Với tinh thần dám nghĩ, dám làm và quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Mai Xuân Lâm, Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn xã Đông Quang không chỉ tích cực đi đầu trong các hoạt động Đoàn, mà còn là gương sáng trong phong trào thanh niên khởi nghiệp, làm kinh tế giỏi.
Mô hình nuôi chim bồ câu Pháp của anh Mai Xuân Lâm mang hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2011, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, anh Mai Xuân Lâm làm việc tại một doanh nghiệp thi công công trình ở Hà Nội. Dân công trình cuộc sống nay đây, mai đó, thậm chí có những chuyến công tác dài ngày ở nước ngoài, nhưng chính những lúc như thế anh nhận thấy, công việc này không thật sự thích hợp với bản thân. Với mong muốn có một công việc ổn định, ít phải đi lại, nên anh quyết định trở về quê lập nghiệp.
Ban đầu, anh Lâm chỉ nuôi một vài đôi chim bồ câu Pháp để chơi. Qua quá trình nuôi thử, thấy chim bồ câu Pháp dễ nuôi, thức ăn đơn giản – chủ yếu là thóc và ngô, thịt chim là thực phẩm giàu dinh dưỡng nên anh đã tự tìm tòi kiến thức, kỹ thuật nuôi giống chim bồ câu Pháp.
Năm 2019, được sự giúp đỡ từ gia đình, anh Lâm vay thêm vốn ngân hàng để đầu tư vào mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Anh nhận thầu 3.000m2 đất ruộng của xã san lấp nền, xây dựng chuồng trại để khởi nghiệp với mô hình nuôi chim bồ câu Pháp, quy mô 120 đôi chim bố mẹ. Ban đầu do thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc, cũng như cách thức sắp xếp xây dựng chuồng trại chưa khoa học dẫn tới tình trạng chim ốm yếu và chết nhiều. Không nản chí, anh quyết tâm học hỏi thêm kỹ thuật chăn nuôi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhờ sự cần cù, chịu khó, nắm vững kỹ thuật nuôi, đến nay mô hình nuôi chim bồ câu Pháp đã mang lại hiệu quả và cho thu nhập cao.
Anh Lâm cho biết: Để nuôi chim bồ câu thực sự hiệu quả thì khâu chọn giống là quan trọng nhất. Con giống được lựa chọn phải khỏe mạnh, lông mượt, nhanh nhẹn và không có dị tật. Ngoài ra, chuồng trại cũng phải được đầu tư kiên cố, ngăn thành từng dãy lồng, mỗi dãy lồng lại được chia thành từng ngăn để nuôi từng loại chim bố mẹ, có hệ thống cấp nước uống tự động cho chim, có quạt thông gió bảo đảm chuồng trại luôn thoáng mát. Trong quá trình nuôi chú trọng các đợt uống vắc-xin phòng bệnh, sử dụng các loại men vi sinh trộn lẫn vào thức ăn, nước uống hoặc phun khử trùng tại khu chuồng trại để giảm mùi hôi, tăng sức đề kháng cho chim.
So với các giống chim bồ câu khác, bồ câu Pháp dễ nuôi, ít dịch bệnh, có khả năng sinh sản đều và cao. Mỗi con bồ câu mái sau 4 – 5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau 40 ngày chim mái sinh sản lứa tiếp theo. Trung bình mỗi cặp chim giống đẻ từ 9 – 10 lứa/năm. Đến nay, bình quân mỗi tháng mô hình nuôi chim bồ câu của anh Lâm xuất ra thị trường khoảng 1.500 đôi chim bồ câu thương phẩm và bồ câu giống; trừ chi phí, mỗi năm thu lãi trên 500 triệu đồng.
Theo anh Lâm, hiện nay thịt chim bồ câu rất được ưa chuộng. Do đây là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, nhu cầu cao nên nhiều lúc không đủ số lượng cung cấp. Với kinh nghiệm 6 năm nuôi chim bồ câu Pháp, giờ đây anh có thể chủ động về kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim. Tuy nhiên, anh vẫn không ngừng học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm từ các chủ trại và tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi nói chung, kỹ thuật nuôi chim bồ câu nói riêng. Bên cạnh đó, anh luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kỹ thuật chăm sóc, phòng dịch bệnh với các chủ mô hình khác.
Mô hình nuôi chim bồ câu Pháp của gia đình anh Lâm là điển hình thanh niên làm kinh tế giỏi, mang lại hiệu quả kinh tế cao đang được Đoàn xã Đông Quang khuyến khích phát triển. Cùng với phát triển kinh tế gia đình, anh Lâm tích cực tham gia các phong trào, hoạt động hội và giúp đoàn viên, thanh niên trên địa bàn mạnh dạn phát triển kinh tế, vươn lên trong cuộc sống, đóng góp tích cực cho sự phát triển của quê hương.
Bài và ảnh: Thanh Huê
Nguồn: Báo Thanh Hóa
- nuôi chim bồ câu pháp li> ul>
- Mavin Feed đồng hành cung nhà chăn nuôi chung tay phòng chống ASF
- Luật Chăn nuôi mới: Cơ hội và thách thức cho ngành thịt Việt Nam
- EU thúc đẩy kiểm soát kháng thuốc kháng sinh thông qua biện pháp SPS
- Giàu lên nhờ nuôi heo kết hợp trồng cây ăn trái
- Căng thẳng thương mại nắn lại dòng chảy ngô và đậu tương Mỹ
- Bỏ chức giám đốc nhà máy, về quê làm trang trại nuôi gà
- Thực hư hình ảnh hàng trăm xác lợn chết trên kênh Phước Hòa-Dầu Tiếng
- Đi tìm bản đồ miễn dịch cho ngành chăn nuôi
- Giá heo hơi hôm nay 23/6: Thị trường đi ngang trong sáng đầu tuần
- Mô hình chăn nuôi bò lai an toàn, khép kín
Tin mới nhất
T4,25/06/2025
- Mavin Feed đồng hành cung nhà chăn nuôi chung tay phòng chống ASF
- Luật Chăn nuôi mới: Cơ hội và thách thức cho ngành thịt Việt Nam
- EU thúc đẩy kiểm soát kháng thuốc kháng sinh thông qua biện pháp SPS
- Tập đoàn TH đón nhận giải thưởng “Vinh quang Việt Nam” năm 2025
- Giàu lên nhờ nuôi heo kết hợp trồng cây ăn trái
- Căng thẳng thương mại nắn lại dòng chảy ngô và đậu tương Mỹ
- Bỏ chức giám đốc nhà máy, về quê làm trang trại nuôi gà
- Thực hư hình ảnh hàng trăm xác lợn chết trên kênh Phước Hòa-Dầu Tiếng
- Đi tìm bản đồ miễn dịch cho ngành chăn nuôi
- Giá heo hơi hôm nay 23/6: Thị trường đi ngang trong sáng đầu tuần
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Livestock Vietnam 2025 – Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Chăn nuôi, Thức ăn, Sức khỏe vật nuôi, Sản xuất sữa và Chế biến thịt
- Bộ NN&MT mở đợt ‘truy quét’ việc lạm dụng chất kích tăng trưởng, tăng trọng
- Cargill rút khỏi ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, đóng cửa nhà máy tại Đồng Tháp và Long An
- Chăn nuôi dê bền vững theo chuỗi giá trị: Chủ nhà hàng là mắt xích quan trọng
- Da khỏe, lông đẹp: Chiến lược dinh dưỡng hiệu quả cho heo con sau cai sữa
- Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan
- Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà
- Bệnh Lymphoid Leukosis có triệu chứng như thế nào trên gà thịt lông màu?
- Xuất nhập khẩu thịt bò của Vương quốc Anh 2 tháng đầu năm 2025 giảm
Bình luận mới nhất