Đây là giải pháp tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VIII vừa qua, được đánh giá cao tính ứng dụng và tính hiệu quả. Giết mổ gia súc là một khâu quan trọng trong chuỗi sản xuất chăn nuôi, góp phần kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn. Đảm bảo điều kiện giết mổ sẽ góp phần quan trọng kiểm soát và cung cấp thực phẩm sạch cho cộng đồng, nếu các điều kiện giết mổ không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm, dẫn đến ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái.
Hoạt động giết mổ lợn tại lò mổ Búp Vân
TS. Nguyễn Văn Hưng tác giả của giải pháp cho biết: Trước thực trạng, các cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn tỉnh đều giết mổ thủ công nên chất lượng thịt sau giết mổ khó kiểm soát để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cung cấp cho thị trường. Vì vậy, giải pháp “Xây dựng mô hình giết mổ gia súc tập trung theo công nghệ sạch, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái” là giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm thịt từ giết mổ theo công nghệ sạch, ngăn ngừa dịch bệnh truyền nhiễm ở gia súc, đặc biệt các bệnh truyền lây từ động vật sang người; góp phần tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, nâng cao giá trị gia tăng và thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững và hạn chế ô nhiễm môi trường sinh thái.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong số các bệnh nhân bị ngộ độc thịt, thì có đến 90% là do thịt bị nhiễm bẩn trong quá trình giết mổ và chỉ 10% là do thịt gia súc bị bệnh. Điều đó chứng tỏ trong quá trình giết mổ và chế biến thịt còn chưa đảm bảo các điều kiện an toàn thực phẩm. Giải pháp xây dựng mô hình giết mổ gia súc tập trung theo công nghệ sạch, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái đã góp phần hoạt động giết mổ lợn đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y, xây dựng được quy trình vận hành tại cơ sở giết mổ, nâng cao nhận thực cho các chủ kinh doanh, công nhân giết mổ, người vận chuyển sản phẩm động vật về an toàn thực phẩm.Giải pháp được áp dụng tại lò mổ Búp Vân ở phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy. Trên cơ sở lò mổ Búp Vân hiện tại tiến hành cải tạo và nâng
cấp các yếu tố an toàn sinh học tại lò mổ. Mua sắm và lắp đặt các thiết bị giết mổ như: hệ thống nước rửa thân thịt; hệ thống điện chiếu sáng; xây dựng đường dẫn lợn và khung gây choáng; lắp đặt máy gây tê; máy nâng hạ moter; hệ thống sàn cạo lông; dàn truyền dẫn và móc treo, hệ thống sàn chứa thịt thành phẩm; xe vận chuyển nội tạng; hệ thống sàn làm lòng; mua sắm máy bơm cao áp và xây dựng quy trình vận hành hệ thống giết mổ treo, xử lý gia súc bệnh, vệ sinh tiêu độc khử trùng. Sơ đồ mặt bằng của lò mổ và các khu vực chức năng được bố trí một cách hợp lý và khoa học như sau:
Theo đánh giá của Ban tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017: Việc xây dựng “Mô hình giết mổ gia súc tập trung theo công nghệ sạch, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái” có tính sáng tạo cao và đặc biệt khả năng ứng dụng rộng rãi và hiệu quả: Giải pháp không những mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội to lớn mà còn góp phần giải quyết vấn nạn ô nhiễm tại cơ sở giết mổ truyền thống; đảm bảo yêu cầu hạn chế ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm thịt so với quá trình giết mổ truyền thống, giảm nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cho người dân. Nâng cao giá trị sản phẩm thịt, ngăn ngừa được dịch bệnh truyền nhiễm ở gia súc, đặc biệt các bệnh truyền lây từ động vật sang người và góp phần tiêu phụ sản phẩm chăn nuôi, nâng cao giá trị gia tăng và thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững.
Hồ Thành
Nguồn: vusta.vn
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Nor-Feed tài trợ Diễn đàn Quốc tế IAIEH 2024, về Sinh thái và Sức khỏe Đường ruột động vật lần thứ 10 tại Trung Quốc
- Nghệ An: Ưu tiên kinh phí mua vắc xin Dịch tả lợn châu Phi
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm H5N1 ở động vật
- Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư hệ thống giảm phát thải khí mê – tan
- Xuất khẩu thịt bò của Achentina 9 tháng đầu năm 2024 cao nhất trong 57 năm
- Sử dụng thức ăn cho bò thịt, dê thịt mau lớn, tiết kiệm chi phí
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Tri thức dân gian trong lựa chọn trâu
Tin mới nhất
T2,02/12/2024
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Nor-Feed tài trợ Diễn đàn Quốc tế IAIEH 2024, về Sinh thái và Sức khỏe Đường ruột động vật lần thứ 10 tại Trung Quốc
- Nghệ An: Ưu tiên kinh phí mua vắc xin Dịch tả lợn châu Phi
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm H5N1 ở động vật
- Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi tại khu vực Đông Nam Á
- Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư hệ thống giảm phát thải khí mê – tan
- Xuất khẩu thịt bò của Achentina 9 tháng đầu năm 2024 cao nhất trong 57 năm
- Sử dụng thức ăn cho bò thịt, dê thịt mau lớn, tiết kiệm chi phí
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất