Kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi: Cần nhiều cơ chế để khuyến khích - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi: Cần nhiều cơ chế để khuyến khích

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Rào cản chính sách, sự chưa đồng bộ giữa các bộ luật trong việc coi phụ phẩm của ngành này là nguyên liệu của ngành khác… là những vấn đề cần sớm được tháo gỡ trong định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi.

    Chăn nuôi tuần hoàn là xu hướng

     

    Theo Cục Chăn nuôi, thời gian qua nhiều địa phương trên cả nước đã áp dụng mô hình chăn nuôi tuần hoàn từ sản xuất thức ăn, trang trại, thực phẩm và phân bón hữu cơ (hệ thống chăn nuôi tuần hoàn 4F) khá hiệu quả.

     

    Tại Thủ đô, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai dự án xây dựng mô hình chăn nuôi heo thương phẩm sử dụng chế phẩm sinh học ở Sơn Tây, Phúc Thọ, Chương Mỹ, Thanh Oai… Sau bảy tháng nuôi, 750 con heo đạt trọng lượng trung bình hơn 100 kg/con, đem lại lợi nhuận khá, giúp người chăn nuôi có đầu ra ổn định.

     

    Cùng với đó, để hướng dẫn người chăn nuôi hiểu biết đầy đủ hơn những kỹ thuật chăn nuôi góp phần giảm phát thải khí nhà kính, hạn chế ô nhiễm môi trường, Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Organic Quế Lâm đã thực hiện mô hình chăn nuôi heo thịt theo hướng hữu cơ tại các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Nam Định, Thái Nguyên và Vĩnh Phú. Mô hình áp dụng công nghệ sử dụng chế phẩm vi sinh trong thức ăn hỗn hợp, giúp phòng, chống dịch bệnh trên đàn heo (dịch tả heo châu Phi, tiêu chảy), giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường, đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

     

    Tiếp đến, Công ty cổ phần Giống và Thức ăn chăn nuôi T&T 159 (Hòa Bình) cũng đã triển khai mô hình vỗ béo bò thịt và xử lý môi trường bằng chế phẩm sinh học ở Hòa Bình, Nam Định, Vĩnh Phúc…; áp dụng quy trình chăn nuôi tuần hoàn khép kín (sử dụng toàn bộ phụ phẩm nông nghiệp kết hợp men vi sinh làm đệm lót sinh học cho vật nuôi), góp phần phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp tại các địa phương nêu trên.

     

    Về vấn đề này, Chủ tịch Công ty cổ phần Giống và Thức ăn chăn nuôi T&T 159 Hà Văn Thắng thông tin thêm, để tổ chức các mô hình chăn nuôi tuần hoàn khá tốt trong thực tế, công ty đã vận dụng sáng tạo một số nguyên tắc cơ bản trong nền kinh tế tuần hoàn như: Tổ chức chăn nuôi tập trung và chăn nuôi liên kết, sản xuất đệm sinh học làm nền chuồng trại; xử lý triệt để các ảnh hưởng môi trường trong quá trình tổ chức sản xuất và kinh doanh, nhằm cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.

     

    Bên cạnh các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi, hiện nay nhiều Tập đoàn chăn nuôi lớn cũng như các trang trại trên cả nước đã thực hiện quy mô chăn nuôi theo chuỗi tuần hoàn, xử lý triệt để các tác nhân gây ô nhiễm môi trường trong cả quá trình sản xuất và kinh doanh, góp phần quan trọng để cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.

     

    Hiện nay, Tập đoàn Mavin đã xây dựng được một mô hình tuần hoàn được triển khai tại 3 tỉnh hướng tới các hoạt động chăn nuôi heo và hướng tới được triển khai tại Gia Lai, Nghệ An và Đồng Tháp. Cụ thể, Mavin tập trung vào cả heo nái cũng như heo thịt và áp dụng công nghệ cao và các công nghệ về chuyển đổi số. Cùng với đó, hướng đến quản lý nước, kiểm soát chất thải và sử dụng các công nghệ thân thiện với môi trường như điện mặt trời áp mái hay các công nghệ biogas và nguồn thức ăn đầu vào được quản lý chặt chẽ, khoa học. Đồng thời, Tập đoàn Mavin cũng có nhà máy để sản xuất các loại thức ăn để phục vụ cho hoạt động chăn nuôi. Ngoài ra, có nhà máy để thu gom các loại chất thải, phế phẩm của hoạt động chăn nuôi để sản xuất phân bón cho cây trồng.

     

    “Chúng tôi đã xây dựng một hệ thống quản lý và quy trình kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ, khép kín. Mục tiêu mà Tập đoàn Mavin đang hướng tới là phát triển ngành chăn nuôi phát thải cacbon thấp và thân thiện với môi trường. Dự kiến đến năm 2025, Tập đoàn Mavin sẽ sản xuất ra 1 triệu con heo sạch mỗi năm”, ông David Jonh White head, Chủ tịch HĐQT Mavin cho biết.

     

    Từ cách làm của Tập đoàn Mavin có thể thấy được, nông nghiệp tuần hoàn có thể được áp dụng cả với những tập đoàn công ty lớn chứ không chỉ bó hẹp ở các nông hộ nhỏ. Để có thể đạt được một nền nông nghiệp tuần hoàn, ông David cho rằng phải nắm được 3 yếu tố chính: Giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng.

     

    Trang trại công nghệ cao của Tập đoàn TH hiện cũng đang áp dụng mô hình tuần hoàn khép kín. Toàn bộ vật chất hữu cơ và chế phẩm hữu cơ từ trang trại chăn nuôi được thu gom, xử lý thành chất đệm sinh học phục vụ trang trại và phân bón hữu cơ; nước thải chăn nuôi được sử dụng để cải tạo đất trồng trọt và trả lại môi trường tự nhiên sau khi được xử lý đạt chuẩn.

    Phát triển kinh tế tuần hoàn là thể hiện trách nhiệm của quốc gia trong giải quyết những thách thức toàn cầu do ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đồng thời nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế”. Phát biểu tham luận tại Đại hội XIII của đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường.

     

    Quy định cứng nhắc là “rào cản”

     

    Có thế thấy, chăn nuôi tuần hoàn đang là một xu thế tất yếu, tuy nhiên phát triển chăn nuôi theo hướng kinh tế tuần hoàn đang có nhiều trở ngại, do chưa có sự đồng bộ giữa các bộ Luật liên quan cũng như một số thách thức từ nhận thức về kinh tế tuần hoàn tại quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ ở nông thôn, hợp tác xã còn sơ khai, tâm lý ngại rủi ro, mức đầu tư cho các mô hình tái chế lớn, khung luật pháp chưa hoàn thiện.

     

    Theo ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, ‘điểm nghẽn’ hiện nay đối với các đơn vị sản xuất nông nghiệp tuần hoàn là khi lấy phụ phẩm của ngành này để làm nguyên liệu cho ngành khác thì vướng các quy định của Luật bảo vệ môi trường.

     

    Ông Công dẫn chứng, chăn nuôi bò hiện nay đang ở mức tăng trưởng cao nhưng chúng ta lại không có đồng cỏ. Muốn tận dụng phụ phẩm của nông nghiệp trồng trọt làm thức ăn cho bò, nhưng khi đi thu mua bã, thân cây, cành cây,… tại các nhà máy chế biến nông sản thì lại vướng, không vận chuyển được bởi nó được coi là chất thải theo Luật bảo vệ môi trường.

     

    TS. Nguyễn Văn Bắc, đại diện Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng, cần có tiêu chuẩn để đánh giá lĩnh vực chăn nuôi tuần hoàn; cần công bố kịp thời, rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật nhằm phục vụ chăn nuôi tuần hoàn; để đưa hệ thống chăn nuôi tuần hoàn vào chuỗi bền vững với đầu tàu là doanh nghiệp. Bộ NN&PTNT cần có những buổi đối thoại doanh nghiệp về chăn nuôi tuần hoàn để có thể nắm bắt thông tin và điều chỉnh chính sách phù hợp thực tiễn. Các cơ quan, doanh nghiệp phối hợp cùng hệ thống khuyến nông để phát triển, nhân rộng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi.

     

    Còn theo TS. Nguyễn Anh Phong, Giám đốc Trung tâm Thông tin Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), để tháo gỡ rảo cản trong phát triển kinh chăn nuôi tuần hoàn. Thứ nhất, cần xây dựng hành lang pháp lý và tiêu chuẩn hóa kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó hoàn thiện cơ chế chính sách để đưa ra quy chuẩn sản xuất và thương mại hóa. Thứ hai, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi cho các đối tượng doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất áp dụng công nghệ về kinh tế tuần hoàn. Thứ ba, cần thúc đẩy liên kết, hợp tác trong nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong nước và quốc tế. Thứ tư, thúc đẩy số hóa và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, phân tích dữ liệu về kinh tế tuần hoàn.

     

    Ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, kinh tế tuần hoàn là kết quả của mô hình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ tuần hoàn, các mô hình này không nên bị trói buộc bởi 1 khuôn mẫu nên tìm tiêu chí, quy định cứng nhắc. Ông đưa ra kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu quy định hàng lang pháp lý, khuôn khổ pháp lý cho đổi mới sáng tạo để thực sự đi vào đời sống xã hội, có cơ chế cho câu chuyện thí điểm, thử nghiệm, đánh giá và tổng kết các mô hình đổi mới sáng tạo.

     

    “Như chính sách phục vụ doanh nghiệp, nông hộ xử lý chất thải chăn nuôi để thí điểm, đánh giá, từ đó lan tỏa mô hình. Đề nghị các cơ quan nhà nước, tổ chức tiếp tục hỗ trợ phát triển các mô hình cho các trung tâm vùng lõi do các doanh nghiệp dẫn dắt”, ông Thắng góp ý.

     

    Hiểu Linh

     

    ÔNG DƯƠNG TẤT THẮNG, CỤC TRƯỞNG CỤC CHĂN NUÔI (BỘ NN&PTNT):

     

    Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là “gốc rễ” của tăng trưởng xanh

     

    Đối với kinh tế tuần hoàn trong ngành chăn nuôi, việc bảo vệ, gìn giữ môi trường là hết sức cần thiết. Kinh tế tuần hoàn cũng được cho là gốc rễ của tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Nguyên tắc cốt lõi của kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi là giảm chi phí, tiêu thụ nguyên liệu đầu vào, giảm phát thải đầu ra, chế biến và tái sử dụng chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp, tạo ra chu trình khép kín giữa các ngành khác nhay như chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, công nghệ chế biến.

     

    Nếu như từ xưa, vấn đề tuần hoàn trong chăn nuôi đã được thể hiện qua nhiều mô hình như VAC, VACR, lúa-cá-vịt, xử lý rơm cho chế biến phân bón vi sinh… Tuy nhiên, đến nay với quy mô chăn nuôi lớn hơn, cần bước đi bền vững hơn, cách tiếp cận mới hơn, phù hợp hơn với xu hướng thế giới và khu vực.

     

    P.H ghi

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.