Nghiên cứu của nhóm nghiên cứu Hệ thống thực phẩm bền vững trong tương lai tại Đại học Helsinki cùng với Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật VTT của Phần Lan cho thấy rằng ovalbumin do nấm tạo ra có thể có khả năng giảm thiểu một phần gánh nặng về môi trường liên quan đến bột lòng trắng trứng gà. Điều này đặc biệt đúng khi sử dụng các nguồn năng lượng các-bon thấp trong sản xuất.
Bột lòng trắng trứng gà là một thành phần thường được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm do chứa nhiều protein chất lượng cao. Lượng tiêu thụ protein trứng hàng năm vào năm 2020 là khoảng 1,6 triệu tấn và thị trường dự kiến sẽ mở rộng hơn nữa trong những năm tới.
Nhu cầu ngày càng tăng đang đặt ra câu hỏi về tính bền vững. Các bộ phận của chuỗi sản xuất bột lòng trắng trứng, chẳng hạn như nuôi gà để sản xuất trứng, tạo ra một lượng lớn khí thải nhà kính và góp phần làm khan hiếm nước, mất đa dạng sinh học và phá rừng. Ngoài ra, chăn nuôi gà thâm canh đã dẫn đến bùng phát các dịch bệnh từ động vật sang người.
Tìm kiếm các giải pháp thay thế bền vững cho protein có nguồn gốc động vật ngày càng được quan tâm trong ngành công nghiệp thực phẩm. Quá trình lên men chính xác được sử dụng để sản xuất thành phần tái tổ hợp, cung cấp một giải pháp dựa trên công nghệ sinh học để tách việc sản xuất protein động vật từ chăn nuôi động vật bằng cách sử dụng hệ thống sản xuất vi sinh vật nhằm sản xuất các protein cụ thể thay thế.
Tiến sĩ Emilia Nordlund từ Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật VTT của Phần Lan cho biết: Ví dụ, hơn một nửa hàm lượng protein trong bột lòng trắng trứng là ovalbumin. VTT đã thành công trong việc sản xuất ovalbumin với sự hỗ trợ của nấm ascomycete dạng sợi Trichoderma reesei. Gien mang bản thiết kế ovalbumin được đưa vào nấm bằng các công cụ công nghệ sinh học hiện đại. Protein này sau đó sản xuất và tiết ra cùng một loại protein mà gà sản xuất.
Các sản phẩm nuôi cấy tế bào nói chung cần nhiều điện hơn các sản phẩm nông nghiệp điển hình, và do đó loại nguồn năng lượng được sử dụng ảnh hưởng đến mức độ tác động đến môi trường. Tuy nhiên, lượng nguyên liệu đầu vào nông nghiệp cần thiết để sản xuất ovalbumin bởi vi sinh vật – chẳng hạn như glucose – thường thấp hơn đáng kể trên mỗi kg bột protein.
Nhà nghiên cứu Tiến sĩ Natasha Järviö từ Đại học Helsinki cho biết: Theo nghiên cứu của chúng tôi, điều này có nghĩa là ovalbumin do nấm tạo ra đã giảm gần 90% nhu cầu sử dụng đất và 31-55% khí nhà kính so với việc chăn nuôi gà. Trong tương lai, khi sản xuất dựa trên năng lượng các-bon thấp, quá trình lên men chính xác có khả năng giảm đến 72% tác động”.
Đối với tác động của việc sử dụng nước đối với môi trường, các kết quả ít thuyết phục hơn, cho thấy mức độ phụ thuộc cao vào vị trí giả định của địa điểm sản xuất ovalbumin. Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy tiềm năng của công nghệ lên men chính xác trong việc tăng tính bền vững của quá trình sản xuất protein, có thể tăng hơn nữa bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng các-bon thấp.
Lê Hồng Vân (Theo sciencedaily)
Nguồn: www.mard.gov.vn
- lòng trắng trứng li> ul>
- Đi tìm bản đồ miễn dịch cho ngành chăn nuôi
- Phụ gia thức ăn chăn nuôi thúc đẩy sản xuất gia cầm bền vững như thế nào
- Vaccine dịch tả lợn châu Phi: Làm gì để nông dân tin tưởng, sử dụng?
- Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa
- 6 phụ gia quan trọng trong dinh dưỡng gia cầm vì sự phát triển bền vững
- Tối ưu hóa hiệu suất sinh trưởng: Vai trò quan trọng của arginine và leucine
- Nguyên nhân khiến gà bị khô chân và cách phòng bệnh
- Chống nóng cho vật nuôi từ bên trong: vai trò của dinh dưỡng
- Xuất khẩu tổ yến: Mở đường cho doanh nghiệp bay xa
- Dự báo thị trường thức ăn thú cưng tại Trung Quốc năm 2025
Tin mới nhất
T4,25/06/2025
- USMEF: Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ 4 tháng đầu năm 2025 giảm
- Mavin Feed đồng hành cung nhà chăn nuôi chung tay phòng chống ASF
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/06/2025
- Luật Chăn nuôi mới: Cơ hội và thách thức cho ngành thịt Việt Nam
- EU thúc đẩy kiểm soát kháng thuốc kháng sinh thông qua biện pháp SPS
- Tập đoàn TH đón nhận giải thưởng “Vinh quang Việt Nam” năm 2025
- Giàu lên nhờ nuôi heo kết hợp trồng cây ăn trái
- Căng thẳng thương mại nắn lại dòng chảy ngô và đậu tương Mỹ
- Bỏ chức giám đốc nhà máy, về quê làm trang trại nuôi gà
- Thực hư hình ảnh hàng trăm xác lợn chết trên kênh Phước Hòa-Dầu Tiếng
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Livestock Vietnam 2025 – Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Chăn nuôi, Thức ăn, Sức khỏe vật nuôi, Sản xuất sữa và Chế biến thịt
- Bộ NN&MT mở đợt ‘truy quét’ việc lạm dụng chất kích tăng trưởng, tăng trọng
- Cargill rút khỏi ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, đóng cửa nhà máy tại Đồng Tháp và Long An
- Chăn nuôi dê bền vững theo chuỗi giá trị: Chủ nhà hàng là mắt xích quan trọng
- Da khỏe, lông đẹp: Chiến lược dinh dưỡng hiệu quả cho heo con sau cai sữa
- Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan
- Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà
- Bệnh Lymphoid Leukosis có triệu chứng như thế nào trên gà thịt lông màu?
- Xuất nhập khẩu thịt bò của Vương quốc Anh 2 tháng đầu năm 2025 giảm
Bình luận mới nhất