Tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi vẫn đang là bài toán nan giải, nhất là hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đa phần quy mô nhỏ, nằm xen lẫn trong khu dân cư.
Phương pháp sử dụng chế phẩm để khử mùi hôi chuồng trại sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm trong chăn nuôi rất đáng kể.
Hằng năm, các cấp chính quyền, cơ quan chức năng thường xuyên nhận được phản ánh từ phía người dân về hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ, lẻ của các hộ gia đình, cá nhân, trang trại gây ô nhiễm môi trường. Tồn tại này xuất phát từ ý thức và điều kiện kinh tế hạn chế trong việc đầu tư các công trình xử lý môi trường, chuồng trại không đảm bảo khoảng cách với nhà dân, dẫn đến ô nhiễm mùi hôi, nước thải. Hiện, toàn tỉnh có tổng đàn trâu, bò khoảng 51.200 con, tổng đàn lợn khoảng 137.800 con và tổng đàn gia cầm gần 4 triệu con.
Trên địa bàn tỉnh có trên 1.000 trang trại, gia trại chăn nuôi, trong đó có 70 trang trại có quy mô vừa và lớn với doanh thu mỗi trại hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên, 10 trang trại do doanh nghiệp đầu tư theo quy mô công nghiệp. Không chỉ gây mùi hôi, các chỉ tiêu về môi trường như: BOD, COD, pH, coliform, tổng chất rắn lơ lửng trong chất thải… luôn ở mức cao, vượt tiêu chuẩn cho phép.
Để hướng đến nền nông nghiệp phát triển bền vững, đảm bảo môi trường, kinh tế và đời sống sinh hoạt của người dân, vừa qua, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ sinh học-Tập đoàn Quế Lâm đã tiến hành thực hiện dự án “Ứng dụng chế phẩm sinh học để khử mùi hôi chuồng trại và sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ chất thải chăn nuôi ở tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Trong đó, dự án đã xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm 403 Alfa Lacto bổ sung vào thức ăn với tỷ lệ 0,1%, 0,2%, 0,3% tuỳ thức ăn để xử lý mùi hôi trong cơ thể lợn và chế phẩm QL rải trực tiếp trên nền chuồng, chất thải với lượng 1kg/30m2 nền chuồng với tần suất 2-3 tuần/lần.
Hiệu quả về môi trường qua kết quả thử nghiệm cho thấy, lượng nước dùng trong chăn nuôi lợn giảm đáng kể. Có nghĩa chỉ dùng 20 lít/lần rửa chuồng/tuần cho 1 đầu lợn. Trong khi phương pháp nuôi thông thường cần lượng nước gấp 7 lần nhưng mùi hôi vẫn rất nặng, đồng thời làm phát sinh chất thải lỏng ra môi trường (nếu không có hầm biogas), làm ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng, dễ lây lan dịch bệnh.
Kết quả phân tích nước thải từ mô hình nuôi theo dự án và đối chứng phương pháp nuôi thông thường cho thấy, chỉ tiêu BOD5 và COD trong mô hình giảm 3 lần so với chăn nuôi bằng nước phổ biến thông thường. Chỉ tiêu năng suất, chất lượng thịt đối với mô hình nuôi sử dụng chế phẩm 403 Alfa Lacto và QL khử mùi hôi chuồng trại quy mô trang trại và gia trại đều cho hiệu quả kinh tế và môi trường cao hơn cách nuôi thông thường. Tỷ lệ sống đạt 100%; tăng trọng trung bình 18,7kg/tháng; tỷ lệ thịt móc hàm 79,1%; chất lượng thịt cao, tỷ lệ chất béo 29,1g/100g ở mô hình gia trại và 22,2g/100g mô hình trang trại; hóa chất và các vi sinh vật gây bệnh như coliform, E.coli không ghi nhận thấy trong mẫu thịt.
Dự án cũng đã xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm sinh học để sản xuất phân hữu cơ sinh học từ chất thải chăn nuôi có chất độn là phụ phẩm trồng trọt và thử nghiệm mô hình trồng lúa, rau theo hướng hữu cơ bằng việc sử dụng phân hữu cơ sinh học.
Dự án này được hội đồng nghiệm thu khoa học công nghệ tỉnh đánh giá cao về tính hiệu quả cũng như khả năng ứng dụng, nhân rộng, góp phần khắc phục ô nhiễm, quản lý mùi hôi chuồng nuôi cả quy mô gia trại và trang trại.
Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN
Nguồn tin: Báo Thừa Thiên Huế
- khử mùi li>
- Khử mùi hôi chuồng trại li> ul>
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất