Sáng 10/4, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị chuyên đề Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm và triển khai Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Toàn cảnh Hội nghị
Thông tin từ Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ đầu năm 2018 đến nay, công tác kiểm soát sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tiếp tục được thực hiện nghiêm túc.
Quá trình thanh kiểm tra, giám sát không phát hiện mẫu dương tính với chất cấm Salbutamol trong 145 mẫu thịt và 678 mẫu nước tiểu. Tuy nhiên, vẫn còn 1/418 mẫu thịt vi phạm tiêu hóa chất; 130/949 mẫu thịt vi phạm chỉ tiêu vi sinh. Tỷ lệ rau củ quả có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép là 3/594 mẫu. Tỷ lệ mẫu thủy sản các loại vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh là 24/819 mẫu.
Từ đầu năm, Bộ đã tiến hành 2 đoàn kiểm tra liên ngành T.Ư về ATVSTP, tổ chức thanh kiểm tra đột xuất, xử phạt hành chính 5 doanh nghiệp với số tiền 201 triệu đồng. Đồng thời, ban hành 18 quyết định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đối với 16 doanh nghiệp trong lĩnh vực thú y với tổng số tiền gần 1,3 tỷ đồng. Báo cáo của 39/63 tỉnh, TP cũng cho biết, các địa phương đã thanh kiểm tra 117 cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp; 230 cơ sở chăn nuôi, sơ chế, chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt; 82 cơ sở trồng trọt, sơ chế, chế biến thực vật và các sản phẩm từ thực vật; 71 cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản. Qua giám sát, đã tiến hành xử phạt vi phạm tổng số tiền hơn 1,5 tỷ đồng.
Cũng trong 3 tháng đầu năm, thực hiện Thông tư 45, các đơn vị trực thuộc Bộ đã thanh kiểm tra, phân loại 1.735 cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản, trong đó có 1.718 cơ sở được xếp loại A, B (chiếm 99%). 348 cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, trong đó có 332 cơ sở được xếp loại A, B (chiếm trên 95%).
Tại hội nghị, đại diện Bộ NN&PTNT cũng đã giải đáp một số vướng mắc trong việc triển khai thực hiện Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Bên cạnh đó là phương án sửa đổi các thông tư bảo đảm phù hợp và hỗ trợ hiệu quả việc thực thi Nghị định số 15.
Trọng Tùng
Nguồn: Báo Kinh tế & Đô thị
- chất cấm li>
- chăn nuôi li>
- an toàn thực phẩm li>
- chất cấm Salbutamol li>
- Salbutamol li>
- Hội nghị li> ul>
- Xu hướng mới của chăn nuôi công nghệ cao
- Việt Nam thu hơn 423 triệu USD từ xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi
- 8 dự báo về chăn nuôi lợn tại Việt Nam giai đoạn 2025-2030
- Premier Tech đã mua lại Imeco
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Argentina: Xuất khẩu thịt bò đạt kỷ lục trong vòng 57 năm
- Hỗ trợ 10.000 con gà giống giúp nông dân Tứ Kỳ, Ninh Giang tái đàn
- BAF Việt Nam mua 5 doanh nghiệp nuôi heo tại Quảng Trị
Tin mới nhất
T2,11/11/2024
- Xu hướng mới của chăn nuôi công nghệ cao
- Việt Nam thu hơn 423 triệu USD từ xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi
- 8 dự báo về chăn nuôi lợn tại Việt Nam giai đoạn 2025-2030
- Premier Tech đã mua lại Imeco
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Argentina: Xuất khẩu thịt bò đạt kỷ lục trong vòng 57 năm
- Hỗ trợ 10.000 con gà giống giúp nông dân Tứ Kỳ, Ninh Giang tái đàn
- BAF Việt Nam mua 5 doanh nghiệp nuôi heo tại Quảng Trị
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất