Chiều 29/11 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo “Lấy ý kiến cho nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực chăn nuôi (khu vực miền Bắc)”.
Hội thảo “Lấy ý kiến cho nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực chăn nuôi”. Ảnh: Bích Hồng/BNEWS/TTXVN
Bà PGS.TS Lê Thị Thúy, Viện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật chăn nuôi Việt Nam cho rằng, các mức phạt hành chính chưa cao, như vậy tính răn đe của xử phạt sẽ bị hạn chế, cần nâng cao mức phạt. Ví dụ, quy định về xử phạt vi phạm giống vật nuôi, nguồn gen với mức phạt từ 15 – 20 triệu đồng là rất thấp.
Thực tế khi nhập khẩu một con giống thương phẩm có giá rất rẻ hơn rất nhiều so với giống ông bà. Từ thương phẩm được đẩy lên làm giống sẽ đem lại giá trị gấp hàng trăm lần, trong khi với mức phạt như trên là quá ít.
Theo bà Lê Thị Thúy, hành vi nhập con giống thương phẩm về làm giống thì rất nguy hiểm, bởi một con vật được sử dụng làm giống sẽ sản xuất ra hàng trăm hàng, hàng nghìn con giống khác. Như vậy, khi con vật đó được sử dụng sản xuất ra giống thì giống đó sẽ không đảm bảo chất lượng, rất nguy hiểm với ngành chăn nuôi.
Đồng quan điểm về mức tiền xử phạt, đại diện Tập đoàn Hòa Phát cũng cho rằng nhiều mức xử phạt còn thấp. Điển hình như: chỉ phạt từ 3 – 5 triệu đồng cho hành vi không thực hiện phân tích chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất; tẩy xóa, sửa đổi làm sai lệch nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, hay thay đổi địa điểm sản xuất nhưng không làm thủ tục chỉ bị phạt từ 5 – 10 triệu đồng là quá thấp. Bởi việc thay đổi địa điểm sản xuất tức là thay đổi máy móc công nghệ, điều này có thể làm thay đổi chất lượng sản phẩm.
Góp ý cho dự thảo nghị định, đại diện Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An cho rằng, quy định về xử phạt cơ sở sản xuất, buôn bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi khi “Không có biện pháp kiểm soát động vật gây hại…” vẫn chung chung. Thực tế, khi kiểm tra gặp nhiều khó khăn vì nhiều đơn vị chỉ sử dụng một vài các bẫy chuột nhưng cũng coi đây là biện pháp kiểm soát nên dự thảo nghị định cần có quy định cụ thể.
Hay, quy định phải “bảo đảm tách biệt giữ các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo” thì quy định tách biệt cũng cần cụ thể.
Ông Nguyễn Đình Đảng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội góp ý, dự thảo nghị định có quy định mức khung xử phạt cao nhất là 100 triệu đồng đối với cá nhân. Trong khi đó, quy định xử phạt về sử dụng chất cấm mà mỗi chất cấm đã bị xử phạt gần 100 triệu đồng. Nếu vi phạm nhiều chất cấm thì có mâu thuẫn với khung mức phạt cao nhất hay không.
Về điều kiện chăn nuôi trang trại, ông Nguyễn Đình Bảng nêu, dự thảo nghị định có quy định xử phạt nếu vị trí trang trại không đúng quy hoạch nhưng không nêu biện pháp khắc phục. Như vậy, việc phạt vô hình chung là phạt để tồn tại, do đó cần bỏ quy định này. Còn nếu phạt thì cần chỉ ra được địa điểm thay thế hoặc giải pháp khắc phục.
Theo bà Nguyễn Thị Kim Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi được xây dựng nhằm hướng dẫn Luật Chăn nuôi. Dự thảo được xây dựng trên cơ sở của Nghị định số 64/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
Tuy nhiên, Nghị định số 64/2018/NĐ-CP chỉ có quy định về giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi. Dự thảo nghị định này sẽ quy định đầy đủ hơn các hành vi về hoạt động chăn nuôi như: điều kiện chăn nuôi, xử lý chất thải, nhập khẩu vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi…
Ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, hướng dẫn thi hành Luật Chăn nuôi có 2 nghị định và 4 thông tư. Hiện 1 nghị định và 2 thông tư đã được ban hành. Nhiều đại biểu đã có những ý kiến góp ý rất thiết thực. Để dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi sớm hoàn thiện, ông Dương đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu các ý kiến đóng góp, sửa đổi cho phù hợp, để sớm hoàn thành dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành./.
Bích Hồng
Nguồn: BNEWS/TTXVN
- luật chăn nuôi li>
- xử phạt li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
Tin mới nhất
T4,13/11/2024
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Rất đúng