2.3 Các biện pháp kiểm soát độc tố nấm mốc trong chăn nuôi gia súc nhai lại
a. Sử dụng các chất chống độc tố nấm mốc
Sử dụng các chất chống độc tố nấm mốc là phương pháp phổ biến trong thực hành chăn nuôi tại các trang trại. Các chất chống độc tố nấm mốc thế hệ đầu tiên được sử dụng là đất sét, có khả năng hấp phụ cao đối với Aflatoxin B1. Chúng cũng không có khả năng hấp phụ các độc tố nấm mốc không phân cực. Các thế hệ tiếp theo, vách nấm men Sacharomyces cerevisiae được nghiên cứu sử dụng làm chất hấp phụ độc tố nấm mốc. Các thí nghiệm chứng minh rằng, vách tế bào nấm men có khả năng hấp phụ độc tố nấm mốc tốt hơn so với đất sét. Tuy nhiên, các chất chống độc tố thế hệ này còn nhiều hạn chế như:
– Khả năng hấp phụ một số lượng giới hạn các độc tố nấm mốc. Khả năng hấp phụ của chúng phụ thuộc vào cấu trúc hóa học của độc tố nấm mốc. Chúng không thể hoặc khả năng kết dính rất kém một số độc tố nấm mốc.
– Khả năng hấp phụ độc tố in vitro không đảm bảo khả năng hấp phụ hiệu quả trong đường tiêu hóa của vật nuôi. Khả năng hấp phụ của các loại hấp phụ độc tố này phụ thuộc vào điều kiện pH. Vì vậy, độc tố nấm mốc có thể được giải phóng trong các đoạn khác nhau của đường tiêu hóa.
– Không đặc trưng cho độc tố nấm mốc và có khả năng tương tác với các thành phần dinh dưỡng của thức ăn. Các chất hấp phụ độc tố nấm mốc này là khả năng hấp phụ một số vi chất dinh dưỡng phân cực như các Vitamin và vi khoáng.
Các thế hệ hấp phụ độc tố nấm mốc ngày nay ngoài khả năng hấp phụ các độc tố nấm mốc còn giúp tăng cường chuyển hóa độc tố nấm mốc và bài thải ra ngoài cơ thể. Polyphenol và Vitamin E chiết xuất từ thực vật có khả năng trung hòa các gốc tự do sinh ra từ quá trình chuyển hóa độc tố trong gan, do đó giảm thiểu ảnh hưởng của độc tố nấm mốc trong gan. Các axit amin thiết yếu giúp các tế bào gan bị tổn thương do độc tố nấm mốc phục hồi nhanh hơn.
Nấm mốc phát triển trong quá trình ủ chua ngô sinh khối làm thức ăn cho bò
b. Đo lường hiệu quả sử dụng chất chống độc tố nấm mốc trên cơ thể vật nuôi
Để đo lường hiệu quả sử dụng các chất chống độc tố nấm mốc trong trang trại, các yếu tố sau đây đánh giá chính xác hơn:
– Sức khỏe của đàn vật nuôi: Giảm các triệu chứng lâm sàng, tăng thu nhận thức ăn, tăng năng suất chăn nuôi, giảm chi phí thú y trong đàn.
– Đo lường độc tố nấm mốc trong máu vật nuôi: Giúp đánh giá chính xác mức độ phơi nhiễm của độc tố nấm mốc trong đàn vật nuôi.
– Đo lường độc tố nấm mốc trong sản phẩm chăn nuôi (sữa).
– Đo lường độc tố nấm mốc trong khẩu phần ăn của vật nuôi.
2.4. Đo lường hiệu quả kinh tế của các biện pháp kiểm soát độc tố nấm mốc
Thiệt hại kinh tế do độc tố nấm mốc gây ra là yếu tố cần được kiểm soát trong trang trại chăn nuôi(để lượng hóa ảnh hưởng của độc tố nấm mốc tới đàn vật nuôi tham khảo nội dung tại P1 – mục 2.2 sự lên men dạ cỏ và khả năng tự giải độc). Một số điểm có thể dùng để đánh giá ảnh hưởng của nhiễm độc tố nấm mốc liều thấp kéo dài và mãn tính như sau:
– Khả năng thu nhận thức ăn và năng suất sữa không đổi.
– Giảm 0,4% điểm mỡ sữa hoặc/và 0,1% điểm protein sữa.
– Không bị phạt điểm SCC.
– Tăng 10% đàn bị chậm động dục sau 60 ngày, đồng thời tăng thêm 10% chi phí thú y.
– Khi áp dụng các chất chống độc tố nấm mốc, các dấu hiệu này giảm 80%.
Sử dụng các chất chống độc tố nấm mốc thường xuyên có thể làm giảm 50% thiệt hại do độc tố nấm mốc gây ra trong trang trại chăn nuôi gia súc lớn (từ 14.5% xuống 7.6%), đồng thời làm tăng thêm lợi nhuận của trang trại 12,3%. Vì vậy, hiệu quả đầu tư của các chất chống độc tố nấm mốc xấp xỉ 7 lần.
Kiểm tra chất lượng thức ăn ủ chua
3. Kết luận
Độc tố nấm mốc trong chăn nuôi gia súc nhai lại ít được quan tâm nghiên cứu và xử lý. Gia súc nhai lại có nguy cơ nhiễm đa độc tố do cấu trúc phức tạp của khẩu phần ăn, đa phần đến từ thức ăn tinh và thức ăn ủ chua. Mặc dù, gia súc nhai lại có khả năng tự phân giải một số loại độc tố nấm mốc, tuy nhiên chăn nuôi gia súc nhai lại cao sản làm thay đổi quá trình lên men dạ cỏ, từ đó làm giảm khả năng phân giải độc tố nấm mốc tại dạ cỏ. Gia súc nhai lại nhiễm lượng nhỏ độc tố nấm mốc trong thời gian dài tuy không ảnh hưởng tới thu nhận thức ăn và năng suất sản xuất nhưng làm giảm sức khỏe đàn, dễ phơi nhiễm bệnh tật, giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, giảm năng suất sinh sản và giảm hiệu quả chăn nuôi. Sử dụng các chất chống độc tố nấm mốc là giải phảp hiệu quả để ngăn ngừa độc tố nấm mốc trong chăn nuôi gia súc nhai lại.
Nguyễn Minh Trí1; Đặng Hoàng Lâm1,2
1 Công ty Cổ phần Thú y Megavet Việt Nam
2 Trường Đại học Hùng Vương
Email: [email protected]
Điện thoại: 0836.866.333
Tài liệu tham khảo
Eys, J. E. v., N. Beloglazova and R. Bořutová, (2016). Mycotoxins in Dairy Cattle and Mycotoxin Deactivators , Their Role and Economic Evaluation : Review.
Gallo, A., M. Mosconi, E. Trevisi and R. R. Santos, (2022). Adverse Effects of Fusarium Toxins in Ruminants: A Review of In Vivo and In Vitro Studies. 3(3): 474-499.
- độc tố nấm mốc li> ul>
- Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa
- 6 phụ gia quan trọng trong dinh dưỡng gia cầm vì sự phát triển bền vững
- Tối ưu hóa hiệu suất sinh trưởng: Vai trò quan trọng của arginine và leucine
- Nguyên nhân khiến gà bị khô chân và cách phòng bệnh
- Chống nóng cho vật nuôi từ bên trong: vai trò của dinh dưỡng
- Xuất khẩu tổ yến: Mở đường cho doanh nghiệp bay xa
- Dự báo thị trường thức ăn thú cưng tại Trung Quốc năm 2025
- Xuất khẩu cám gạo chính ngạch sang Trung Quốc: Cơ hội song hành cùng thách thức
- Gỡ khó cho ngành gia cầm, đặt mục tiêu phát triển đến 2045
- Tryptophan – Vai trò và chức năng trên gà đẻ
Tin mới nhất
T5,19/06/2025
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Ký sinh trùng đường máu và những mối nguy trên gia súc
- ANGROPHIN: Thảo dược tự nhiên kháng virus, tăng đề kháng cho vật nuôi
- CJ Feed & Care: Tối ưu FCR – Định hướng tương lai ngành chăn nuôi Việt Nam
- Chăn nuôi gia cầm: Tái cấu trúc là yếu tố cần thiết
- Thu nhập cả trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi thỏ
- Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa
- Đồng Nai mới là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước
- Xây dựng Viện Chăn nuôi và Thú y từ hạt nhân công nghệ, trí tuệ số
- Vì sao Trung Quốc siết chặt hoạt động “vỗ béo”, muốn nuôi heo “thon gọn”?
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Livestock Vietnam 2025 – Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Chăn nuôi, Thức ăn, Sức khỏe vật nuôi, Sản xuất sữa và Chế biến thịt
- Bộ NN&MT mở đợt ‘truy quét’ việc lạm dụng chất kích tăng trưởng, tăng trọng
- Cargill rút khỏi ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, đóng cửa nhà máy tại Đồng Tháp và Long An
- Chăn nuôi dê bền vững theo chuỗi giá trị: Chủ nhà hàng là mắt xích quan trọng
- Da khỏe, lông đẹp: Chiến lược dinh dưỡng hiệu quả cho heo con sau cai sữa
- Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan
- Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà
- Bệnh Lymphoid Leukosis có triệu chứng như thế nào trên gà thịt lông màu?
- Xuất nhập khẩu thịt bò của Vương quốc Anh 2 tháng đầu năm 2025 giảm
Bình luận mới nhất