Hàng loạt khách hàng Nhật trước đây nhập gà của Thái Lan giờ quay sang Việt Nam.
Ông Hiếu Nhơn Khưu, tổng giám đốc Koyu & Unitek Việt Nam, doanh nghiệp duy nhất xuất khẩu gà sang Nhật cho biết, đang gấp rút hoàn thiện thêm dây chuyền chế biến thứ 2 và 3, sớm hơn dự định để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tăng công suất
Tính đến hết tháng 10/2017, Koyu & Unitek Việt Nam đã xuất khẩu bốn container thịt gà qua chế biến sang thị trường Nhật. Số lượng này, chỉ đủ đối tác Koyu Nhật Bản và một số doanh nghiệp khác phân phối vào hệ thống nhà hàng, khách sạn chứ chưa thể cung cấp vào hệ thống siêu thị, cửa hàng.
Tại một dây chuyền gà chế biến của Koyu & Unitek để xuất sang Nhật.
Ông Khưu cho biết thêm, ngay trong tháng 11/2017, cơ quan thú y Nhật Bản sẽ qua đánh giá thêm dây chuyền chế biến thứ 2 và 3 với công suất 200 tấn sản phẩm/tháng, để cấp phép. Chậm nhất là đầu tháng 1/2018, Koyu & Unitek Việt Nam sẽ hoạt động cả ba dây chuyền, nâng tổng công suất lên 300 tấn/tháng.
“Trước đây, chúng tôi dự tính đến giữa 2018 mới nâng được hết công suất nhà máy, nhưng có thể đưa vào hoạt động sớm hơn!”, ông Khưu nói.
Sản phẩm gà Việt đang đáp ứng khá tốt nhu cầu của người tiêu dùng Nhật, cũng như tính cạnh tranh trước sản phẩm cùng loại từ Thái Lan. Trong vòng nửa tháng trở lại đây, Koyu & Unitek liên tục tiếp đón các doanh nghiệp Nhật Bản sang thẩm định năng lực trang trại, nhà máy để đặt hàng.
“Nhu cầu của khách hàng Nhật không chỉ là má đùi, cánh gà mà họ cần cả ức gà để lám món hấp, món salad. Chúng tôi đang có cơ hội lớn để bán ức gà sang Nhật vì lâu nay, bộ phận này thường bán rất khó ở thị trường nội địa, do thói quen người tiêu dùng không ưa”, ông Khưu nói.
Mở rộng đối tác… nuôi gà!
Ngoài việc gấp rút mở rộng thêm nhà máy, Koyu & Unitek quyết định tăng công suất nuôi gà tại một số trang trại. Ông Nguyễn Minh Kha, chủ trại gà ở Đồng Nai, cho biết, trước đây mỗi ngày Koyu & Unitek bắt khoảng 10.000 con gà, thì nay họ nâng số lượng lên 13.000 – 15.000 con.
Bên cạnh đó, họ cũng tăng số chuồng gà hợp tác gia công từ 28 lên 36 chuồng (trung bình khoảng 20.000 con/chuồng), từ tháng 11 trở đi đã yêu cầu tăng số chuồng thả gà từ 3 chuồng/tuần lên 4 chuồng/tuần, tăng lứa nuôi từ 4 lên 5 lứa/năm.
“Trước mắt, số lượng gà cung cấp cho công ty tăng khoảng 20% và có thể sẽ tăng tiếp trong thời gian tới”, ông Kha nói. Hiện nay, ngoài trang trại của ông Kha, 8 chuồng gà của ông Lê Văn Quyết cũng đã được thú y Nhật cấp phép đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Koyu & Unitek Việt Nam đang ký hợp đồng gia công thêm 6 chuồng gà của ông Nguyễn Văn Ngọc, dự kiến trong năm 2018, doanh nghiệp này sẽ có trong tay hàng triệu con gà xuất khẩu vào thị trường Nhật. Ông Khưu cho biết thêm, từ khi hợp tác gia công với các chủ trang trại, ông đã nhận được nhiều câu hỏi về tính bền vững của hợp tác này.
“Với nhu cầu sử dụng thịt gà tại thị trường Nhật còn rất lớn, công ty khẳng định sẽ tiêu thụ hết nguyên liệu cho những cơ sở đã đạt chuẩn”, ông Khưu nói.
Nhiều nhà cùng xuất khẩu
Trung bình Nhật nhập khẩu hơn 1 triệu tấn thịt gà/năm. Trong đó Brazil 420.000 tấn, Thái Lan 320.000 tấn, Trung Quốc 165.000 tấn. Riêng Thái Lan, nước có ngành chăn nuôi tương tự Việt Nam, trong số 320.000 tấn thịt gà xuất sang Nhật mỗi năm, có đến 2/3 sản lượng dưới dạng chế biến. Do đó, ông Khưu tin rằng, Việt Nam có lợi thế nhân công chăn nuôi, chế biến rẻ, giá thành chăn nuôi không cao hơn Thái nên có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu.
Hiện C.P Việt Nam đang gấp rút lập dự án xuất khẩu thịt gà sang Nhật và các nước. Được biết, công ty này cũng đã có đối tác Nhật Bản yêu cầu mua hàng, bước còn lại là tiến hành các thủ tục xây dựng, tổ chức hệ thống trang trại chăn nuôi, nhà máy giết mổ, chế biến theo tiêu chuẩn Nhật.
C.P Việt Nam có lợi thế kinh nghiệm tổ chức chăn nuôi, có sẵn hệ thống trang trại hiện đại, nhà máy thức ăn, con giống khép kín, truy xuất nguồn gốc ở khắp cả nước, có nguồn lực tài chính, được tiếp sức từ C.P Thái Lan nên việc xuất khẩu gà sang Nhật sẽ không quá khó.
Mới đây, đại diện C.P Việt Nam tiết lộ, nếu được Nhật cấp phép, trước mắt sẽ lấy đơn hàng từ tập đoàn mẹ (đang xuất khẩu cho các đối tác của Nhật) để làm trước, còn kế hoạch đến năm 2019, C.P Việt Nam sẽ xuất khẩu trực tiếp thịt gà Việt sang Nhật.
Bảo Anh
Nguồn: Thế Giới Tiếp Thị
- xuất khẩu gà li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất