Làm giàu nhờ mô hình nuôi gà đẻ trứng - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Làm giàu nhờ mô hình nuôi gà đẻ trứng

    Cựu chiến binh (CCB) Hồ Thanh Tùng (57 tuổi, KP.Trung Tâm, P.Xuân Lập, TP.Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) đã trở thành gương điển hình sản xuất kinh doanh giỏi ở địa phương trong nhiều năm qua. Ông đã phát huy tốt phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ”, vượt khó và vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương nhờ mô hình nuôi gà đẻ trứng.

     

     

    CCB Hồ Thanh Tùng (bên trái) chia sẻ kinh nghiệm về mô hình nuôi gà đẻ trứng

     

    Trang trại CCB Hồ Thanh Tùng ở trên khu đồi rẫy rộng hơn 2 ha và nằm biệt lập với khu dân cư. Các khu chuồng trại được đầu tư xây dựng kiên cố, rộng thoáng theo quy mô công nghiệp bao gồm: hệ thống cung cấp nước uống và thức ăn tự động, điện chiếu sáng, hệ thống điều hòa không khí bảo đảm ấm vào mùa mưa và mát mẻ vào mùa khô. Nhờ được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, vệ sinh môi trường bảo đảm nên đàn gà của gia đình ông Tùng phát triển tốt.

     

    Ông Tùng kể, năm 1984, theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông tự nguyện đăng ký đi bộ đội và tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia. Tháng 12-1987, ông hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương và xin đi làm công nhân. Tuy nhiên, công việc cực khổ, lương lại thấp, cuộc sống không đảm bảo nên ông chỉ làm trong vài năm rồi nghỉ. Năm 1998, vợ chồng ông quyết định đầu tư chuồng trại nuôi gà thịt.

     

    “Mọi sự khởi đầu nan”, thời gian đầu gia đình ông Tùng gặp nhiều khó khăn, do chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc đàn gà nên hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Hơn nữa, trong 2 năm 2003 – 2004, dịch cúm gia cầm liên tiếp xảy ra, đàn gà của ông bị tiêu hủy hết sạch. Tuy nhiên, với ý chí của người lính cụ Hồ, CCB Hồ Thanh Tùng quyết không bỏ cuộc mà luôn tìm mọi cách để gầy dựng lại mô hình nuôi gà.

     

    Năm 2005, vợ chồng ông Tùng quyết định đem giấy tờ nhà, đất thế chấp ngân hàng và vay 300 triệu đồng (tương đương với 10 cây vàng lúc bấy giờ) để tiếp tục đầu tư mô hình nuôi 10 ngàn con gà đẻ trứng với hy vọng mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn. Lần này, ông thực hiện phương châm “chậm mà chắc” chứ không vội đầu tư ồ ạt để mau thu lời. Ông thường dành thời gian tìm hiểu thông tin trên sách, báo, tivi, rồi chủ động đi tham quan các mô hình nuôi gà hiệu quả để học tập, đúc kết kinh nghiệm. Chính nhờ sự nỗ lực phấn đấu không ngừng đã giúp ông thành công.

     

    “Trong suốt 2 năm đầu, tôi chấp nhận bỏ ra một khoản tiền lớn để thuê 2 bác sỹ chuyên về dinh dưỡng và kĩ thuật về tận nhà chỉ dẫn cách chăm sóc đàn gà. Nhờ đó, tôi đã học tập được nhiều kiến thức bổ ích để sau này tự tin chăm sóc đàn gà khỏe mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao”- CCB Hồ Thanh Tùng tâm sự.

     

    Làm giàu trên quê hương

     

    Khi đã tìm ra “công thức” chăn nuôi gà hiệu quả, gia đình ông Tùng quyết định mở rộng quy mô trang trại, phát triển đàn gà từ 10 ngàn con ban đầu đến nay đã tăng lên hơn 18 ngàn con và duy trì ổn định đã hơn 17 năm. Mỗi ngày, đàn gà của gia đình ông đẻ từ 15 – 18 ngàn trứng, mỗi năm có hơn 5 triệu trứng gà xuất bán ra thị trường và thu lời khoảng nửa tỷ đồng, sau khi đã trừ mọi chi phí. “Hiện đầu ra của sản phẩm rất ổn định, cứ hai ngày có xe tải của khách hàng đến tận trang trại để chở trứng và đưa đi tiêu thụ khắp nơi trong cả nước”- ông Tùng bộc bạch.

     

    Theo kinh nghiệm của CCB Hồ Thanh Tùng, muốn cho con gà có được thể trạng khỏe mạnh và đẻ trứng ổn định, to, chất lượng tốt, người nuôi phải quan tâm đến khâu chọn giống. Đồng thời, người nuôi phải nắm vững quy trình kỹ thuật chăm sóc, thường xuyên theo dõi biểu hiện của đàn gà, cho ăn đúng giờ và đủ theo khẩu phần dinh dưỡng. Đàn gà phải được tiêm vắc xin để phòng ngừa các loại dịch bệnh phổ biến theo định kỳ, khu vực chuồng trại cũng phải thường xuyên được tiêu độc, khử trùng và thu gom xử lý chất thải.

     

    “Tôi có làm riêng một khu chuồng còn gọi là trạm xá để tách những con gà bị bệnh ra khỏi đàn và đưa đến đây cho tiện điều trị, theo dõi. Sau khi gà hết bệnh mới đưa trở lại đàn để hạn chế trình trạng lây lan dịch bệnh qua những con khỏe mạnh khác. Nhờ cách làm này đã giúp cho việc kiểm soát dịch bệnh cho gà rất hiệu quả”- ông Tùng chia sẻ.

     

    Không chỉ thu lợi từ trứng, gia đình ông Tùng còn bán phân gà cho các hộ làm vườn bón cây trồng; bán gà thương phẩm đối với những con đẻ trứng sau một thời gian dài đã không còn đạt hiệu quả. Đến nay, mô hình nuôi gà đẻ trứng đã giúp cho ông có nguồn thu nhập tương đối cao, kinh tế gia đình ngày càng phát triển khấm khá, có điều kiện xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm xe ô tô và lo cho các con ăn học đàng hoàng.

     

    Không chỉ làm giàu cho gia đình, trang trại gà đẻ trứng của gia đình ông Tùng còn tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương và các vùng lân cận. Ông trả lương cho mỗi nhân công từ 9,5 đến hơn 10 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, ông còn thưởng tháng lương 13 cho lao động để họ có tiền ăn Tết.

     

    Trong suốt 5 năm qua, CCB Hồ Thanh Tùng còn làm tốt vai trò của một Chủ nhiệm Câu lạc bộ CCB làm kinh tế giỏi P.Xuân Lập, TP.Long Khánh. Ông đã đưa ra ý tưởng và tích cực vận động các thành viên đóng góp tiền, thành lập quỹ, nhằm tạo điều kiện giúp đỡ cho các CCB có nhu cầu vay vốn làm ăn. Nhờ đó, nhiều gia đình đã có vốn đầu tư phát triển kinh tế gia đình, chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn.

     

    Ngoài ra, ông Tùng còn tích cực tham gia đóng góp công tác xã hội tại địa phương. Cụ thể, trong 2 năm 2020 – 2021, dịch bệnh Covid-19 diễn ra khiến nhiều hộ dân trên địa bàn P.Xuân Lập gặp nhiều khó khăn. Với nghĩa cử “nhường cơm sẻ áo”, ông Tùng đã sẵn sàng hỗ trợ trứng gà cho người dân trong các khu cách ly. Ông còn hỗ trợ tiền để địa phương mua vắc xin tiêm phục vụ miễn phí cho bà con trên địa bàn.

     

    Chủ tịch Hội CCB TP.Long Khánh Lê Văn Thành nhận xét, Hội viên CCB Hồ Thanh Tùng sau khi buông cây súng trở về với đời thường với 2 bàn tay trắng, Tuy nhiên, với bản chất bộ đội Cụ Hồ, anh Tùng luôn nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, vượt khó vươn lên trong cuộc sống, góp phần làm giàu đẹp quê hương. Anh đã trở thành hội viên điển hình sản xuất kinh doanh giỏi tại địa phương trong nhiều năm qua. Đặc biệt, anh luôn tích cực tham các cuộc vận động, góp phần cho phong trào thi đua CCB gương mẫu của P.Xuân Lập cũng như TP.Long Khánh.

     

    An Nhân

    Nguồn tin: Cổng TTĐT tỉnh Đồng Nai

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.