Thời gian gần đây, giá kén tằm tại Lâm Đồng tăng cao, giúp nông dân sản xuất dâu tằm có nguồn thu ổn định, đạt lợi nhuận cao.
Tại xã Mê Linh (huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) các hộ trồng dâu nuôi tằm đều bán kén cho các cơ sở thu mua với giá từ 200.000 – 230.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao gần kỷ lục trong nhiều tháng qua. Chị Klong K’Bình, người trồng dâu nuôi tằm tại xã Mê Linh cho biết, từ khoảng tháng 3 đến nay, giá kén liên tục tăng và hiện đang ở mốc 230.000 đồng/kg.
“Đây là thời điểm rất thuận lợi đối với người trồng dâu nuôi tằm ở địa phương. Giá giống khá ổn với 1,1 triệu đồng/hộp, dâu được đảm bảo về nước tưới, năng suất lá cao kết hợp giá kén tốt đã giúp chúng tôi cải thiện nguồn thu nhập, bù lại thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19”, chị Klong K’Bình thổ lộ.
Giá kén tằm tăng giúp người sản xuất dâu tằm đạt lợi nhuận cao. Ảnh: Minh Hậu.
Theo ông Phạm Phi Long, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Lâm Đồng, giá kén hiện nay đang ở mức cao. Trong đó giá kén ở các vùng nuôi tại khu vực phía nam của Lâm Đồng như Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đạ Hoaui hiện đạt 195.000 đồng/kg và các huyện như Đức Trọng, Lâm Hà đạt
230.000 đồng/kg. Trong khi đó, hiện giá thành sản xuất dâu tằm ở địa phương nằm ở ngưỡng 80.000 – 90.000 đồng/kg kén. Do vậy, với mức giá như hiện nay, người trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn tỉnh thu lãi khoảng 100.000 đến 120.000 đồng/kg kén.
Cũng theo ông Phạm Phi Long, giá kén tăng sau một thời gian dài sụt giảm hoặc cầm chừng. Theo đó, hồi giữa năm 2021, giá kén tại địa phương chỉ vào khoảng 115.000 – 130.000 đồng/kg và đến tháng 10/2021 bắt đầu tăng lên 135.000 – 155.000 đồng/kg. Đến thời điểm này, giá kén tiếp tục tăng và đạt ngưỡng từ 195.000 – 230.000 đồng/kg.
“Nguyên nhân giá kén tăng cao thời gian gần đây là do sản lượng kén giảm nhiều, trong khi nhu cầu tiêu thụ tơ thế giới tăng cao. Thị trường xuất khẩu bùng nổ, tơ lụa Việt Nam được các nhà nhập khẩu Ấn Độ, Trung Quốc ưa chuộng.
Việc sản lượng kén giảm có thể do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc tiêu thụ sản phẩm kén tằm gặp khó khăn. Hơn nữa giá kén giảm trong một thời gian dài nên người dân không đầu tư chăm sóc cây dâu”, ông Phạm Phi Long nhận định.
Giá kén tằm tại Lâm Đồng hiện ở ngưỡng từ 195.000 – 230.000 đồng/kg. Ảnh: Minh Hậu.
Ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đánh giá, giá kén tằm trên địa bàn tỉnh đạt mức cao do nguồn kén tằm đang khan hiếm. Đồng thời đưa ra dự báo mức giá sẽ giảm xuống ngưỡng 150.000 – 170.000 đồng/kg trong thời gian tới do việc trồng dâu nuôi tằm được phục hồi sau dịch bệnh, phát triển ổn định trở lại.
Để chủ động sản xuất dâu tằm tơ trong thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng khuyến cáo người dân tiếp tục đầu tư, chăm sóc dâu để tăng năng suất, đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất dâu tằm.
Cùng với đó, chuyển đổi diện tích dâu kém hiệu quả sang trồng các giống dâu mới năng suất, chất lượng tốt, có khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu của tỉnh. Đặc biệt, ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân tăng cường liên kết với các đơn vị thu mua kén, cơ sở ươm giống tằm nhằm ổn định đầu ra cho sản phẩm kén tằm.
Ngành nông nghiệp Lâm Đồng cũng sẽ tiếp tục phối hợp với Hiệp hội Dâu tằm tơ, các tổ chức nhập trứng giống tằm để tiếp tục tìm kiếm các nguồn trứng giống đảm bảo chất lượng nhằm thay thế các giống cũ trong thời gian tới”.
Minh Hậu
Nguồn: nongnghiep.vn
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, tính đến háng 4/2022, diện tích trồng dâu tằm toàn tỉnh đạt 9.400 ha, chiếm khoảng 80% diện tích dâu cả nước. Sản lượng lá dâu đạt 195.000 tấn/năm, sản lượng kén đạt khoảng 13.105 tấn/năm, sản lượng tơ đạt 1.500 tấn/năm và có khoảng 15.000 hộ trồng dâu, nuôi tằm.
Lâm Đồng hiện có 60 tổ hợp tác trồng dâu nuôi tằm và 5 làng nghề trồng dâu nuôi tằm. Nghề trồng dâu nuôi tằm tập trung trung tại một số địa phương như: Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lộc, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên.
- nuôi tằm li>
- giá kén tằm li> ul>
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
Tin mới nhất
T3,24/12/2024
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất