Qua kinh nghiệm thực tế, anh Nguyễn Hồng Phong (chủ trang trại chăn nuôi tại huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên) đã có cách giữ ấm để bảo vệ an toàn đàn gà ngày đông giá.
Từ trải nghiệm thực tế
Tốt nghiệp Đại học Nông lâm Thái Nguyên, anh Nguyễn Hồng Phong (sinh năm 1979) trải qua giai đoạn dài làm kỹ sư cho các thương hiệu chăn nuôi lớn như C.P, Dabaco… Khi đã tích lũy được khá nhiều kỹ thuật, kinh nghiệm, anh quyết định tự mở trang trại chăn nuôi gia công cho Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P.
Nhiệt độ phù hợp, đủ ấm là điều kiện tốt để đàn vật nuôi phát triển tốt trong những ngày đông giá. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.
Sau khi tìm hiểu, năm 2017, anh Phong đầu tư 1,3 tỷ đồng mua 2,5 ha đất vườn đồi tại xã Khe Mo (huyện Đồng Hỷ). Gia đình lo lắng cho anh bởi khu vực đầu tư sản xuất cách nhà gần 20 km. Gia đình anh Phong ở xã Sơn Cẩm (Thành phố Thái Nguyên). Những phân tích, giải thích của kỹ sư Phong về lựa chọn trên cơ sở khoa học đã thuyết phục để các thành viên trong gia đình yên tâm.
Năm 2018, Trang trại chăn nuôi Hồng Phong với quy mô 4 khu chuồng nuôi, sản lượng 4 vạn con/lứa hình thành và đi vào hoạt động. Đứng trên ngọn đồi cao nhìn xuống, khu trang trại gà xếp ngay ngắn, quy củ. Anh Phong cho biết, vận hành cả khu chăn nuôi rộng 2,5 ha chỉ có 8 người. Gồm 3 công nhân, 4 sinh viên thực tập và 1 quản lý.
Công nhân làm việc theo hợp đồng lao động. Sinh viên được đào tạo và ăn lương thông qua ký kết hợp tác đào tạo với trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Đưa chúng tôi đi thăm trang trại, anh Phong cho biết, công việc chăn nuôi suôn sẻ, dự kiến hết năm 2021 này, anh sẽ thu hồi đủ nguồn vốn đầu tư gần 10 tỷ đồng để xây dựng trang trại.
Giữ nhiệt cho gà qua ngày đông giá
Ngoài việc đầu tư bài bản, thực hiện chuẩn các kỹ thuật chăn nuôi, theo anh Phong, việc đảm bảo nhiệt độ phù hợp cho gà trong suốt quá trình chăn nuôi là đòi hỏi nghiêm ngặt. Anh đã đi tham quan, học tập ở nhiều nơi về kỹ thuật sưởi ấm cho gà.
Ở miền Bắc, vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp cần có hệ thống sưởi ổn định. Tại Bắc Giang, anh Phong đã tìm hiểu quy trình đốt lò than. Nhiệt độ bù cho chuồng nuôi rất cao nhưng bất cập là khí sưởi kèm theo cả khí độc như CO khiến gà bị ngạt. Có trang trại áp dụng đốt lò ngoài nhưng vô cùng tốn kém vì không tận dụng hết nhiệt.
Ngược lại, ở miền nam, việc giữ nhiệt sẽ đơn giản hơn với chỉ hệ thống Heather nhập ngoại là có thể đảm bảo điều chỉnh được nhiệt độ phù hợp cho gà. Tuy nhiên, vì độ chênh lệch nhiệt độ vùng miền, nếu áp dụng thiết bị Heather đốt bằng ga thì suất đầu tư sẽ lớn, khó bù đắp.
Từ những trải kinh nghiệm, anh Phong quyết định đầu tư lò đốt than. Lò được xây dựng bên ngoài chuồng nuôi. Trên mỗi cửa lò, anh cho lắp đặt hệ thống ống hút nhiệt. Các quạt xông nhiệt sẽ đẩy khí sạch vào chuồng nuôi. Theo anh, hệ thống trên cũng chưa đạt được hiệu suất 100% nhưng cũng mang lại hiệu quả cao ở 3 tiêu chuẩn.
Thứ nhất là đảm bảo được nguồn khí sạch. Thứ 2, hiệu suất tận dụng nhiệt đạt cao hơn so với cách xông nhiệt trực tiếp. Và đặc biệt, ở mỗi lò than, anh Phong cho lắp đặt cảm ứng nhiệt để có thể điều chỉnh nhiệt độ đưa vào trong chuồng nuôi.
Theo hạch toán của anh Phong, mỗi hệ thống lò than trong một lứa nuôi, nếu hoạt động hết công suất sẽ tiêu tốn khoảng 18 triệu đồng nguyên liệu than đốt. Đó là chi phí đầu tư khả dĩ nhất trong giai đoạn chăn nuôi hiện nay.
Song hành với hệ thống lò đốt than, trang trại của anh Phong còn đầu tư hệ thống bù nhiệt Heather. Anh phân tích, hệ thống Heather cho phép có được nhiệt độ cần trong thời gian ngắn nhất. Vì là hệ thống tự động đốt bằng gas nên chỉ sau vài phút là có thể sử dụng được nhiệt độ yêu cầu để sưởi ấm cho gà.
Trong trường hợp lò than gặp sự cố thì Heather là giải pháp khắc phục cấp bách và hiệu quả. Mặt khác, Heather cũng là giải pháp bù nhiệt hữu hiệu trong mùa hè. Ví dụ, trong giai đoạn úm gà vào mùa hè, ngày tuổi đầu tiên của gà úm cần nhiệt độ là 35 độ C, ngày thứ 2 là 34 độ C. Nhiệt độ giảm dần và ổn định ở 23 độ C cho tới lúc xuất chuồng.
Vậy thì, Heather sẽ phát huy tác dụng tại thời điểm nhiệt độ dưới 35 độ C. Trong mùa hè, việc sưởi ấm không còn là cấp thiết mà việc làm mát mới quan trọng. Rõ ràng, Heather sẽ sử dụng trong tình huống cấp bách, còn lò than mới là giải pháp căn cơ của mùa đông. Nếu sử dụng Heather trong cả 3 – 4 tháng mùa lạnh thì không trang trại nào đạt được hiệu quả kinh doanh.
Giá trị đầu tư mỗi hệ thống lò than của anh Phong hiện nay khoảng 50 triệu đồng. Trong khi đó, mỗi Heather chỉ tốn 20 triệu đồng. Tuy nhiên, hệ thống lò sưởi than của anh Phong đã được nhiều chủ trang trại đến học tập. Không giấu giếm kinh nghiệm, kỹ thuật, anh đã đích thân đi tư vấn xây dựng và lắp đặt cho một số trang trại ở khắp miền Bắc.
Anh Hoàng Văn Liên, quản lý trang trại chăn nuôi của anh Phong cho biết, nhờ có sự đầu tư bài bản, các thiết bị, công nghệ ở trang trại được vận hành trơn tru. Trải qua gần 20 lứa chăn nuôi song đến nay, trang trại chưa gặp phải sự cố nào đáng kể. Một số phế phụ phẩm chăn nuôi cũng được tận dụng, mang lại nguồn lợi không nhỏ. Đơn giản như mỗi lứa chăn nuôi, trang trại cũng thu được 40 triệu đồng từ nguồn bán phân gà cho người trồng trọt…
Sinh viên Trần Thanh Đôn (Đại học Nông lâm Thái Nguyên) cho biết, em và 3 sinh viên nữa may mắn được phân công về thực tập tại trang trại của anh Phong. Trang trại là mô hình thực nghiệm sống động, thiết thực và hiệu quả đối với các bạn sinh viên. Tại trang trại Hồng Phong, Đôn và các bạn cùng thực tập tâm đắc nhất chính là những kiến thức của người đi trước truyền đạt lại để các bạn học hỏi, thực hành.
Tác giả: Đồng Văn Thưởng
Nguồn tin: Nongnghiep.vn
Ông Lê Đắc Vinh, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y và Thủy sản tỉnh Thái Nguyên cho biết, theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, mùa đông năm nay thời tiết tiếp tục có những diễn biến bất thường, dự báo sẽ có những đợt rét đậm rét hại kéo dài.
Ngay từ đàu vụ, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm đã chênh lệch lớn. Công nghệ sưởi ấm cho vật nuôi của Trang trại Hồng Phong đảm bảo chủ động điều tiết nhiệt độ được đơn vị đánh giá cao và khuyến khích các trang trại chăn nuôi trên địa bàn đầu tư, áp dụng.
- sưởi ấm cho gà li> ul>
- Quản lý sự biến động dinh dưỡng của nguyên liệu trong công thức thức ăn
- Axit glutamic có thể tăng cường hiệu suất của chế độ ăn ít protein
- Các loại tinh bột và ảnh hưởng của chúng trong ép viên
- Một cách tiếp cận mới về ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi bò thịt (kỳ II)
- Bệnh lưỡi xanh: Cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng ngừa
- Giải pháp lý tưởng giúp phòng ngừa bệnh tai xanh ở heo
- Hormone điều tiết sinh sản lợn nái: “Chìa khóa” nâng cao năng suất chăn nuôi lợn
- Các nguyên liệu thay thế trong thức ăn chăn nuôi: Lợi ích, chi phí và rủi ro
- Một số kỹ thuật úm gà con
- 7 axit amin quan trọng trong dinh dưỡng cho lợn: Chìa khóa để tối ưu hóa sức khỏe và hiệu suất tăng trưởng
Tin mới nhất
T3,08/10/2024
- Cargill tổ chức Ngày hội “Tặng Trứng Cho Em” tại tỉnh Long An
- Sản lượng bò của Mỹ 8 tháng đầu năm 2024 tiếp tục giảm
- Vượt khó nhờ nuôi gà đen H’Mông
- Trung Quốc: Nhập khẩu bột cá phá kỷ lục
- Vĩnh Long: Đàn gia cầm tăng 4,4%
- Xuất khẩu thịt lợn của EU trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt 2,36 triệu tấn
- Bình Thuận triển khai nhiều mô hình chăn nuôi giảm phát thải
- Để nghề nuôi ‘chim nhả vàng’ phát triển bền vững
- Thông tư 04 giúp phát hiện trên 1.300 tấn thịt nhập khẩu nhiễm Salmonella
- Nor-Feed đạt được chứng nhận B-corp
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất