[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trước thực tế, nguồn cung ứng bò thịt trên địa bàn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi còn thấp, do phần lớn đàn bò trong huyện được nuôi với hình thức quản canh, việc chăn nuôi chỉ được dựa trên kinh nghiệm. Vì vậy, việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển đàn bò lai hướng thịt ở huyện là rất cần thiết.
Từ năm 2017 đến nay, được sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi, huyện Sơn Tịnh triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển đàn bò lai hướng thịt trên nền bò cái lai Zebu tại 3 xã Tịnh Giang, Tịnh Đông, Tịnh Hiệp. Kết quả thực hiện dự án đã khẳng định đây là hướng đi đúng, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò, tăng thu nhập cho nông hộ, góp phần giảm nghèo bền vững.
Mô hình nuôi bò thịt của gia đình ông Huỳnh Tấn Lâm
Hiệu quả kinh tế rõ nét
Tham gia ngay từ khi có dự án hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển đàn bò lai hướng thịt trên nền bò cái lai Zebu, ông Huỳnh Tấn Lâm, thôn Đồng Nhơn Bắc, xã Tịnh Đông đã chọn nuôi và phối giống bò chuyên thịt dòng Droughtmaster. Ông Huỳnh Tấn Lâm cho biết, cuối năm 2018, bò cái sinh ra 1 bê con có trọng lượng trên 24 kg, qua 16 tháng nuôi, đến nay, bò đạt trọng lượng 320 kg, với giá bán hiện nay được trên 40 triệu đồng. Hiệu quả kinh tế tăng gấp 2 lần so với cách nuôi bò truyền thống trước đây.
“Trước kia mình nuôi bò thường theo ông bà mình, chỉ nuôi thả vườn, cho ăn tự do, cám, kỹ thuật mình không biết. Từ khi được dự án về hỗ trợ từ kỹ thuật, cho ăn cám, cỏ cây, cỏ hạt, rồi dùng máy cắt cỏ. Nhờ kỹ thuật mà mình nuôi bò rất hiệu quả, hồi kia mình nuôi từ 25 đến 26 tháng thì mới bán được khoảng 30 triệu, còn bây giờ mình nuôi chỉ từ 20 đến 21 tháng thì bán được trên 40 triệu đồng”. Ông Lâm cho biết thêm.
Trước đây, ông Nguyễn Ngọc Tấn, thôn Đông Hòa, xã Tịnh Giang, thường xuyên nuôi từ 5 đến 6 con bò, nhưng chỉ nuôi theo tập quán cũ là thả rông, thức ăn sẵn có ở vườn nhà nhưng chưa cân đối nên không đảm bảo giá trị dinh dưỡng, thu nhập từ chăn nuôi bò không cao. Từ khi tham gia thực hiện Dự án phát triển bò lai hướng thịt trên nền bò cái lai Zebu sinh sản, ông được hướng dẫn kỹ thuật về phối giống, trồng cỏ, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho bò bê thì hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi bò được tăng lên đáng kể. Với 2 con bò cái lai, ông thực hiện phối giống bò chuyên thịt đã sinh ra 2 bê con, trọng lượng mỗi bê con đạt trên 24 kg, chỉ trong vòng 5 đến 6 tháng nuôi, giá trị mỗi bê con thu được trên 20 triệu đồng.
Ông Nguyễn Ngọc Tấn chia sẻ: “Từ khi thực hiện dự án, tôi chăn nuôi bò có thể đạt gấp 2 lần trước đây. Giờ nuôi theo hướng bò lai thịt, con nghé khoảng 4,5 tháng thì bán được khoảng 20 triệu đồng bằng trước đây, con nghé nuôi từ 1 năm đến 1 năm rưỡi mới được chừng đó”.
Thay đổi tập quán chăn nuôi từ quản canh sang hàng hóa áp dụng khoa học công nghệ
Dự án hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển đàn bò lai hướng thịt trên nền bò cái lai Zebu tại các xã miền núi huyện Sơn Tịnh được triển khai thực hiện trong vòng 36 tháng, từ tháng 5 năm 2017 đến nay, với tổng kinh phí trên 40 tỷ đồng. Trong đó, Sở Khoa học và Công nghệ trên 2 tỷ đồng, nguồn từ nhân dân đóng góp trên 38 tỷ đồng. Dự án đã sử dụng các giống bò thịt để cải tạo đàn bò như: Charolaise, Limousine, Drought Master, 3B.
Đến nay, dự án đã cấp trên 2.500 liều tinh để dẫn tinh viên thực hiện phối giống. Hiện đã phối trên 2.000 con bò cái có chữa, có 990 bê con ra đời, trọng lượng sơ sinh bình quân 28 kg/con. Tổ chức cấp phát 15.000 kg giống cỏ gồm 40 kg giống cỏ Mulato và 14.960 kg giống cỏ VA06 để các hộ trồng xây dựng vườn cỏ và đã hướng dẫn các hộ ủ chua thức ăn cho bò của Dự án đã có hơn 70 hộ ở 3 xã ủ chua thức ăn được với số lượng trên 2.000 kg.
Các hộ tham gia Dự án được hỗ trợ di rời và sữa chữa 250 chuồng nuôi. Trung bình mỗi chuồng di dời được hỗ trợ hơn 3 triệu đồng; chuồng sửa chữa được hỗ trợ gần 1,2 triệu đồng. Dự án đã tạo điều kiện nâng đàn bò lai ở huyện Sơn Tịnh đến nay lên 80%, giá trị tăng hơn 20% so với giống bò lai trước đây ở huyện. Đặc biệt, người chăn nuôi đã thay đổi tập quán chăn nuôi từ quản canh sang hàng hóa áp dụng khoa học công nghệ.
Ông Phạm Hồng Sơn- Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Sơn Tịnh cho biết, dự án đã mang lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi bò lai ở huyện Sơn Tịnh. Ngoài biết áp dụng các khoa học công nghệ trong chăn nuôi, người nông dân biết áp dụng qui trình ủ chua thức ăn, đây là bước đầu để nông dân huyện Sơn Tịnh chủ động nguồn thức ăn trong chăn nuôi bò lai, tiến tới xây dựng thương hiệu bò lai an toàn sinh học trong thời gian đến.
Việc áp dụng sinh học trong sản xuất thức ăn mang lại hiệu quả rất cao, trước đây chi phí thức ăn bỏ ra khoảng 26.000 đồng/kg tăng trọng, nhưng khi sử dụng thức ăn ủ chua thì giảm được 15 000 đồng, giúp người chăn nuôi nâng cao hiệu quả kinh tế.
“Sau khi kết thúc dự án này, chúng tôi sẽ tiếp tục cải tạo đàn bò trong thời gian đến, nhất là thực hiện lên ứng dụng sinh học trong chế biến thức ăn trong chăn nuôi để cung cấp thức ăn cho đàn vật nuôi trên địa bàn”, ông Sơn nhấn mạnh.
THU PHƯỢNG
Dự án đã tạo điều kiện nâng đàn bò lai ở huyện Sơn Tịnh đến nay lên 80%, giá trị tăng hơn 20% so với giống bò lai trước đây ở huyện. Đặc biệt, người chăn nuôi đã thay đổi tập quán chăn nuôi từ quản canh sang hàng hóa áp dụng khoa học công nghệ.
- bò thịt li>
- bò lai hướng thịt li> ul>
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất