Kỹ thuật chăn nuôi gà giai đoạn đẻ - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Thái Bình, Phú Thọ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 61.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Tiền Giang, Trà Vinh 61.000 đ/kg
    •  
  • Kỹ thuật chăn nuôi gà giai đoạn đẻ

    Chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm đang là một trong nhiều loại hình chăn nuôi phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao và đang được nhân rộng tại các địa phương. Tuy nhiên chăn nuôi gà đẻ giai đoạn này đòi hỏi người chăn nuôi cần có kinh nghiệm cũng như phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất.

    Trong giai đoạn gà đẻ (>20 tuần) là giai đoạn thu hoạch những thành quả của giai đoạn nuôi hậu bị, nhưng đây cũng là giai đoạn đòi hỏi người nuôi cần áp dụng kỹ thuật, và kinh nghiệm vào thực tế sản xuất để có thể kéo dài thời gian khai thác trứng, giảm các chi phí không cần thiết, duy trì đàn gà đẻ đều và ổn định.

     

    Để làm được điều đó người chăn nuôi cần chú y một số nội dung sau:

     

    – Chuồng nuôi.

    – Thức ăn.

    – Quản lý chăn nuôi

     

    Chuồng nuôi

     

    Thực tế chăn nuôi hiện nay có 3 kiểu chuồng nuôi gà đẻ thương phẩm giai đoạn này đó là chuồng nền, chuồng sàn và chuồng lồng. Mối kiểu chuồng nuôi phù hợp với mỗi điều kiện chăn nuôi, giống gà và quy mô sản xuất.

     

    – Với chuồng nuôi nền:

     

    + Phù hợp với hầu hết các giống gà đẻ thương phẩm và gà nuôi lấy giống.

    + Phù hợp với điều kiện chăn nuôi nhỏ với chi phí thấp.

    + Dễ dàng thực hiện không cần yêu cầu kỹ thuật về chuồng nuôi cao.

     

    Nhược điểm

     

    + Khó kiểm soát dịch bệnh.

    + Không phù hợp với chăn nuôi quy mô lớn do không áp dụng được một số tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi.

    + Hiệu quả kinh tế không cao do chất lượng sản phẩm chăn nuôi không cao do trứng không đồng đều, trứng bẩn, tỷ lệ đẻ thấp.

    + Hao phí chăn nuôi tăng cao do một phần thức ăn và thuốc thú y trong quá trình chăn nuôi.

     

    – Với chuồng sàn:

     

    + Đây là kiểu chuồng nuôi vẫn chưa phổ biến tại nước ta, thường được các cơ sở giống sử dụng để giảm thiểu việc sử dụng thuốc thú y cho đàn gà giống.

    + Thường phù hợp với nuôi gà giống và gà thịt thương phẩm

    + Có chi phí ban đầu lớn nên chỉ phù hợp cho quy mô chăn nuôi lớn.

     

    – Chuồng lồng.

     

    Đây là kiểu chuồng nuôi phù hợp với gà đẻ trứng công nghiệp do dễ đang quản lý thức ăn, nước uống, dịch bệnh (cầu trùng) . . .

     

    Áp dụng được khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi: dây chuyền nhặt trứng, cho ăn tự động, cho uống tự động, hệ thống xử lý chất thải tự động . . 

     

    + Chi phí đầu vào lớn.

    + Không áp dụng được với gà bố mẹ.

     

    Với ưu nhược điểm của 3 kiểu chuồng nuôi phổ biến trên, các trại chăn nuôi lựa chon xây dựng sao cho phù hợp với quy mô và điều kiện chăn nuôi của mỗi vùng, mỗi trại.

     

    Đối với các giống gà đẻ thuong phẩm hiện nay, giai đoạn hậu bị kết thúc lúc 18 tuần tuổi, sau đó được chuyển tới chuồng đẻ, lồng đẻ và tiến hành chăm sóc cũng như dinh dưỡng chuẩn bị cho giai đoạn vào đẻ.

     

    Thức ăn

     

    Trong chăn nuôi gà đẻ thương phẩm hiện nay dinh dưỡng chiếm vai trò quan trọng nhất ảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi.

     

    Với mỗi giống gà ta có khẩu phần khác nhau, trong quá trình chăn nuôi dựa vào kinh nghiệm chăn nuôi ta có những điều chỉnh sao cho phù hợp với sức khỏe đàn gà và tỷ lệ đẻ.

     

    Dinh dưỡng cho gà đẻ giai đoạn > 20 tuần tuổi

     

    Nhu cầu năng lượng, protein và axit amin của gà đẻ trứng thương phẩm

     

    (Theo lượng thức ăn ăn vào khác nhau ở giai đoạn đẻ trứng)(NRC-1994)

     

    Chất Dinh dưỡng   Đơn vị Mật độ dinh duỡng trong thức ăn cho gà đẻ trứng 

    Nhu cầu hàng ngày/gà mái

    (mg hoặc IU/kg)

    Thức ăn ăn vào (1)  gam  80 100 120 100 100 110
    Protein thô  18.8 15 12.5 15000 15000 16500
    Agrinine  0.88 0.7 0.58 700 700 770
    Histidine  0.21 0.17 0.14 170 170 190
    Isoleucine  0.81 0.65 0.54 650 650 715
    Leucine  1.03 0.82 0.68 820 820 900
    Lysine  0.86 0.69 0.58 690 690 760
    Methionine  0.38 0.3 0.25 300 300 330
    Methionine+Cystine  0.73 0.58 0.48 580 580 645
    Phenylalanine  0.59 0.47 0.39 470 470 520
    Phenylalanine+tyrosine  1.04 0.83 0.69 830 830 910
    Threonine  0.59 0.47 0.39 470 470 520
    Tryptophan  0.2 0.16 0.13 160 160 175
    Valine  0.88 0.7 0.58 700 700 770
    Linoleic axit  1.25 1 0.83 1000 1000 1100

     

    (1)Trên cơ sở thừa nhận mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần là 2900 Kcal/kg và tỷ lệ đẻ là 90%

     

    Lượng thức ăn cung cấp cho gà giai đoạn này phục vụ cho nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất trứng. Do dó tùy vào tình hình của đàn gà mà ta có những điều chỉnh sao cho phù hợp

     

    Đối với gà đẻ trứng công nghiệp (gà đẻ trứng đỏ).

     

    – Khi gà hậu bị đẻ lên 5% bắt đầu cho ăn theo tiêu chuẩn

    – Gà đẻ đạt đỉnh vào 36 tuần tuổi cho ăn 2 bữa / ngày

    – Thức ăn chia làm 2 bữa sáng 40% và chiều 60%.

     

    Mỗi ngày cho gà ăn hết cám 1 – 2h sau đó làm vệ sinh máng

     

    Thời gian cho ăn

     

    Sáng : 7- 7.30 giờ: ăn khoảng 40% tổng lượng cám, 10.30 giờ đi đảo cám và kiểm tra san cám cho gà ăn đều.

     

    Chiều : 1.30 kiểm tra máng ăn cho gà ăn hết thức ăn còn lại sau đó khoảng 2.30 cho ăn khoảng 40% cám sau khoảng 30 phút ăn 20% cám.

     

    Chú ý: Nếu hậu bị mới vào phải đảo cám nhiều lần trong ngày. 

     

    Bảng khẩu phần ăn cho gà

    Tuổi  (tuần) Khẩu phần (g/con/ngày)
    18 75-80
    19 85-90
    20 95-100
    21 100-105
    22 105-110
    23 110-115
    24 >115
    25 >115
    26 >115

     

    Quản lý và chăm sóc

     

    Nước uống:

     

    Nước uống với gà đẻ là không thể thiếu dù trong bất kỳ trường hợp nào cần

     

    – Luôn đảm bảo gà có nước sạch và mát.

    – Thường xuyên kiểm tra vi khuẩn trong nước.

    – Nhiệt độ của nước cần đạt 25°C

     

    Với chuồng nuôi sử dụng núm uống và máng uống tự động

     

    – Kiểm tra nước 2 lần một ngày.

    – Làm vệ sinh núm uống 2 tuần /lần

    – Tốc độ dòng chảy 75ml/phút (không được chảy quá mạnh hoặc quá yếu)

    – Độ cao bình uống cần đặt cao khoảng 40cm.

     

    Với chuồng sử dụng máng uống tự chế cần chú ý thêm nước 3 – 4 lần /ngày. Cần vệ sinh máng uống 1 ngày/lần.

     

    Nhiệt độ, gió và ánh sáng

     

    – Nhiệt độ thích hợp cho chăn nuôi gà đẻ là từ 23 – 270C. Tuy nhiên cần duy trì nhiệt chuồng nuôi ấm trong tuần đầu của gà mới chuyển chuồng (250C – 280C) cần luôn luôn duy trì nhiệt độ ổn định trong chuồng nuôi tránh hiện tượng quá nóng hay quá lạnh làm gà bị stress ảnh hưởng tới sản lượng trứng.

     

    – Cần duy trì hệ thống thông gió và đảm bảo tốc độ gió trong chuồng nuôi cần đạt 5m/s.

     

    – Ánh sáng: Phải bật điện trong khoảng 1 tuần đầu 24 giờ sau đó sang tuần thứ 2 sẽ giảm ánh sáng 12 giờ và sau đó tăng mỗi tuần 1 giờ thắp sáng đến 16 giờ/ngày. Buổi sáng lúc 4.30- 5h sáng cần bật điện và đảo cám còn trong máng, Kiểm tra núm uống nước.

     

    Các hoạt động khác như cho uống thuốc: chia làm 2 lần sàng 8- 10 giờ, chiều 2-4 giờ, trưa dùng thuốc bổ hoặc vitamin. Trước khi cho dùng thuốc phải cắt nước khoảng 30 phút, pha thuốc vào xô sau đó mới đổ vào bình, nếu thuốc bổ và vitamin không phải cắt nước.

     

    Phải thường xuyên kiểm tra gà, có vấn đề phải đánh dấu và xử lý những con có vấn đề khác thường để tiếp tục theo dõi và xử lý kịp thời.

     

    Đối với những trại chăn nuôi quy mô chưa lớn cần có quy trình chăm sóc sao cho phù hợp với điều kiện nuôi và đảm bảo hiệu quả chăn nuôi.

     

    Trong giai đoạn này việc sử dụng thuốc thú y cần chú ý tới nhằm duy trì ổn định đàn gà và nâng cao hiệu quả chăn nuôi; đồng thời quản lý, khống chế dịch bệnh đảm bảo đàn gà có sức khỏe tốt. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc sao cho hợp lý và mang lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời hạn chế hiện tượng kháng thuốc sẽ được đề cập trong bài viết sau.

     

    Việc chăm sóc nuôi dưỡng gà đẻ giai đoạn này cần đòi hỏi người nuôi có kinh nghiệm và am hiểu khao học để đảm bảo đàn gà luôn khỏe mạnh và sản xuất tốt đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Với mỗi vùng, mỗi trại đều có nhưng kinh nghiệm riêng để có thể nâng cao năng xuất đàn gà đẻ thương phẩm và giảm những chi phí trong chăn nuôi cũng như hạn chế dịch bệnh. Với những chia sẻ trên hi vọng giúp các trại có thêm thông tin để có thể quản lý trại được tốt nhất.

     

    VietDVM team

    Nguồn: VietDVM

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.