Đánh giá sự tiêu hoá dưỡng chất biểu kiến của khẩu phần sử dụng đậu nành hạt và đậu nành trích ly ở gà Sao - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Đánh giá sự tiêu hoá dưỡng chất biểu kiến của khẩu phần sử dụng đậu nành hạt và đậu nành trích ly ở gà Sao

    Một thí nghiệm tiêu hóa được tiến hành nhằm đánh giá khả năng tiêu hóa dưỡng chất biểu kiến của gà Sao giai đoạn tăng trưởng lúc 8 và 10 tuần tuổi được nuôi bằng khẩu phần có chứa tấm gạo là thức ăn cơ sở và đậu nành hạt hoặc đậu nành ly trích là thức ăn bổ sung protein. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức 2 nhân tố, nhân tố thứ nhất là 2 loại thức ăn cung cấp protein (đậu nành hạt và đậu nành ly trích), nhân tố thứ hai là 4 mức độ CP trong khẩu phần (16, 18, 20 và 22% CP) và 3 lần lặp lại. Kết quả cho thấy tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất của khẩu phần chứa đậu nành hạt và khẩu phần chứa đậu nành ly trích là tương đương nhau (P>0,05). Khẩu phần có mức độ 20% CP ở giai đoạn 8 tuần tuổi và 18% CP ở giai đoạn 10 tuần tuổi cho tỷ lệ tiêu hóa DM, OM, EE, CF, NDF, ADF và N tích lũy cao hơn (P<0,05). 

     

    ĐĂT VẤN ĐỀ

     

    Gà Sao (Numida meleagris) với chất lượng thịt và trứng rất thơm ngon (Việt Chương và Phúc Nguyên, 2011) đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng của người dân. Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là nơi có nguồn thức ăn đa dạng và phong phú cho chăn nuôi gia cầm, thời tiết quanh năm luôn ấm áp, rất thích hợp cho việc nuôi gà Sao. 

     

    Trong số các loại thực liệu thức ăn dùng để nuôi gia cầm nói chung và gà Sao nói riêng thì đậu nành hạt và đậu nành ly trích là 2 trong những thực liệu cung cấp protein cho khẩu phần ăn có nguồn gốc thực vật rất phổ biến ở ĐBSCL, tuy nhiên, giá thành của chúng lại khá cao, do vậy việc sử dụng các thực liệu này phải được cân nhắc để vừa làm giảm chi phí thức ăn, vừa đáp ứng nhu cầu dưỡng chất đặc biệt là nhu cầu protein cho gà Sao. Một vấn đề mà nhà chăn nuôi gia cầm hết sức quan tâm là giá thành của đậu nành ly trích rẻ hơn so với đậu nành hạt do đậu nành ly trích là phụ phẩm của quá trình chiết xuất dầu ăn từ đậu nành hạt. Trong khi đó, các nghiên cứu xác định tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất của khẩu phần có chứa đậu nành hạt và đậu nành ly trích trên gà Sao chưa được nghiên cứu độc lập để so sánh hiệu quả sử dụng giữa 2 loại thực liệu nêu trên. Nghiên cứu này nhằm tìm ra loại thực liệu cung cấp protein hiệu quả trong khẩu phần ăn, đồng thời xác định mức độ protein thô trong khẩu phần cho tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất tối ưu, đây sẽ là vấn đề hết sức cần thiết trong chăn nuôi gà Sao lấy thịt ở Đồng bằng Sông Cửu Long.  

     

    VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

     

    Thời gian và địa điểm thí nghiệm

     

    Thí nghiệm được tiến hành tại trại chăn nuôi thực nghiệm thuộc khu vực Bình An, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2014. Mẫu thí nghiệm được phân tích thành phần hóa học tại phòng thí nghiệm Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

     

    Động vật thí nghiệm

     

    Gà Sao giống thuần, dòng trung, nguồn gốc con giống được nhập từ Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương thuộc Viện Chăn nuôi Quốc Gia. Gà Sao lúc 7 tuần tuổi được tiêm phòng bệnh Newscatle, H5N1 trước khi đưa gà vào bố trí thí nghiệm. 

     

    Bảng 1: Thành phần hóa học của các loại  thực liệu thức ăn trong thí nghiệm (% DM)

    *Năng lượng trao đổi tính theo Janssen (1989) trích dẫn từ NRC (1994)

     

    Chuồng trại và thức ăn thí nghiệm

     

    Gà được nuôi trong chuồng lồng làm bằng khung sắt, đáy chuồng và vách được bao bọc bằng lưới kẽm kích thước 60 cm x 70 cm x 50 cm, cách nền đất 1,5 m. Diện tích mỗi ô chuồng (một đơn vị thí nghiệm) là 0,42 m2 để nuôi 4 con gà. Xung quanh của mỗi ô chuồng được bao bọc bằng tấm nhựa cao 20cm để chất thải không bị lẫn sang ô bên kế cạnh. Dưới đáy của mỗi ô chuồng đều có lắp đặt khay nhựa để hứng chất thải. Máng ăn và máng uống được bố trí phía ngoài để kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ, lượng thức ăn thừa.

     

    Thực liệu thức ăn sử dụng trong thí nghiệm gồm có tấm gạo, đậu nành hạt, đậu nành ly trích. Tất cả thực liệu này được nghiền, trộn theo tỷ lệ xác định trước và sau đó được ép viên để sử dụng trong suốt thí nghiệm. Thành phần dưỡng chất của các loại thực liệu được trình bày qua Bảng 1.

     

    Phương pháp thí nghiệm

     

    Thí nghiệm được thực hiện trên gà Sao ở 2 giai đoạn là 8 và 10 tuần tuổi

     

    Giai đoạn 8 tuần tuổi

     

    Thí nghiệm gồm có 96 con gà Sao dòng trung ở 7 tuần tuổi được bố trí theo thể thức thừa số 2 nhân tố: nhân tố thứ nhất là 2 loại thức ăn cung cấp protein (đậu nành hạt và đậu nành ly trích); nhân tố thứ hai là 4 mức độ protein trong khẩu phần ăn (16%; 18%; 20% và 22% CP). Mỗi nghiệm thức được lặp lại ba lần. Mỗi đơn vị thí nghiệm có 4 con gà Sao có khối lượng tương đương nhau (948-953g/con).

     

    Bố trí thí nghiệm 

     

    Bảng 2: Công thức khẩu phần ăn của khẩu phần thí nghiệm (tính theo % nguyên trạng)

    ĐN16; ĐN18; ĐN20; ĐN22; ĐNLT16; ĐNLT18; ĐNLT20; ĐNLT22 nghiệm thức sử dụng đậu nành hạt hay đậu nành ly trích trong khẩu phần ăn với mức protein thô tương ứng là 16; 18; 20 và 22%.

     

    Bảng 3: Thành phần hóa học của các nghiệm thức trong thí nghiệm ở giai đoạn 8 tuần tuổi (% DM)

    * Tính bằng đồng Việt Nam/kg hỗn hợp thức ăn nguyên trạng;

     

    Thí nghiệm được tiến hành trong 2 tuần, tuần đầu tiên (tuần tuổi thứ 7) gà được cho ăn để làm quen với khẩu phần thí nghiệm và xác định mức ăn của gà cho từng đơn vị thí nghiệm. Tuần thứ 2 (tuần tuổi thứ 8) là thời gian thu mẫu, gà được cho ăn 90% lượng thức ăn đã được xác định nhằm hạn chế thức ăn thừa. Trong thời gian này, lượng thức ăn cho ăn, lượng thức ăn thừa, lượng phân thải ra được ghi nhận chính xác làm cơ sở để xác định tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất ở gà Sao. 

     

    Công thức khẩu phần, thành phần hóa học của các khẩu phần thí nghiệm giai đoạn 8 tuần tuổi được trình bày qua Bảng 2 và Bảng 3.

     

    Chế độ nuôi dưỡng và quản lý

     

    Gà được cho ăn 03 lần/ngày (vào các thời điểm: 7 giờ, 14 giờ và 18 giờ). Hàng ngày, cân lượng thức ăn cho ăn, thức ăn thừa từ đó tính ra lượng thức ăn tiêu thụ. Lấy mẫu thức ăn cho ăn và thức ăn thừa để phân tích thành phần hóa học. Chất thải được thu và cân 02 lần/ngày theo từng đơn vị thí nghiệm, sau đó được trữ ở nhiệt độ âm 20oC. Sau khi kết thúc thí nghiệm, chất thải được rã đông và trộn đều theo từng đơn vị thí nghiệm, sau đó chọn mẫu và được sấy trong 24 giờ ở nhiệt độ 55oC (Karn, 1991) để phân tích DM, OM, EE, CF, NDF, ADF, Ash.

     

    Giai đoạn 10 tuần tuổi

     

    Thí nghiệm gồm có 96 con gà Sao ở 9 tuần tuổi có khối lượng từ 1.211-1.228g/con được sử dụng từ đàn gà ở thí nghiệm giai đoạn 8 tuần tuổi nhưng được sắp xếp lại. Bố trí thí nghiệm, công thức khẩu phần, thành phần hóa học của các nghiệm thức trong thí nghiệm ở giai đoạn 10  tuần tuổi được trình bày tương tự như ở giai đoạn 8 tuần tuổi. 

     

    Các chỉ tiêu theo dõi và thu thập số liệu

     

    Thành phần hóa học của mẫu thức ăn cho ăn, thức ăn thừa và chất thải: DM, OM, CP, EE, Ash theo AOAC (1990); NDF và ADF theo Van Soest & cs (1991), ME (Janssen, 1989).

     

    Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ: DM, OM, CP, EE, CF, NDF ADF và Ash.

     

    TLTH dưỡng chất biểu kiến (%) = [(lượng dưỡng chất ăn vào – lượng dưỡng chất trong chất thải)/lượng dưỡng chất ăn vào] x 100 (Mc Donald & cs, 2011)

     

    Sự tích lũy Nitơ:  Nitơ tích lũy (g/kgW0,75) = lượng Nitơ tiêu thụ từ thức ăn – Nitơ trong chất thải

     

    Xử lý thống kê

     

    Số liệu được xử lý sơ bộ bằng phần mềm Microsoft Excel 2013 và phân tích phương sai (ANOVA) theo phần mềm Minitab 16 (2010). So sánh sự khác biệt giữa các trung bình nghiệm thức bằng phép thử Tukey trên phần mềm Minitab 16 (2010) ở mức độ ý nghĩa 5%.

     

    KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

     

    Giai đoạn 8 tuần tuổi

     

    Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của gà Sao giai đoạn 8 tuần tuổi ở các nghiệm thức

     

    Kết quả về lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ ở gà Sao giai đoạn 8 tuần tuổi (Bảng 4) cho thấy lượng DM tiêu thụ giữa khẩu phần chứa đậu nành hạt và khẩu phần chứa đậu nành ly trích gần tương đương nhau (P>0,05). 

     

    Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến dưỡng chất ở gà Sao giai đoạn 8 tuần tuổi

     

    Bảng 4: Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của gà Sao ở giai đoạn 8 tuần tuổi (g/con/ngày)

    CP16, CP18, CP20, CP22: hàm lượng protein thô có trong khẩu phần tương ứng là 16, 18, 20 và 22%; Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05

     

    Lượng DM tiêu thụ tăng dần theo lượng CP có trong khẩu phần ăn, thấp nhất ở nghiệm thức CP16, cao nhất ở nghiệm thức CP22 (P<0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về lượng DM tiêu thụ tương đương kết quả nghiên cứu của Tôn Thất Thịnh (2010) là 45,6 – 51,8 g/con/ngày. Lượng CP tiêu thụ giữa khẩu phần chứa đậu nành và đậu nành ly trích khá giống nhau (P>0,05); trong khi đó lượng CP tiêu thụ tăng dần từ nghiệm thức CP16, đạt cao nhất ở CP22 (P<0,05). Lượng NDF tiêu thụ của khẩu phần chứa đậu nành hạt cao hơn khẩu phần có chứa đậu nành ly trích (P<0,05), điều này được giải thích là do hàm lượng NDF của nhóm khẩu phần đậu nành hạt cao hơn so với đậu nành ly trích. ME tiêu thụ giữa khẩu phần có chứa đậu nành hạt cao hơn so với khẩu phần có chứa đậu nành ly trích (P<0,05) do ME trong đậu nành hạt cao hơn so với đậu nành ly trích. 

     

    Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất ở gà Sao trong giai đoạn 8 tuần tuổi được trình bày qua Bảng 5

     

    Bảng 5: Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến dưỡng chất (%) của gà Sao ở giai đoạn 8 tuần tuổi.

    Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05.

     

    Kết quả Bảng 6 cho thấy tỷ lệ tiêu hóa DM và các dưỡng chất ở khẩu phần đậu nành hạt tương đương với khẩu phần đậu nành ly trích (P>0,05). Trong khi đó, tỷ lệ tiêu hóa DM, EE, NDF và ADF tăng dần từ nghiệm thức CP16 và đạt cao nhất ở nghiệm thức CP20 (P<0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ tiêu hóa DM, CF tương đương với kết quả nghiên cứu của Đặng Hùng Cường (2010) lần lượt tương ứng là 79,9 -82,7% và 25,1-34,8%  khi nghiên cứu trên gà Sao ở 8 tuần tuổi bằng khẩu phần có hàm lượng protein thô từ 16-22%. 

    Lượng nitơ tiêu thụ và nitơ tích lũy của gà Sao trong thí nghiệm ở giai đoạn 8 tuần tuổi

     

    Bảng 6: Lượng nitơ tiêu thụ và nitơ tích lũy của gà Sao ở giai đoạn 8 tuần tuổi

    NTT: nitơ tiêu thụ; NTL: nitơ tích lũy; W0,75: khối lượng trao đổi. Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05.

     

    Bảng 6 cho thấy, lượng nitơ tiêu thụ, lượng nitơ tích luỹ, tỷ lệ nitơ tích luỹ/nitơ tiêu thụ, lượng nitơ tích luỹ/đơn vị khối lượng trao đổi giữa khẩu phần có chứa đậu nành hạt và đậu nành ly trích không có sự chệnh lệch đáng kể (P>0,05). Trong khi các chỉ tiêu này lại tăng dần khi tăng mức CP trong khẩu phần (P<0,05), tuy nhiên giữa nghiệm thức CP20 và CP22 khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đặng Hùng Cường (2010) khi gà Sao 8 tuần tuổi ăn khẩu phần có mức độ CP từ 14-22% cho lượng nitơ tích luỹ/kg W0,75biến động từ 0,57-1,07 g N/kg W0,75.

     

    Giai đoạn 10 tuần tuổi 

     

    Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của gà Sao giai đoạn 10 tuần tuổi ở các nghiệm thức

     

    Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ ở gà Sao giai đoạn 10 tuần tuổi được trình bày trong Bảng 7.

     

    Bảng 7: Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của gà Sao trong giai đoạn 10 tuần tuổi (g/con/ngày)

    Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05.

     

    Kết quả Bảng 7 cho thấy DM, OM, CP tiêu thụ ở khẩu phần chứa đậu nành hạt với khẩu phần chứa đậu nành ly trích là giống nhau (P>0,05), trong khi lượng EE, CF, NDF, ADF và ME tiêu thụ cao hơn ở khẩu phần đậu nành hạt (P<0,05). Khi tăng mức CP trong khẩu phần, lượng CP, EE, CF, NDF, và ADF tiêu thụ tăng dần từ nghiệm thức CP16 đến nghiệm thức CP22 (P<0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Linh (2012) về DM, CP lần lượt là 45,5-59,8 g/con/ngày và 9,60-12,3 g/con/ngày. 

     

    Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến dưỡng chất ở gà Sao giai đoạn 10 tuần tuổi

     

    Tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất ở gà Sao trong giai đoạn 10 tuần tuổi được trình bày qua Bảng 8. Tỷ lệ tiêu hóa của tất cả DM và các dưỡng chất giữa khẩu phần đậu nành hạt tương đương với khẩu phần đậu nành ly trích (P>0,05). Trong khi đó, tỷ lệ tiêu hóa DM, OM, EE, CF, NDF và ADF tăng từ nghiệm thức CP16 đến nghiệm thức CP20 (P<0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến của DM, EE và ADF gần bằng kết quả nghiên cứu của Tôn Thất Thịnh (2010) lần lượt là DM: 75,2-80,2%;  EE: 83,9-87,3%; ADF: 42,0-46,5%.

     

    Bảng 8: Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến các dưỡng chất (%) ở gà Sao giai đoạn 10 tuần tuổi

    Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05

     

    Lượng nitơ tiêu thụ và nitơ tích lũy của gà Sao trong thí nghiệm ở giai đoạn 10 tuần tuổi

     

    Lượng nitơ tiêu thụ và và nitơ tích lũy ở gà Sao ở giai đoạn 10 tuần tuổi được trình bày qua Bảng 9. 

     

    Bảng 9: Lượng nitơ tiêu thụ và nitơ tích lũy của gà Sao trong thí nghiệm ở giai đoạn 10 tuần tuổi

    NTN: nitơ tiêu thụ; Np: nitơ bài thải qua phân; NTL: nitơ tích lũy; W0,75: khối lượng trao đổi; Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05

     

    Bảng 10: So sánh tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất biểu kiến  và N tích lũy của gà Sao ở 2 giai đoạn tuổi

    NTN: nitơ tiêu thụ; Np: nitơ bài thải qua phân; NTL: nitơ tích lũy; W0,75: khối lượng trao đổi; Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05

     

    Kết quả từ Bảng 9 cho thấy lượng nitơ tích lũy, tỷ lệ nitơ tích luỹ/nitơ tiêu thụ của khẩu phần chứa đậu nành hạt và khẩu phần chứa đậu nành ly trích khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Trong khi đó, lượng nitơ tích luỹ tăng dần khi tăng mức CP trong khẩu phần, thấp nhất ở nghiệm thức CP16 và cao nhất ở nghiệm thức CP22 (P<0,05). Tỷ lệ nitơ tích luỹ/nitơ tiêu thụ thấp nhất ở nghiệm thức CP16 và cao nhất ở nghiệm thức CP18 có ý nghĩa thống kê (P<0,05). 

     

    So sánh các chỉ tiêu ở giai đoạn 8 và 10 tuần tuổi

     

    Bảng 10 cho thấy tỷ lệ tiêu hóa CF, NDF, ADF giai đoạn 8 tuần tuổi thấp hơn giai đoạn 10

     

    tuần tuổi có ý nghĩa thống kê (P<0,05), điều này được giải thích là do tuổi càng lớn, bộ máy tiêu hóa của gà càng hoàn thiện nên khả năng tiêu hóa chất xơ cũng tăng lên. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Almirall & cs (1995) và Nguyễn Thị Thùy Linh (2012) là tỷ lệ tiêu hóa chất xơ thấp ở gia cầm còn non. Lượng nitơ tích lũy giai đoạn 8 tuần tuổi thấp hơn giai đoạn 10 tuần tuổi (P<0,05) do lượng thức ăn tiêu thụ, nitơ tiêu thụ tăng theo tuổi.

     

    KẾT LUẬN

     

    Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến DM và các dưỡng chất của khẩu phần chứa đậu nành hạt và đậu nành ly trích không có sự chênh lệch đáng kể. Khẩu phần có 18% và 20% CP tương ứng với gà Sao ở 8 và 10 tuần tuổi cho tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến DM và hầu hết các dưỡng chất và lượng nitơ tích luỹ cao hơn. Tỷ lệ tiêu hóa CF, NDF và ADF ở giai đoạn 8 tuần tuổi thấp hơn so với giai đoạn 10 tuần tuổi.

     

    Đề nghị sử dụng đậu nành ly trích làm thức ăn cung cấp đạm trong khẩu phần nuôi gà Sao lấy thịt tại Đồng bằng Sông Cửu Long do đậu nành ly trích có giá thành rẻ hơn so với đậu nành hạt.

     

    Nguyễn Đông Hải,1,*, Nguyễn Thị Kim Đông2

    1*Bộ môn Kỹ thuật NN, Khoa Kỹ thuật – Công nghệ, Trường CĐCĐ Kiên Giang

    2Bộ môn Chăn nuôi, Khoa NN và SHUD, Trường Đại học Cần Thơ

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.