không mềm, không thơm ngon.

     

    Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến, công nghệ cao còn hạn chế và không đồng đều, thiếu đồng bộ.

     

    Chăn nuôi quy mô nhỏ, phân tán, thiếu đồng bộ, khó cơ giới hóa. Sự liên doanh, liên kết giữa người chăn nuôi với cơ sở thu mua, chế biến sữa, cơ sở thu mua giết mổ, chế biến thịt chưa  bền chặt, đôi khi bất hòa về lợi nhuận. Việc chỉ đạo quản lý, phát triển theo chuỗi ngành hàng về sữa, hàng về thịt chưa theo hệ thống, thường bị phân khúc, thiếu đồng bộ vì thế giá các sản phẩm thường cao, không ổn định.

     

    “Muốn hiệu quả và bền vững, chăn nuôi loại gia súc này phải hướng tới sự chuyên nghiệp hay chuyên môn hóa và quản lý theo chuỗi, các mặt hàng từ trang trại đến bàn ăn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe cho người tiêu dùng”, PGS TS Hoàng Kim Giao nhấn mạnh.

    Cơ hội và thách thức đối với chăn nuôi bò sữa, bò thịt ở Việt Nam

    Th.S. Hồ Mộng Hải, Cục Chăn nuôi phía Nam

     

    Th.S. Hồ Mộng Hải, Cục Chăn nuôi phía Nam, trong bài trình bày “Chăn nuôi bò sữa, bò thịt, cơ hội và thách thức”, thì cho rằng, để phát triển chăn nuôi bò thịt, cần liên kết sản xuất theo cả chiều dọc và ngang nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh của sản phẩm; Thiết lập cơ sở dữ liệu quốc gia về ngành hàng thịt bò; Áp dụng cao nghệ cao trong chăn nuôi, giết mổ và chế biến; Đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ về giống bò thịt của thế giới vào Việt Nam Hình thành và phát triển hệ thống thức ăn tiến tiến cho bò (TMR, TMF, concentrate feeds…); Đa dạng hóa sản phẩm và thị trường; Xây dựng hàng rào kỹ thuật bảo hộ chăn nuôi trong nước.

     

    Tại hội thảo, các diễn giả đã trình bày nhiều báo cáo với các chủ đề về chăn nuôi gia súc lớn tại các doanh nghiệp, địa phương và quốc tế.

    Cơ hội và thách thức đối với chăn nuôi bò sữa, bò thịt ở Việt Nam

    “Những khó khăn, thuận lợi trong chăn nuôi bò sữa, bò thịt tỉnh Long An, những biện pháp khắc phục để phát triển” là tiêu đề bài trình bày của đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Long An.

    Cơ hội và thách thức đối với chăn nuôi bò sữa, bò thịt ở Việt Nam

    Ông Tal Cohen – Tập đoàn TH  giới thiệu “Câu chuyện TH: Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch” và “Phát triển giống bò sữa tại trang trại bò sữa TH” tới các đại biểu.

    Cơ hội và thách thức đối với chăn nuôi bò sữa, bò thịt ở Việt Nam

    “Sự phát triển của ngành sữa ở Bangladesh” do GS AKFH Bhuiyan đến từ Khoa Chăn nuôi và Di truyền, trường Đại học Nông nghiệp Bangladesh trình bày.

    Cơ hội và thách thức đối với chăn nuôi bò sữa, bò thịt ở Việt Nam

    Đại diện Công ty Friesland Campina với bài báo cáo “Chiến lược phát triển chăn nuôi bò sữa và chính sách thu mua sữa của công ty”.

    Cơ hội và thách thức đối với chăn nuôi bò sữa, bò thịt ở Việt Nam

    “Chiến lược phát triển chăn nuôi bò sữa và chính sách thu mua sữa của công ty Vinamilk” là tiêu đề bài trình bày do ông của ông Hoàng Nghĩa Tùng, công ty Vinamilk.

    Cơ hội và thách thức đối với chăn nuôi bò sữa, bò thịt ở Việt Nam

    Ông Trần Quốc Bình – TGĐ VBBC Capital Group với bài báo cáo “Phát triển chuỗi thức ăn thô xanh cho chăn nuôi gia súc lớn để hội nhập toàn cầu”.

    Cơ hội và thách thức đối với chăn nuôi bò sữa, bò thịt ở Việt Nam

    Hội thảo cũng diễn ra trong không khí sôi nổi khi rất nhiều doanh nghiệp, người chăn nuôi đặt câu hỏi cho các diễn giả và ban tổ chức.

     

    Cũng trong hội thảo, Công ty Cổ phần đầu tư VBBC Capital Group đã có lễ ký kết hợp tác với các đối tác trong sản xuất thức ăn thô xanh cho gia súc lớn. Cụ thể, VBBC ký kết hợp tác với các doanh nghiệp từ vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và các đối tác quốc tế đến từ Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Campuchia để cung cấp giống, công nghệ trồng, chế biến và thu hoạch theo mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp toàn cầu.

    Cơ hội và thách thức đối với chăn nuôi bò sữa, bò thịt ở Việt Nam

    Công ty Cổ phần đầu tư VBBC Capital Group đã có lễ ký kết hợp tác với các đối tác trong sản xuất thức ăn thô xanh cho gia súc lớ20n

     

    Việc hợp tác giữa VBBC và các đối tác có vai trò thúc đẩy hợp tác trong liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm các loại cỏ và cây trồng khác có hàm lượng dinh dưỡng và năng suất cao sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn xanh thô cho chăn nuôi gia súc lớn.

     

    TÂM AN

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.