Theo thông tin của Tổ chức Thú y Thế giới, từ cuối năm 2017 đến ngày 10/9/2018 đã có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp giáp giữa châu Âu và châu Á ghi nhận bệnh Dịch tả lợn châu Phi (tên tiếng Anh là African swine fever – viết tắt là ASF) với tổng số lợn phải tiêu hủy là hơn 500.000 con. Tại Trung Quốc, từ đầu tháng 8 đến nay ghi nhận 14 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh gồm: An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô và Triết Giang, với tổng số hơn 38.000 con lợn mắc bệnh phải tiêu hủy. Vì vậy, nguy cơ lây nhiễm Dịch tả lợn châu Phi sang Việt Nam rất cao thông qua các hoạt động buôn lậu thịt lợn, đặc biệt là lợn sống qua các tuyến biên giới.
- Một số đặc điểm chung của bệnh Dịch tả lợn châu Phi
- Kinh nghiệm phòng chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi của thế giới và Trung Quốc
Theo Bộ NN&PTNT, bệnh Dịch tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do ADN virus gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh, xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loài lợn (gồm cả lợn nhà và lợn hoang dã). Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỉ lệ chết cao lên đến 100%. Virus gây ra bệnh Dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao trong môi trường. Sau khi khỏi bệnh lâm sàng, lợn vẫn có khả năng mang virus trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ mang trùng suốt đời. Do vậy, nếu xảy ra bệnh sẽ rất khó để loại trừ được mầm bệnh.
Hiện nay, chưa có vắc-xin và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh Dịch tả lợn châu Phi. Vì vậy, giải pháp phòng bệnh là chính, phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan; các biện pháp chủ yếu như kiểm dịch nhập khẩu, kiểm soát vận chuyển lợn và chăn nuôi an toàn sinh học được nhiều nước đã và đang áp dụng. Đồng thời, xây dựng và ban hành quy trình chẩn đoán, xét nghiệm bệnh Dịch tả lợn châu Phi để thống nhất áp dụng trong phạm vi toàn quốc; chuẩn bị các điều kiện, trang thiết bị và các nguyên vật liệu cần thiết để thực hiện chẩn đoán, xét nghiệm bệnh Dịch tả lợn châu Phi.
Đứng trước tình hình bệnh Dịch tả lợn châu Phi trên đàn lợn đang diễn ra rất phức tạp tại Trung Quốc, nhu cầu xây dựng một quy trình chẩn đoán nhanh và chính xác virus gây bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam là cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ nhu cầu thực tế như vậy, sau một thời gian nghiên cứu, ngày 11/09/2018, Phòng thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ sinh học Thú y, khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã xây dựng thành công quy trình PCR (Polymerase chain reaction) để chẩn đoán virus gây bệnh Dịch tả lợn châu Phi sử dụng cặp mồi (primer) đã được công bố trước đây bởi M. Agüero và cộng sự., 2003 (Hình 1). Mẫu DNA chuẩn của virus Dịch tả lợn châu Phi sử dụng trong phản ứng PCR được cung cấp bởi tổ chức FAO tại Việt Nam. Quy trình PCR này cho phép phát hiện virus Dịch tả lợn châu Phi trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận mẫu. Với sự thành công trong xây dựng quy trình chẩn đoán bệnh Dịch tả lợn châu Phi này, Phòng thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ sinh học Thú y, khoa Thú y đã sẵn sàng và mong muốn góp sức cùng với Bộ, Ngành liên quan tham gia giám sát, ngăn chặn sự lây lan của bệnh Dịch tả lợn châu Phi xâm nhập vào Việt Nam.
Hình 1: Kết quả chạy điện di trên gel Agarose để kiểm tra sản phẩm PCR của virus Dịch tả lợn châu Phi. Sản phẩm PCR thu được có kích thước 257 bp, đúng với kích thước đã được công bố trước đây bởi M. Agüero và cs., 2003. M: Marker 100 bp (Hãng Wako); Giếng 1: Mẫu đối chứng dương của virus Dịch tả lợn châu Phi.
Phòng thí nghiệm trọng điểm CNSH Thú y
Nguồn: khoathuy.vnua.edu.vn
- dịch tả lợn li>
- bệnh Dịch tả lợn Châu Phi li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất