Sáng ngày 6/7, tại Hà Nội, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2023-2028 nhằm tổng kết những thành tựu trong phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) và đề ra phương hướng hoạt động cho 5 năm tiếp theo.
Ông Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam thăm quan gian hàng giới thiệu sản phẩm hữu cơ bên lề Đại hội.
Đến dự Đại hội III, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 gồm có: Ông Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương ương Hội Nông dân Việt Nam; ông Nguyễn Quốc Cường, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; cùng đại diện Bộ Nội vụ; Tổ chức Naturland; Tổ chức ADDA… cùng các ban ngành, công ty, doanh nghiệp, đối tác và gần 200 đại biểu trên toàn quốc đến tham dự.
Ông Lương Quốc Đoàn (phải), Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và TSKH. Hà Phúc Mịch (trái), Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam thăm gian hàng giới thiệu sản phẩm của HTX Chế biến Chè Phìn Hồ (Lai Châu).
Từ phải qua trái, TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch VOAA; ông Lương Quốc Đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; ông Nguyễn Mạnh Cường, tân Phó Chủ tịch VOAA nhiệm kỳ 2023-2028 tham quan các gian hàng tại Đại hội
Ông Lương Quốc Đoàn (phải), Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam và ông Nguyễn Quốc Cường (trái), nguyên Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam tham dự Đại hội.
Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội.
Trước khi Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Chuyên viên cao cấp Bộ Nội vụ đã lên công bố văn bản của Bộ Nội vụ về việc đồng ý cho phép Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2023-2028 vào ngày 6/7/2023.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Chuyên viên cao cấp Bộ Nội vụ lên công bố quyết định của Bộ Nội vụ.
Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam được thành lập tháng 10 năm 2011. Qua hơn 10 năm hoạt động, VOAA đã có gần 2.000 hội viên (trong đó có cộng đồng gồm 1.598 nông dân canh tác hữu cơ) và 10 đơn vị trực thuộc với các hoạt động, lĩnh vực khác nhau để cùng hỗ trợ tích cực, thiết thực cho ngành nông nghiệp hữu cơ.
TS. Lê Quốc Điền, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp, Trưởng ban Điều phối PGS Đồng Tháp trình bày tham luận tại Đại hội.
Trong nhiệm kỳ II (2018-2022), VOAA tích cực vận động chính sách để thúc đẩy hoàn thiện môi trường chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam. Trong đó, Hiệp hội đã chủ động tham mưu, tham gia biên soạn, phối hợp với các Bộ, Ban, Ngành xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041:2017/2018 về Nông nghiệp hữu cơ; Nghị định 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về Nông nghiệp hữu cơ; Quyết định 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án Phát triển Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam giai đoạn 2020–2030 (Đề án 885)…
Trong 5 năm qua, Hiệp hội đã tổ chức và đồng tổ chức khoảng 100 hội nghị, hội thảo chuyên đề về NNHC cả về kỹ thuật sản xuất hữu cơ, chính sách về NNHC và thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ. Hiệp hội và các đơn vị trực thuộc đã ký khoảng trên 40 chương trình hợp tác với nhiều đơn vị như UBND 05 tỉnh Tây Nguyên, UBND tỉnh Tuyên Quang, TW Hội nông dân Việt Nam, Hội Nông nghiệp tuần hoàn, Trường Đại học Hùng Vương, Viện Môi trường Nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) đào tạo cơ bản về NNHC cho khoảng hơn 5.000 nông dân là những nông dân sản xuất nhỏ và hơn 30 HTX, trang trại tư nhân.
Ông Mùa A Trừ, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lai Châu, Chủ tịch Chi hội Nông nghiệp Hữu cơ tỉnh Lai Châu đóng góp tham luận với Đại hội.
Về xúc tiến thương mại, hàng năm, Hiệp hội đều tổ chức gian hàng quốc gia cho các sản phẩm NNHC Việt Nam tại hội chợ hữu cơ lớn nhất thế giới Biofach Đức. Sau 06 năm tham gia, các doanh nghiệp đã ký được các hợp đồng với tổng giá trị 17,9 triệu đô la Mỹ (trung bình 3 triệu đô la Mỹ/lần tham gia). Để giới thiệu các sản phẩm NNHC chất lượng và kết nối người sản xuất đến thị trường trong nước, Hiệp hội đã tổ chức 14 sự kiện xúc tiến thương mại bên cạnh phiên chợ hữu cơ hàng tháng FarmFood Day đã được duy trì từ năm 2021 đến nay.
Về truyền thông, Hiệp hội đã chủ động xây dựng và đẩy mạnh truyền thông của Hiệp hội, tiếp cận nhiều đối tượng khác nhau theo các phương thức đa dạng như tạp chí in, tạp chí điện tử, bản tin hàng tháng.
Các đại biểu thông qua danh sách bầu Ban chấp hành bằng hình thức biểu quyết bằng tay.
Chia sẻ tại Đại hội, GS.TS. Phạm Thị Mỹ Dung, Viện trưởng Viện Khoa học Phát triển nông thôn (nguyên giảng viên Đại học Nông nghiệp Việt Nam), Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam nhiệm kỳ II cho biết, bà là một trong những thành viên tham gia đến vận động nông dân tham gia làm nông nghiệp hữu cơ từ những ngày đầu còn gặp nhiều khó khăn. Đến hết nhiệm kỳ II, thành công nhất của Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam là đã tạo ra được nguồn lực con người và có bước phát triển mạnh mẽ.
“Tôi thấy, ở thời gian ban đầu đi vận động đều là những người lớn tuổi. Đến nhiệm kỳ II, Hiệp hội đã quy tụ được nhà khoa học và có người già, người trẻ tham gia. Đến nhiệm kỳ III, Hiệp hội đã quy tụ được nhiều tầng lớp tham gia và được trẻ hóa là điều rất vui mừng. Điều đó cho thấy, Hiệp hội có sự phát triển mạnh hơn rất nhiều. Đặc biệt, ở nhiệm kỳ II, Hiệp hội đã tích cực vận động chính sách và có đóng góp quan trọng cho sự hình thành, phát triển của ngành nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam. Nhiệm kỳ III, tôi không tham gia vào Ban chấp hành Hiệp hội nữa, nhưng cá nhân tôi vẫn theo Hiệp hội đến khi không được nữa mới thôi. Chúc đại hội thành công tốt đẹp”, GS.TS. Phạm Thị Mỹ Dung chi sẻ.
TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội NNHC phát biểu tại Đại hội
Đại hội đã bầu 37 người vào Ban chấp hành Hiệp hội nhiệm kỳ III (2023-2028), 7 người vào Ban Thường vụ. Ban Chấp hành đã bầu Chủ tịch và 3 Phó Chủ tịch. TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam nhiệm kỳ II tiếp tục được Đại hội tín nhiệm bầu làm Chủ tịch nhiệm kỳ III. 03 Phó Chủ tịch nhiệm kỳ mới gồm: GS.TS. Đào Thanh Vân; ông Nguyễn Mạnh Cường và bà Đặng Thị Bích Hường.
Ban chấp hành nhiệm kỳ III Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam ra mắt Đại hội.
Ông Nguyễn Quốc Cường, nguyên Ủy viên Trung ương, nguyên Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (người đứng thứ 7 hàng đầu từ phải qua) tặng hoa chúc mừng Ban chấp hành Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam nhiệm kỳ III.
Ban Thường vụ VOAA nhiệm kỳ 2023-2028, từ trái qua phải bà Nguyễn Thanh Hương – GS.TS Đào Thanh Vân – ông Nguyễn Mạnh Cường – TSKH. Hà Phúc Mịch – bà Từ Thị Tuyết Nhung – bà Đặng Thị Bích Hường – ông Phạm Minh Đức
Lãnh đạo Hiệp hội nhiệm kỳ III gồm: TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch (thứ 2 từ phải qua) và các Phó Chủ tịch GS.TS. Đào Thanh Vân (ngoài cùng bên trái), ông Nguyễn Mạnh Cường (thứ 2 từ trái qua) và bà Đặng Thị Bích Hường.
Ban kiểm tra nhiệm kỳ III: Trưởng ban Phạm Minh Đức (người đứng giữa), Phó Trưởng ban Trần Thị Thanh Bình (thứ 2 từ phải qua).
Đại hội bầu Ban kiểm tra gồm 5 thành viên. Ông Phạm Minh Đức được bầu làm Trưởng ban, TS. Trần Thị Thanh Bình được bầu làm Phó ban Kiểm tra.
Đại hội đã bầu 7 Ủy viên Ban chấp hành vào Ban Thường vụ, gồm các ông bà: TSKH. Hà Phúc Mịch; GS.TS. Đào Thanh Vân; ông Nguyễn Mạnh Cường; bà Đặng Thị Bích Hường; ông Phạm Minh Đức; bà Từ Thị Tuyết Nhung (Trưởng ban điều phối PGS); bà Nguyễn Thanh Hương.
Đại hội nhiệm kỳ III Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (2023-2028) là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển mình của Hiệp hội với mục tiêu trở thành tổ chức quốc gia đại diện cho lợi ích và hỗ trợ các bên liên quan trong lĩnh vực NNHC ở Việt Nam.
Phát biểu tại Đại hội, TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội NNHC Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi định hướng phát triển Hiệp hội thành một tổ chức cung cấp dịch vụ và mang lại giá trị thiết thực, bền vững cho hội viên, cho ngành nông nghiệp hữu cơ nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung. Các lĩnh vực trọng tâm mà Hiệp hội sẽ tập trung trong thời gian tới bao gồm vận động chính sách, tăng cường kết nối và nâng cao năng lực cho các tác nhân trong chuỗi giá trị NNHC, đảm bảo tính liêm chính trong lĩnh vực NNHC cũng như đẩy mạnh truyền thông, hợp tác quốc tế và xúc tiến thương mại nhằm xây dựng thương hiệu cho NNHC Việt Nam”.
Lãnh đạo Hiệp hội tri ân, tặng quà các Ủy viên Ban chấp hành khóa II thôi không tham gia Ban chấp hành nhiệm kỳ III.
Được biết, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm NNHC Việt Nam đạt 335 triệu đô la Mỹ/năm. Trong khi đó, giá trị thị trường nông sản hữu cơ thế giới năm 2021 là 188 tỉ đô la Mỹ, dự kiến đến 2030 sẽ tăng lên đến 327,8 tỉ đô la Mỹ. Tính cả thị trường trong nước, tiềm năng cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là rất lớn. |
Nhóm PV
Nguồn: nongnghiephuucovn.vn
Trong khi trên thế giới đã có hơn 190 quốc gia có sản xuất NNHC với 76 quốc gia có quy định, luật nông nghiệp hữu cơ, tổng diện tích hữu cơ trên thế giới đạt 74,9 triệu ha (Báo cáo Fibl 2023), giá trị thị trường sản phẩm hữu cơ khoảng 120,6 tỉ EUR. Phát triển NNHC đã và đang trở thành xu hướng tất yếu của nhiều nước với quy mô diện tích canh tác và sản lượng sản phẩm ngày càng tăng. Trong khi Việt Nam có khoảng 118.645 ha diện tích được chứng nhận hữu cơ bao gồm chứng nhận hữu cơ Việt Nam, PGS và quốc tế.
Nhận thấy việc thiếu một mắt xích quan trọng đó là khung pháp lý cho phát triển nông nghiệp hữu cơ là không thể thúc đẩy phát triển hữu cơ bền vững. Hiệp hội đã xác định nối tiếp nhiệm vụ của nhiệm kỳ I, trong nhiệm kỳ II nhiệm vụ trong tâm của Hiệp hội là vận động, tham mưu, trực tiếp tham gia xây dựng chính sách cho phát triển hữu cơ cho Chính Phủ, cụ thể gồm Bộ NN&PTNT, Bộ KH&CN, và các Bộ ngành liên quan.
- Ngân hàng đồng loạt tuyên bố giảm lãi vay với khách hàng bị ảnh hưởng bão, lũ
- Khẩu phần mất cân bằng điện giải dẫn đến tiêu chảy sau cai sữa
- Giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển bền vững
- Hàng nghìn con gia súc, gia cầm bị chết sau bão
- GREENFEED nhập 400 heo cụ kỵ, ông bà từ Mỹ để nâng cao chất lượng con giống
- Lâm Đồng: Cấp giấy phép môi trường cho trang trại chăn nuôi 2.400 nái
- Chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi xanh
- Vietstock Awards 2024 mở đăng ký đề cử
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Chăn nuôi vịt biển thương phẩm: Đa dạng đối tượng nuôi, thích ứng với biến đổi khí hậu
Tin mới nhất
T7,14/09/2024
- Ngân hàng đồng loạt tuyên bố giảm lãi vay với khách hàng bị ảnh hưởng bão, lũ
- Khẩu phần mất cân bằng điện giải dẫn đến tiêu chảy sau cai sữa
- Giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển bền vững
- Hàng nghìn con gia súc, gia cầm bị chết sau bão
- GREENFEED nhập 400 heo cụ kỵ, ông bà từ Mỹ để nâng cao chất lượng con giống
- Lâm Đồng: Cấp giấy phép môi trường cho trang trại chăn nuôi 2.400 nái
- Chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi xanh
- Vietstock Awards 2024 mở đăng ký đề cử
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Chăn nuôi vịt biển thương phẩm: Đa dạng đối tượng nuôi, thích ứng với biến đổi khí hậu
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất