Công nghệ biến không khí thành thịt - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Công nghệ biến không khí thành thịt

    Nhà khoa học người Mỹ Lisa Dyson đã tìm ra một giải pháp khí hậu mới: protein làm từ không khí, có thể được chế tạo trong bể chứa thay vì sử dụng đất nuôi trồng.

     

    Thịt làm từ vi sinh vật của hãng Quorn. Ảnh: CNN

     

    Theo đài truyền hình CNN, Dyson là nhà sáng lập công ty Air Protein – một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại California đang khai thác công nghệ tiên tiến để tạo ra một loại thịt gọi là thịt không khí, sử dụng vi sinh vật, nước, năng lượng tái tạo và các nguyên tố tìm thấy trong không khí.

     

    Được thành lập từ năm 2019, công nghệ của công ty Dyson được thiết kế dựa trên một nghiên cứu vào những năm 1960 của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA). Nghiên cứu đó tìm cách tạo ra thức ăn cho những phí hành gia làm sứ mệnh dài ngày trên sao Hỏa. Một trong những đề xuất là tạo thực phẩm bằng cách kết hợp các vi sinh vật với CO2 mà các phi hành gia thở ra. Tuy nhiên, NASA chưa bao giờ biến ý tưởng này thành hiện thực.

     

    “Chúng tôi đón nhận những khái niệm ban đầu mà NASA tạo ra và tự tiến hành nghiên cứu”, nhà khoa học Dyson cho biết.

     

    Quy trình làm thịt không khí của công ty Air Protein tương tự như quy trình lên men của sữa chua hay phô mai. Nhưng thay vì để vi khuẩn lên men ở đường hoặc sữa, các khí bao gồm CO2, nitơ và oxy được đưa qua các bể lên men lớn, nơi nuôi cấy tạo ra protein trong vòng vài giờ. Những protein này được cô đặc, sấy khô và làm thành bột có thể được sử dụng để làm thịt thay thế thịt thật bằng cách thêm hương liệu và chất dinh dưỡng.

     

    Lý do khiến nhà khoa học Dyson ứng dụng công nghệ này là mong muốn giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

     

    Dyson cho biết một lần bà tới New Orleans sau khi cơn bão Katrina quét qua, bà mới nhận ra thực tế khốc liệt của cuộc khủng hoảng khí hậu đang diễn ra. “Chứng kiến sự tàn phá của cơn bão và nghĩ đến việc các nhà khoa học khí hậu đã cảnh báo chúng ta rằng những hiện tượng thời tiết bất thường ngày càng diễn ra thường xuyên và mạnh hơn. Tôi muốn trở thành của giải pháp”, bà Dyson chia sẻ.

     

    Thách thức khí hậu

     

    Nữ khoa học có bằng tiến sĩ vật lý tại Viện Công nghệ Massachusetts này đã quyết định tập trung vào ngành công nghiệp thực phẩm vì ngành này tạo ra nhiều khí thải nhà kính hơn toàn bộ lĩnh vực giao thông vận tải.

     

    Theo một nghiên cứu của Đại học Illinois Urbana-Champaign, ngành công nghiệp thực phẩm toàn cầu đóng góp khoảng 17,3 tỷ tấn khí thải CO2 tương đương mỗi năm, gần gấp 19 lần lượng khí thải do ngành hàng không quốc tế tạo ra và 35% tổng lượng khí thải do con người gây ra.

     

    Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên hợp quốc, hoạt động chăn nuôi gia súc chịu trách nhiệm cho 14,5% lượng khí thải carbon toàn cầu và hoạt động sản xuất thịt đỏ chiếm 41% lượng khí thải.

     

    Với dân số toàn cầu được dự đoán đạt 9,8 tỷ người vào năm 2050, mức tiêu thụ thịt dự kiến ​tăng đáng kể, cũng như cần nhiều đất hơn để sản xuất.

     

    Công ty cho biết họ chưa công bố kết quả đánh giá hoạt động sản xuất thịt từ không khí song tuyên bố họ không đưa thêm bất kỳ khí thải nào vào bầu khí quyển.

     

    Protein lên men

     

    Tạo ra các sản phẩm thay thế thịt từ quá trình lên men không phải là mới. Quorn, có nguồn gốc từ một loại nấm, cũng sử dụng quá trình lên men và được tung ra thị trường vào những năm 1980. Các công ty khởi nghiệp khác, như Solar Foods của Phần Lan, đã và đang phát triển các cách để tạo ra một loại thịt như của Air Protein.

     

    Robert Lawson, đối tác quản lý của Food Strategy Associates – một công ty tư vấn cho ngành công nghiệp thực phẩm, cho biết protein được sản xuất bằng quá trình lên men vi sinh vật và khí là cực kỳ bổ dưỡng, giàu chất xơ và không cần chế biến thêm.

     

    Ông Lawson cho biết một trong những thách thức lớn mà các công ty như Air Protein phải đối mặt là cạnh tranh với ngành công nghiệp thịt truyền thống vốn được ưa chuộng và được hỗ trợ về giá.

     

    “Để đạt được mức giá ngang với thịt sẽ cần phải mở rộng quy mô cơ sở hạ tầng, gấp 10-20 lần so với hiện nay”, ông nói thêm các công ty sử dụng công nghệ mới này cũng phải đối mặt với thách thức trong việc giải thích cho người tiêu dùng hiểu protein lên men là gì và tại sao cần ăn chúng.

     

    Air Protein đã huy động được 32 triệu USD vào năm ngoái và sẽ công bố thời điểm bắt đầu bán sản phẩm tại Mỹ vào năm tới. Air Protein không tiết lộ giá bán lẻ, nhưng bà Dyson nói rằng chi phí sản xuất sẽ giảm khi năng lượng tái tạo ngày càng trở nên dồi dào.

     

    Sản phẩm Air Protein ra mắt vào thời điểm ngành công nghiệp thịt làm từ thực vật đang gặp khó khăn ở Mỹ. Cổ phiếu của Beyond Meat đã giảm hơn 75% trong năm nay và một báo cáo gần đây của Deloitte cho thấy doanh số bán các sản phẩm thay thế thịt đang trì trệ do người tiêu dùng đang phải vật lộn với thực trạng lạm phát cao và nghi vấn về lợi ích của các sản phẩm.

     

    Bảo Hà/Báo Tin tức

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.