[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngân hàng đầu tư JP Morgan dự báo sản lượng đậu tương, ngô và lúa mỳ của Achentina trong niên vụ 2022/23 sẽ đạt giá trị khoảng 49,6 tỷ USD, do giá ngũ cốc trên thị trường quốc tế tăng cao sẽ giúp bù đắp một phần thiệt hại do nạn hạn hán gây ra tại quốc gia Nam Mỹ này trong thời gian gần đây.
- Mỹ và EU cam kết gỡ bỏ rào cản với xuất khẩu ngũ cốc, phân bón của Nga
- Ấn Độ dự trữ đủ ngũ cốc và có thể bán lúa mì trên thị trường mở
- Tình hình nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ ngày 15-23/11/2022
Trong một báo cáo, JP Morgan nhấn mạnh ước tính của ngân hàng này dựa trên “giả định rằng giá cả ngũ cốc trên thị trường quốc tế vẫn ở mức cao và sản lượng đậu tương của Achentina sẽ không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết bất lợi”.
Ngoài ra, tổ chức tài chính này cho biết tình trạng hạn hán gây ra bởi hiện tượng khí hậu La Niña dự kiến sẽ “hạ nhiệt” trong những tháng tới. Điều này sẽ có lợi cho việc thu hoạch đậu tương và ngô – hai loại cây trồng chủ lực của Achentina.
Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Achentina trong năm 2021 đạt hơn 32,8 tỷ USD, tăng 61,8% so với cùng kỳ năm 2020và là mức cao nhất kể từ năm 2000. Các sản phẩm xuất khẩu chính của quốc gia Nam Mỹ này trong năm ngoái vẫn là bột đậu tương, dầu đậu tương và ngô.
Theo một báo cáo gần đây từ Sàn giao dịch Rosario – sàn giao dịch ngũ cốc quan trọng nhất của Achentina, quốc gia Nam Mỹ này sẽ duy trì kim ngạch xuất khẩu nông sản kỷ lục trong năm nay, ở mức 38,4 tỷ USD.
Achentina hiện dẫn đầu thế giới về xuất khẩu dầu đậu tương và khô đậu tương, đồng thời là nước xuất khẩu ngô đứng thứ hai thế giới. Quốc gia Nam Mỹ này là một trong những nhà cung cấp lúa mỳ quan trọng nhất trên toàn cầu. Dự báo kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm liên quan đến ba loại ngũ cốc này của Achentina sẽ đạt giá trị gần 41 tỷ USD vào năm tới.
t/h
- USMEF: Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ 4 tháng đầu năm 2025 giảm
- Mavin Feed đồng hành cung nhà chăn nuôi chung tay phòng chống ASF
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/06/2025
- Luật Chăn nuôi mới: Cơ hội và thách thức cho ngành thịt Việt Nam
- EU thúc đẩy kiểm soát kháng thuốc kháng sinh thông qua biện pháp SPS
- Giàu lên nhờ nuôi heo kết hợp trồng cây ăn trái
- Căng thẳng thương mại nắn lại dòng chảy ngô và đậu tương Mỹ
- Bỏ chức giám đốc nhà máy, về quê làm trang trại nuôi gà
- Thực hư hình ảnh hàng trăm xác lợn chết trên kênh Phước Hòa-Dầu Tiếng
- Đi tìm bản đồ miễn dịch cho ngành chăn nuôi
Tin mới nhất
T4,25/06/2025
- USMEF: Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ 4 tháng đầu năm 2025 giảm
- Mavin Feed đồng hành cung nhà chăn nuôi chung tay phòng chống ASF
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/06/2025
- Luật Chăn nuôi mới: Cơ hội và thách thức cho ngành thịt Việt Nam
- EU thúc đẩy kiểm soát kháng thuốc kháng sinh thông qua biện pháp SPS
- Tập đoàn TH đón nhận giải thưởng “Vinh quang Việt Nam” năm 2025
- Giàu lên nhờ nuôi heo kết hợp trồng cây ăn trái
- Căng thẳng thương mại nắn lại dòng chảy ngô và đậu tương Mỹ
- Bỏ chức giám đốc nhà máy, về quê làm trang trại nuôi gà
- Thực hư hình ảnh hàng trăm xác lợn chết trên kênh Phước Hòa-Dầu Tiếng
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Livestock Vietnam 2025 – Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Chăn nuôi, Thức ăn, Sức khỏe vật nuôi, Sản xuất sữa và Chế biến thịt
- Bộ NN&MT mở đợt ‘truy quét’ việc lạm dụng chất kích tăng trưởng, tăng trọng
- Cargill rút khỏi ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, đóng cửa nhà máy tại Đồng Tháp và Long An
- Chăn nuôi dê bền vững theo chuỗi giá trị: Chủ nhà hàng là mắt xích quan trọng
- Da khỏe, lông đẹp: Chiến lược dinh dưỡng hiệu quả cho heo con sau cai sữa
- Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan
- Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà
- Bệnh Lymphoid Leukosis có triệu chứng như thế nào trên gà thịt lông màu?
- Xuất nhập khẩu thịt bò của Vương quốc Anh 2 tháng đầu năm 2025 giảm
Bình luận mới nhất