Hiệu quả từ mô hình nuôi bò sinh sản - Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 67.000 - 72.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Nam 69.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 72.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 73.000 - 74.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 73.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 74.000 đ/kg
    •  
  • Hiệu quả từ mô hình nuôi bò sinh sản

    Là vợ chồng trẻ, cuộc sống kinh tế khó khăn, nhờ áp dụng có hiệu quả mô hình chăn nuôi bò sinh sản, đến nay, gia đình chị Võ Thị Thúy Hằng, xã Hòa Trạch (Bố Trạch) đã trở thành điển hình trong phát triển kinh tế của địa phương.

     

    Hơn 5 năm về trước, vợ chồng chị Hằng loay hoay đủ nghề kiếm sống, thu nhập bấp bênh. Năm 2020, trong dịp tới nhà người quen chơi, anh chị thấy họ tuy bận rộn nhiều việc hơn mình, mà vẫn nuôi được bò, trong khi mình thời gian khá rảnh rỗi. Với quyết tâm không cam chịu nghèo khó, vợ chồng chị Hằng đã mạnh dạn vay mượn người thân, mua 2 con bò cái sinh sản để bắt đầu khởi nghiệp. Để có đàn bò chất lượng cao, chị còn dồn tiền mua một bò đực lai ngoại to lớn đưa về nuôi phối giống. Nhờ vậy, những bê non sinh ra đều lớn nhanh, chống chịu được bệnh và có tầm vóc cao hơn nhiều so với giống bò cỏ địa phương.

     

    Khi những bê non được sinh ra và đàn bò tăng trưởng, chị Hằng vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bố Trạch để mua thêm đất trồng cỏ lấy thức ăn cho bò. Ngoài ra, đến vụ mùa, chị đầu tư hàng chục triệu đồng mua rơm dự trữ, bảo đảm nguồn thức ăn cho đàn bò vào mùa mưa, rét. Chị Hằng cho biết, để đàn bò phát triển tốt, hàng ngày, anh chị còn chăn thả ở các bãi cỏ tự nhiên, tăng cường thêm muối, trộn vào thức ăn hoặc pha loãng với nước cho bò uống trong các bữa ăn chính, bổ sung thêm các chất tinh, như: Sắn, bột ngô, bột cám… vào mùa đông.

     

    Theo chị Hằng, trong chăn nuôi bò, quan trọng nhất là khâu phòng trừ dịch bệnh. Vì thế, chị tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chăn nuôi của địa phương tổ chức để có thêm kỹ năng chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh; đồng thời, tuân thủ nghiêm chế độ tiêm phòng bệnh dịch của cơ quan chức năng khuyến cáo. Hàng năm, đàn bò của gia đình cũng tiêm đầy đủ các mũi phòng bệnh, như: Viêm da nổi cục, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, các loại bệnh về đường hô hấp và tẩy giun sán thường xuyên…

     

     

    (QBĐT) - Là vợ chồng trẻ, cuộc sống kinh tế khó khăn, nhờ áp dụng có hiệu quả mô hình chăn nuôi bò sinh sản, đến nay, gia đình chị Võ Thị Thúy Hằng, xã Hòa Trạch (Bố Trạch) đã trở thành điển hình trong phát triển kinh tế của địa phương.

    Đàn bò của gia đình chị Hằng phát triển tốt.

     

    Hiện tại, đàn bò của gia đình chị Hằng đã tăng lên được 35 con, trong đó có 20 bò sinh sản. Do được chăn nuôi đúng kỹ thuật và nguồn thức ăn tận dụng từ các loại nông sản gia đình tự trồng nên đàn bò sinh trưởng và phát triển tốt. Mỗi năm, trung bình có 10-15 bê con ra đời, có thể xuất bán từ 7-10 con, cùng với việc bán phân chuồng, sau khi trừ mọi chi phí, gia đình chị thu về hơn 100 triệu đồng.

     

    Từ kinh nghiệm thực tế, chị Hằng cho biết, so với nuôi heo, nuôi gà, vịt thì nuôi bò cho lợi nhuận gấp nhiều lần. Vì đây là con vật dễ nuôi, chỉ tốn chi phí mua con giống, nguồn thức ăn được tận dụng từ các đồng cỏ tự nhiên và các phụ phẩm nông nghiệp, như: Rơm, thân lạc, nang ngô… Tuy nhiên, cần phải tuân thủ kỹ thuật chăn nuôi, thường xuyên vệ sinh chuồng trại để hạn chế phát sinh bệnh; tiêm phòng đầy đủ và theo dõi, ghi chép lại quá trình sinh trưởng của đàn bò; tìm hiểu về các loại bệnh thường gặp đối với giống bò sinh sản để phòng bệnh hiệu quả.

     

    Chủ tịch Hội LHPN xã Hòa Trạch Phạm Thị Thúy Huyền cho biết: Thời gian qua, Hội LHPN xã đã nắm bắt tình hình, khảo sát nhu cầu vay vốn của hội viên phụ nữ và phối hợp với Hội Cựu chiến binh xã giới thiệu cho chị em nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, trong đó có gia đình chị Hằng. Nhờ sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và có hiệu quả, gia đình chị Hằng không chỉ trả lãi, hoàn vốn đúng thời hạn mà còn có khoản tích lũy, cuộc sống ổn định hơn. Giờ đây, chị Hằng còn là điển hình trong phát triển kinh tế của địa phương.

     

    Chị Võ Thị Thúy Hằng cho biết, gia đình chị đang dự định đầu tư vốn để xây dựng thêm chuồng trại, phát triển đàn bò với số lượng lớn hơn. Chị cũng sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm nuôi bò sinh sản đến bà con nông dân muốn phát triển kinh tế theo hướng này. Bởi, mô hình nuôi bò sinh sản đã giúp gia đình chị thoát được cảnh khó khăn, vươn lên làm giàu chính đáng.

    Thanh Hoa

    Nguồn: Báo Quảng Bình

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.