Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong tháng 1/2023 đạt trên 804.535 tấn, trị giá gần 269,35 triệu USD, giá trung bình 334,8 USD/tấn, giảm 30,5% về lượng, giảm 30,3% kim ngạch nhưng tăng nhẹ 0,4% về giá so với tháng 12/2022. So với tháng 1/2022 cũng giảm 24,4% về lượng, giảm 20,8% về kim ngạch nhưng tăng 4,8% về giá.
- Tình hình nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ ngày 17/01 – 01/2/2023
- Giá thức ăn chăn nuôi thế giới trong tuần từ ngày 17/01 – 01/02/2023
- Nhập khẩu ngô năm 2022 trị giá gần 3,33 tỷ USD
Nhập khẩu đậu tương trong tháng 1/2023 đạt 68.702 tấn, tương đương 46,15 triệu USD, giá trung bình 671,8 USD/tấn. Giảm mạnh 66,2% về lượng và giảm 66,5% kim ngạch so với tháng 12/2022 và giá giảm nhẹ 0,8%; so với tháng 1/2022 giảm mạnh 63% về lượng, giảm 59% về kim ngạch nhưng tăng 10,4% về giá.
Thị trường nhập khẩu ngô
Brazil là thị trường chủ đạo cung cấp ngô cho Việt Nam trong tháng 1/2023, chiếm trên 58% trong tổng lượng và chiếm 57,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt 466.503 tấn, tương đương gần 153,92 triệu USD, giảm 0,06% về lượng, giảm 1,7% kim ngạch và giảm 1,7% về giá so với tháng 12/2022; so với tháng 1/2022 tăng rất mạnh 246,7% về lượng, tăng 264,5% về kim ngạch, giá tăng 5,2%.
Nhập khẩu ngô từ Achentina tháng 1/2023 đạt 263.297 tấn, tương đương 88,47 triệu USD, giá 336 USD/tấn, chiếm gần 33% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, giảm 27,2% về lượng, giảm 26,2% về kim ngạch nhưng giá tăng nhẹ 1,3% so với tháng 12/2022; so với tháng 1/2022 cũng giảm mạnh 55,8% về lượng, giảm 54% về kim ngạch, nhưng giá tăng 3,8%.
Ngoài ra, nhập khẩu ngô từ thị trường thị trường Đông Nam Á tháng 1/2023 đạt 20.765 tấn, tương đương 8,77 triệu USD, giá 422,2 USD/tấn, chiếm 2,6% trong tổng lượng và chiếm 3,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, tăng mạnh 131% về lượng, tăng 146,7% về kim ngạch và giá tăng 6,7% so với tháng 12/2022; so với tháng 1/2022 cũng tăng rất mạnh 4.235% về lượng, tăng 676% về kim ngạch.
Nhập khẩu ngô tháng 1/2023
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 12/2/2023 của TCHQ)
Thị trường nhập khẩu đậu tương
Trong tháng 1/2023, Việt Nam chỉ nhập khẩu đậu tương ở 3 thị trường chủ yếu là Mỹ, Canada và Campuchia; trong đó nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Mỹ, chiếm gần 82,3% trong tổng lượng và chiếm 81,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, đạt 56.564 tấn, tương đương 37,49 triệu USD, giá 662,9 USD/tấn, sụt giảm mạnh 42% về lượng, giảm 44,3% kim ngạch và giảm 3,8% về giá so với tháng 12/2022, và so với tháng 1/2022 cũng giảm mạnh 39,6% về lượng, giảm 33% kim ngạch nhưng tăng 10,8% về giá.
Nhập khẩu đậu tương từ thị trường Canada – thị trường lớn thứ 2, chiếm 15% trong tổng lượng và chiếm 16% tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, trong tháng 1/2023 tăng mạnh 43% về lượng và tăng 38,9% kim ngạch so với tháng 12/2022 nhưng giá giảm nhẹ 2,9%, đạt 10.300 tấn, tương đương 7,4 triệu USD, giá trung bình 718,6 USD/tấn; nhưng so với tháng 1/2022 thì giảm mạnh 36,6% về lượng, giảm 27,2% về kim ngạch nhưng giá tăng 14,7%.
Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu đậu tương từ thị trường Campuchia tháng 1/2023 đạt 50 tấn, tương đương 40.000 USD, giá 800 USD/tấn, giảm mạnh 95% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 12/2022, và cũng giảm mạnh 98% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 1/2022.
Nhập khẩu đậu tương tháng 1/2023
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 12/2/2023 của TCHQ)
Thuỷ Chung
Trung tâm TT CN&TM
- nhâp khẩu ngô li> ul>
- Giá gà giảm sâu, người chăn nuôi ‘lao đao’
- GIA LAI: Nói không với dự án chăn nuôi nhỏ lẻ, ảnh hưởng môi trường
- Xây dựng chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh chuẩn quốc tế: Yêu cầu cấp thiết
- R.E.P Biotech và HCMCOU: Ký kết hợp tác liên kết chương trình Co-op
- Vỏ đậu nành: Nguồn chất xơ thay thế tốt nhất cho heo con
- Cục Chăn nuôi hướng dẫn công tác phòng, chống nắng nóng cho vật nuôi
- Sự đa hình kiểu gen của virus Dịch tả heo Châu Phi, Dịch tả heo cổ điển và những thách thức trong kiểm soát bệnh tại trang trại
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Thăm và làm việc tại công ty Hanvet
- Tạo lập nhãn hiệu chứng nhận ‘Bò Tây Ninh’, nâng cao giá trị, vị thế sản phẩm
- Achaupharm: Chính thức trở thành hội viên Hội Chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T6,02/06/2023
- Giá gà giảm sâu, người chăn nuôi ‘lao đao’
- GIA LAI: Nói không với dự án chăn nuôi nhỏ lẻ, ảnh hưởng môi trường
- Xây dựng chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh chuẩn quốc tế: Yêu cầu cấp thiết
- R.E.P Biotech và HCMCOU: Ký kết hợp tác liên kết chương trình Co-op
- Vỏ đậu nành: Nguồn chất xơ thay thế tốt nhất cho heo con
- Cục Chăn nuôi hướng dẫn công tác phòng, chống nắng nóng cho vật nuôi
- Sự đa hình kiểu gen của virus Dịch tả heo Châu Phi, Dịch tả heo cổ điển và những thách thức trong kiểm soát bệnh tại trang trại
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Thăm và làm việc tại công ty Hanvet
- Tạo lập nhãn hiệu chứng nhận ‘Bò Tây Ninh’, nâng cao giá trị, vị thế sản phẩm
- Achaupharm: Chính thức trở thành hội viên Hội Chăn nuôi Việt Nam
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất