Dự án Chiến lược phòng ngừa tác nhân lây truyền dịch bệnh từ động vật sang người (STOP Spillover) đã được Bộ Y tế và nhà tài trợ là Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phê duyệt, triển khai tại Đồng Nai từ năm 2021-2025. Sau hơn 2 năm triển khai, dự án đã đạt được nhiều kết quả khả quan.
Thành viên của dự án STOP Spillover hướng dẫn người dân cách ủ phân sinh học
Tập trung vào 4 loài động vật
Theo đó, dự án tập trung vào 4 loài động vật hoang dã (ĐVHD) đang được nuôi, nhốt tại các trang trại hộ gia đình tại một số huyện của Đồng Nai là cầy, dúi, nhím, nai.
Nhận xét về tính bền vững và khả năng nhân rộng mô hình, Phó Giám Đốc Sở NN-PTNT Trần Lâm Sinh cho hay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có nhiều dự án về ĐVHD nhưng chỉ dự án STOP Spillover có cách tiếp cận Một sức khỏe và triển khai can thiệp an toàn sinh học (ATSH) tại cấp trại nuôi quy mô hộ gia đình nhằm ngăn chặn tận gốc nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Các biện pháp ATSH thử nghiệm do chính người nuôi ưu tiên lựa chọn thực hiện, và chính họ đã thay đổi nhận thức về việc sử dụng bảo hộ lao động là để giảm nguy cơ lây truyền mầm bệnh.
“Mô hình xử lý chất thải vật nuôi được người nuôi hào hứng tham gia cho thấy mang lại nhiều lợi ích. Quy chế phối hợp liên ngành do dự án hỗ trợ xây dựng đã gắn kết ngành Kiểm lâm, Thú y, Y tế và chính quyền các cấp trong chủ động phòng ngừa, phát hiện và phối hợp ứng phó khi có dịch và ổ dịch từ các trại nuôi ĐVHD”- ông Sinh nói.
Sau 3 tháng triển khai thực hiện, dự án đã tập huấn cho 25 cán bộ nòng cốt từ Kiểm lâm, Thú y, Y tế của tỉnh và và 3 huyện trọng điểm (Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán), 50 cán bộ thú y, y tế, kiểm lâm cấp địa bàn và 16 hộ nuôi về ATSH và các bệnh phổ biến trên bốn loài có nguy cơ cao lan truyền dịch bệnh corona virus sang người.
Ngoài ra, dự án đã tiếp cận 20/57 trại nuôi cầy hương, 17/50 hộ nuôi dúi, 6/30 hộ nuôi nhím, 20/154 hộ nuôi nai, thu hút được 15/57 trại nuôi cầy hương, 16/50 hộ nuôi dúi, 5/30 hộ nuôi nhím và 20/154 hộ nuôi nai đăng ký tham gia hoạt động thí điểm của dự án.
Các hộ tham gia dự án đều là các hộ nuôi ĐVHD số lượng lớn, lần lượt chiếm 42% tổng đàn cầy hương, 58% tổng đàn dúi, 55% tổng đàn nhím và 25% tổng đàn nai trên 3 huyện. Dự án còn phối hợp với ngành chăn nuôi thú y tỉnh và huyện tài liệu hóa được các bệnh thường gặp trên cầy, dúi, nhím, nai và cách xử lý ban đầu từ chính kinh nghiệm của người chăn nuôi.
Phòng ngừa lây nhiễm bệnh từ động vật sang người
Nói về tính hiệu quả trong tiếp cận và thực hiện dự án của các hộ nuôi ĐVHD, BS Phan Văn Phúc, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, CDC Đồng Nai nhận xét: “Ngành Y tế có nhiều năm làm việc trực tiếp với cộng đồng và thấy rằng chỉ khi bà con nhận thức được nguy cơ mầm bệnh có thể lây từ động vật sang người thì mới có động lực để thực hành ATSH. Trong một thời gian ngắn, dự án đã thu hút được các trang trại nuôi quy mô lớn tham gia là một hướng đi đúng trong can thiệp rủi ro. Cách tiếp cận Một sức khỏe có thể huy động sự tham gia của lực lượng Y tế, Thú y, Kiểm lâm, chính quyền và người nuôi là phù hợp với bối cảnh nuôi ĐVHD quy mô hộ gia đình như ở Đồng Nai”.
Nhiều hộ chăn nuôi ĐVHD khẳng định, thực hành làm đệm lót phân cho cầy, hay ủ phân dúi bằng men Balasa N01 rất đơn giản, dễ làm, có thể tận dụng các vật liệu có sẵn tại trại nuôi để làm hố ủ.
“Từ khi tôi làm đệm lót cho cầy bằng kỹ thuật dự án hướng dẫn, tôi không phải dọn rửa chuồng hàng ngày, nên tôi đã nhân rộng ra toàn bộ các chuồng. Giờ mùi hôi từ phân và nước tiểu hết rồi, cầy nhà tôi có những con mấy năm rồi không lên giống, giờ lên giống hết cả rồi. Tôi mừng lắm, muốn chia sẻ cho bạn nuôi áp dụng” – Ông Võ Văn Ngầu Em, chủ hộ nuôi cầy ở ấp Phú Hợp B, xã Phú Bình, H.Tân Phú bộc bạch.
Dự án STOP Spillover do Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ tài trợ, được thiết kế nhằm chuẩn bị cho các quốc gia chủ động phát hiện, mô tả, khoanh vùng, xử lý, ứng phó với dịch và đại dịch lây truyền từ động vật sang người gây ra bởi các chủng virus Corona.
Dự án được thực hiện tại 6 nước ở châu Phi và châu Á, trong đó có Việt Nam. Đồng Nai là tỉnh được lựa chọn để thí điểm thực hiện từ tháng 10-2021, với sự điều phối của Trường Đại học Y tế công cộng, mạng lưới Một sức khỏe các trường Đại học ở Việt Nam, Trường ĐH Tufts Hoa Kỳ. Dự án sẽ kết thúc vào năm 2025 với 5 nhóm can thiệp tại cấp trang trại.
Bảo Ngọc
Nguồn tin: Cổng TTĐT tỉnh Đồng Nai
- động vật hoang dã li> ul>
- Kiểm soát các bệnh nguy hiểm trên heo trong bối cảnh dịch tả heo Châu Phi phức tạp
- Thông báo mời thầu tư vấn phát triển Hội/Hiệp hội
- Thoát dịch tả heo Châu Phi nhờ an toàn sinh học
- Thêm trợ lực cho người chăn nuôi heo
- Việt Nam nhập siêu khoảng 970 triệu USD các loại thịt và sản phẩm thịt trong 8 tháng đầu năm 2024
- Giá heo hơi xuất chuồng tại các thị trường lớn trên thế giới ngày 05/09/2024
- Chế biến sâu để nâng giá trị gà đồi Yên Thế
- Nhập khẩu thức ăn gia súc 7 tháng năm 2024 trị giá trên 2,91 tỷ USD, tăng 2,2%
- Các nhà nghiên cứu cảnh báo: Một đại dịch mới có thể xuất hiện trên động vật
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/09/2024
Tin mới nhất
T2,09/09/2024
- Kiểm soát các bệnh nguy hiểm trên heo trong bối cảnh dịch tả heo Châu Phi phức tạp
- Thông báo mời thầu tư vấn phát triển Hội/Hiệp hội
- Thoát dịch tả heo Châu Phi nhờ an toàn sinh học
- Thêm trợ lực cho người chăn nuôi heo
- Việt Nam nhập siêu khoảng 970 triệu USD các loại thịt và sản phẩm thịt trong 8 tháng đầu năm 2024
- Giá heo hơi xuất chuồng tại các thị trường lớn trên thế giới ngày 05/09/2024
- Bộ Công Thương thực hiện cấp phép xuất, nhập khẩu và quản lý các sản phẩm chứa tiền chất Formic Acid
- Chế biến sâu để nâng giá trị gà đồi Yên Thế
- Nhập khẩu thức ăn gia súc 7 tháng năm 2024 trị giá trên 2,91 tỷ USD, tăng 2,2%
- Các nhà nghiên cứu cảnh báo: Một đại dịch mới có thể xuất hiện trên động vật
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất