Huyện Kỳ Sơn là một trong những địa phương có tổng đàn gia súc lớn nhất Nghệ An. Hiện nay toàn huyện rẻo cao này có trên 62.000 con trâu bò. Đồng bào nơi đây có bài thuốc phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng cho trâu bò khá hiệu quả. Điều đặc biệt, thuốc là những loại lá cây hái từ trong rừng, vườn nhà
Anh Mạc Văn Kỳ hái lá cây “bớ hò” về chữa bệnh cho bò bị lở mồm long móng
Những ngày này anh Mạc Văn Kỳ, bản Hoàn Sơn, xã Tà Cạ đang rất bận rộn với công việc chữa bệnh long móng, lở mồm cho 7 con bò của mình. Anh Kỳ cho biết, bên cạnh việc sử dụng các biện pháp chữa bệnh như cán bộ thú y hướng dẫn, anh còn dùng bài thuốc dân gian để chữa cho đàn bò.
Sau hơn 1 tuần chăm sóc chữa trị, giờ đây đàn bò của gia đình anh đã lành bệnh, và khỏe mạnh, anh Kỳ phấn khởi cho biết: “Để chữa bệnh cho chúng, tôi vào rừng kiếm lá chua, lá chát, về giã với muối rồi cho ăn. Lấy nước đó để bôi vào chân, bôi vào mồm bò, giờ bò khỏi bệnh con mô cũng đi ăn cỏ được rồi”.
Thực chất lá chua là là cây dâu da còn được gọi theo tiếng dân tộc Thái là “bớ hò”. Còn lá chát là lá cây lội, tiếng địa phương là “bớ phát”.
Ngoài lá cây dâu da, người dân còn dùng là cây lội để chữa bệnh lở mồm, long móng cho trâu bò. Cây lội còn được đồng bào Thái gọi là “bớ phát”.
Không riêng gia đình anh Mạc Văn Kỳ mà ở xã Tà Cạ còn có nhiều hộ dân cũng kết hợp phương pháp dân gian để chữa trị trâu, bò bị bệnh lở mồm, long móng.
Theo nhiều người dân cho biết, việc chữa bệnh cho trâu, bò theo phương pháp này vừa đơn giản, hiệu quả lại giảm chi phí. Vì “cây thuốc” sẵn có xung quanh bản nên dễ kiếm. Nhờ phương pháp chữa trị dân gian này mà tỷ lệ trâu bò khỏi bệnh ở trong bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ đạt trên 90%.
Lá cây lội, cây dâu da sau khi rửa sạch được giã với muối sau đó cho vào mồm trâu bò, bôi vào móng chân để trị bệnh
Giã lá cây với muối trước khi trị cho gia súc
Khẳng định tính ưu việt của các bài thuốc dân giân, bà Trần Thị Mai – Trạm trưởng Trạm chăn nuôi và thú y huyện Kỳ Sơn cho hay: Ngoài công tác phòng chống được khuyến cáo, thì các gia đình đã chủ động dùng những bài thuốc dân gian, phối hợp với thuốc thú y, tự chữa bệnh cho gia súc, do vậy không xảy ra thiệt hại kinh tế, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng, đồng thời chữa bệnh khỏi nhanh không để gia súc chết.
Cho hỗn hợp thuốc lá đã giã với muối vào mồm bò để trị bệnh
Phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi là hoạt động thường xuyên, liên tục của người nông dân. Bằng nhiều biện pháp khác nhau, mục đích là bảo vệ đàn gia súc, ổn định chăn nuôi, nâng cao thu nhập. Chính vì vậy, cách chữa trị bệnh lở mồm, long móng đàn gia súc bằng lá cây của đồng bào Kỳ Sơn là hình thức đáng quan tâm nghiên cứu.
Lữ Phú
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li> ul>
- Cúm gia cầm: Các phương pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các trang trại gia cầm
- Tác động của các loại khoáng trong nước
- Nhu cầu dinh dưỡng tối ưu của vịt đẻ trứng
- Biện pháp dinh dưỡng ngăn ngừa bệnh lỵ ở heo con
- Các chuyên gia giới hạn nguyên liệu trong công thức như thế nào: phương pháp và nguyên tắc
- Nghiên cứu cho thấy bóng râm ở bãi chăn nuôi giúp cải thiện mức tăng trọng hàng ngày của gia súc
- Cho gia súc ăn rong biển đỏ có thể làm giảm đáng kể lượng khí mê-tan thải ra từ đường ruột
- AI – Có thể thay đổi các nhà máy TĂCN trong tương lai như thế nào?
- Lông gia cầm có thể đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bệnh HPAI
- Xây dựng tiêu chuẩn (nhu cầu) dinh dưỡng cho gà thả vườn
Tin mới nhất
T2,24/03/2025
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- Kiểm kê khí nhà kính để giảm phát thải chăn nuôi
- BAF khởi công xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi thứ 3, công suất 300.000 tấn/năm
- Chăn nuôi thông minh: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giám sát dịch bệnh
- Ứng dụng vi sinh vật (Probiotics) trong xử lý chất thải chăn nuôi
- Nhập khẩu ngô 2 tháng đầu năm 2025 giảm cả lượng, kim ngạch và giá
- Bổ sung N-Carbamylglutamate (NCG) qua đường miệng giúp thúc đẩy tổng hợp protein trong cơ xương của heo con
- Toàn tỉnh có 947 cơ sở chăn nuôi thuộc diện di dời khỏi khu vực không được phép chăn nuôi
- Xuất khẩu thịt bò và thịt cừu của Australia tháng 2/2025 đạt kỷ lục mới
- Những thách thức lớn trong thu thập dữ liệu chăn nuôi tại Việt Nam
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất