Một nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học nông nghiệp và Thực phẩm của trường Đại học Florida (UF/IFAS) và các đồng nghiệp của ông cho rằng một biện pháp xử lý sinh học mới có thể giúp bò sữa phòng ngừa bệnh về tử cung, và có thể cải thiện được vấn đề an toàn thực phẩm cho người dân.
Ảnh minh họa
Kwang Cheol “KC” Jeong – Giảng viên tại Phòng Khoa khoa học vật UF/IFAS và Klibs Galvao – phó giáo sư tại Khoa Thú y của trường Đại học Florida, và nhóm nghiên cứu của họ lần đầu tiên đã tiến hành các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Lần này, họ tiến hành thử nghiệm ngoài thực tế.
Jeong – cộng tác với Viện nghiên cứu Mầm bệnh của trường Đại học Florida, đã nghiên cứu bệnh về tử cung ở bò sữa vì chúng có thể khiến bò bị vô sinh, cho sữa ít hơn và vì những chứng bệnh đó thường liên quan đến vi khuẩn.
Jeong và Galvao đã tiến hành nghiên cứu tại Alliance Dairy – trại sản xuất thương mại ở tỉnh Gilchrist, cách Gainesville khoảng 30 dặm về phía tây, nơi họ truyền vi hạt chitosan – một vật liệu kháng khuẩn làm từ vỏ tôm hòa tan – vào con bò bị bệnh tử cung. Họ nhận thấy rằng chitosan đã làm giảm vi khuẩn gây bệnh, trong đó có vi khuẩn
Fusoscobacteria necrophorum, trong tử cung và chữa bệnh viêm tử cung.
Nghiên cứu mới nhất của Jeong làm rõ thêm một số kết luận ông đã đạt được trong một nghiên cứu được đăng tải vào năm 2014.
“Chúng tôi đã làm các thí nghiệm kế tiếp trên động vật để chữa bệnh này”, Jeong nói. “Đó là một bước tiến quan trọng bởi vì hầu hết các dữ liệu phòng thí nghiệm đều không lặp lại trong các tình huống thực tế. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng vi hạt chitosan có thể chuyển sang điều trị lâm sàng cho động vật và cho con người”.
Khi mua chitosan trong các cửa hàng, nó có thể được sử dụng để điều trị nhiều bệnh, từ béo phì đến thiếu máu. Chitosan chỉ hoạt động ở các mức pH axit, Jeong nói. Đối với gia súc, nhóm nghiên cứu của Jeong đã phát triển các vi hạt chitosan hoạt động ở mức pH axit và pH trung tính, vì tử cung gia súc có độ pH trung tính.
Những phát hiện mới nhất của nghiên cứu lại cho thấy vi hạt chitosan đã tiêu diệt vi khuẩn trong tử cung. Một ngày nào đó, vi hạt chitosan có thể được sử dụng để giúp chữa trị cho người bị bệnh do tiêu thụ thực phẩm nhiễm khuẩn E. coli, nhưng cần phải nghiên cứu thêm.
Khi vi khuẩn có tính kháng, dù ở các trang trại, các bệnh viện hoặc trong môi trường, chúng có thể lây nhiễm sang người thông qua nguồn nước, thực phẩm hoặc tiếp xúc với phân bị nhiễm bệnh, Jeong nói.
Một số loại thuốc kháng sinh dùng để điều trị cho con người và động vật tiêu diệt cả vi khuẩn tốt và xấu. Các nhà khoa học có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của trường Đại học Florida để bắt đầu phát triển các loại thuốc tốt hơn hướng mục tiêu vào những tác nhân gây bệnh xấu, giữ lại vi khuẩn có lợi, Jeong nói.
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Vật liệu sinh học.
N.T.H (theo Sciencedaily)
Nguồn: Bộ NN&PTNT
- chăn nuôi bò li>
- Bệnh viêm tử cung li> ul>
- Tối ưu hóa hiệu suất sinh trưởng: Vai trò quan trọng của arginine và leucine
- Nguyên nhân khiến gà bị khô chân và cách phòng bệnh
- Chống nóng cho vật nuôi từ bên trong: vai trò của dinh dưỡng
- Xuất khẩu tổ yến: Mở đường cho doanh nghiệp bay xa
- Dự báo thị trường thức ăn thú cưng tại Trung Quốc năm 2025
- Xuất khẩu cám gạo chính ngạch sang Trung Quốc: Cơ hội song hành cùng thách thức
- Gỡ khó cho ngành gia cầm, đặt mục tiêu phát triển đến 2045
- Tryptophan – Vai trò và chức năng trên gà đẻ
- Sử dụng Protease được khuyến cáo có bổ sung hay không bổ sung Phytase
- Lựa chọn đúng giải pháp cho mycotoxin – Cuộc chiến giữa enzyme và chất hấp phụ độc tố nấm mốc
Tin mới nhất
T2,16/06/2025
- Cẩm Xuyên loay hoay dập dịch tả lợn châu Phi
- Nghệ An tiếp nhận 100 con bò giống từ Hà Nội
- Nguy cơ ô nhiễm môi trường nông thôn từ chăn nuôi nhỏ lẻ ở ngoại thành Hà Nội
- Ngành chăn nuôi ở Quảng Nam phát triển theo hướng an toàn thực phẩm
- Giống vịt CT1234 lớn nhanh, ít bệnh tật
- Công nghệ tiên tiến thu hồi phân bón Struvite chất lượng cao từ nước thải chăn nuôi lợn
- Nhập khẩu lúa mì 5 tháng đầu năm 2025 sụt giảm
- Kế hoạch của ngành chăn nuôi lợn Achentina năm 2025 và lộ trình đến năm 2032
- NARA muốn đẩy mạnh xuất khẩu đạm động vật vào Việt Nam
- [Tuyển dụng] Key Account Manager – South Vietnam
- Livestock Vietnam 2025 – Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Chăn nuôi, Thức ăn, Sức khỏe vật nuôi, Sản xuất sữa và Chế biến thịt
- Bộ NN&MT mở đợt ‘truy quét’ việc lạm dụng chất kích tăng trưởng, tăng trọng
- Cargill rút khỏi ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, đóng cửa nhà máy tại Đồng Tháp và Long An
- Chăn nuôi dê bền vững theo chuỗi giá trị: Chủ nhà hàng là mắt xích quan trọng
- Da khỏe, lông đẹp: Chiến lược dinh dưỡng hiệu quả cho heo con sau cai sữa
- Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan
- Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà
- Bệnh Lymphoid Leukosis có triệu chứng như thế nào trên gà thịt lông màu?
- Xuất nhập khẩu thịt bò của Vương quốc Anh 2 tháng đầu năm 2025 giảm
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi toàn cầu: Tăng trưởng trong bối cảnh bất ổn
Bình luận mới nhất