Mô hình liên kết giữa Công ty Nông nghiệp Organic Quế Lâm với các hộ kinh doanh, hộ nông dân ở TX. Hương Thủy, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế trong chăn nuôi, tiêu thụ thịt lợn hữu cơ và cung ứng vật tư cho thấy đây là hướng đi hiệu quả.
Thịt lợn hữu cơ được tiêu thụ tại siêu thị nông sản hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm
Ổn định đầu ra
Mô hình liên kết DN- hộ kinh doanh- hộ nông dân trong chăn nuôi lợn hữu cơ được triển khai thí điểm ở Thủy Phù, Thủy Bằng (TX. Hương Thủy) và Phú Lương (Phú Vang).
Ông Nguyễn Ngọc Khánh, một trong những hộ ở xã Thủy Phù được chọn tham gia mô hình nuôi lợn hữu cơ rất hài lòng vì trong suốt quá trình nuôi đến khi xuất chuồng đều rất thuận lợi, giá đầu ra ổn định, cao hơn thị trường từ 20-30%. Mô hình tiết kiệm được 70% chi phí lao động so với chăn nuôi truyền thống; lợn phát triển tốt, giảm tiêu tốn thức ăn từ 10-12% so với nuôi truyền thống, ít bị các bệnh về tiêu hoá, hô hấp… Lượng nước cũng tiết kiệm lên đến 90% từ nguồn tắm cho lợn, vệ sinh chuồng trại.
Ông Tôn Thất Thạnh, Phó Giám đốc Công ty Nông nghiệp Organic Quế Lâm cho biết, 2 yếu tố quan trọng trong nuôi lợn hữu cơ là con giống và thức ăn, cộng thêm nguồn nước sạch. Thức ăn cho lợn hữu cơ gồm cám, đỗ tương, bắp, bột cá; đặc biệt là men vi sinh, cộng thêm rau, bèo người dân thu hái. Nguồn thức ăn này do Tập đoàn Quế Lâm sản xuất và phân phối cho các đại lý kinh doanh thức ăn gia súc, vật tư để cung ứng cho người nuôi.
Con giống hữu cơ được hữu cơ từ trong bụng mẹ, tức là con nái phải nuôi theo quy trình hữu cơ và có 25% giống máu của lợn địa phương để dễ nuôi và tạo thịt ngon, thơm, có mỡ dắt (mỡ lòn) bám vào nạc.
Yêu cầu chuồng trại cũng đòi hỏi diện tích gấp đôi chuồng trại nuôi thông thường, bình quân 1 con 2m2. Chất thải có ủ men vi sinh nên được phân giải tốt, hạn chế mùi, ít gây ô nhiễm môi trường. Sau khi xuất lợn, người nuôi dùng chất thải này bón trực tiếp cho cây trồng rất tốt.
Mở rộng mô hình và thị trường
Theo liên kết, khi lợn đạt trọng lượng xuất chuồng trên 90kg, công ty thu mua 100% với giá cao hơn thị trường; đồng thời khấu trừ chi phí con giống, thức ăn đã cung ứng cho người nuôi. Theo chủ nuôi Nguyễn Ngọc Khánh, nuôi theo quy trình này, tổng các chi phí thức ăn, điện, nước… thấp hơn phương pháp nuôi truyền thống từ 1,8-2 triệu đồng/10 con lợn và giá bán cao hơn nên cho lãi cao hơn cách nuôi trước đây.
Ông Tôn Thất Thạnh cho biết, có những đợt lợn hơi rớt giá sâu, nhưng công ty vẫn đảm bảo mua theo giá hợp đồng đã ký với người nuôi. Quy trình từ nuôi đến chế biến thành phẩm đảm bảo “5 không”: không chất kháng sinh, không chất tăng trọng, không tồn dư kim loại nặng, không chất tạo nạc, không chất tạo màu, nên chất lượng thịt đảm bảo, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch trong đó có thịt lợn sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của người dân ngày càng tăng cao. Riêng lượng tiêu thụ thịt lợn hữu cơ tại cửa hàng cung cấp thực phẩm hữu cơ của Quế Lâm bình quân tiêu thụ từ 300-400 con/năm.
Đến nay, có 6 hộ nuôi được chọn tham gia mô hình với số lợn thịt cung ứng mỗi lứa khoảng 200 con. Số lượng này tạm thời đáp ứng đủ nhu cầu thị trường và xuất thịt đông lạnh, nguyên con đi một số tỉnh, thành khác của cơ sở cung ứng nông sản hữu cơ Quế Lâm.
Công ty đang mở rộng mô hình ra HTX Đông Toàn (Hương Toàn, TX. Hương Trà), tỉnh Quảng Trị, Hà Tĩnh. Sắp tới, hướng mở rộng của công ty chưa chú trọng về diện mà theo hướng phát triển tập trung, tức mở rộng mô hình bằng cách tăng diện tích chuồng trại, số lượng nuôi lên gấp rưỡi, gấp đôi. Bên cạnh mở rộng mô hình sản xuất, đơn vị tập trung tìm kiếm, mở rộng thị trường ra nhiều tỉnh, thành khác như Thái Nguyên, Quảng Ngãi để đảm bảo ổn định đầu ra, giá cả cho người nuôi.
Bài, ảnh: Hoài Thương
- liên kết chăn nuôi li>
- chăn nuôi hữu cơ li>
- thực phẩm hữu cơ li>
- liên kết chuỗi li>
- sản phẩm hữu cơ li>
- lợn hữu cơ li> ul>
14 Comments
Để lại comment của bạn
- CJ Feed & Care: Tối ưu FCR – Định hướng tương lại ngành chăn nuôi Việt Nam
- Chăn nuôi gia cầm: Tái cấu trúc là yếu tố cần thiết
- Thu nhập cả trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi thỏ
- Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa
- Đồng Nai mới là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước
- Xây dựng Viện Chăn nuôi và Thú y từ hạt nhân công nghệ, trí tuệ số
- Vì sao Trung Quốc siết chặt hoạt động “vỗ béo”, muốn nuôi heo “thon gọn”?
- Đồng Nai: Toàn tỉnh có 2.464 cơ sở di dời, ngưng chăn nuôi
- 6 phụ gia quan trọng trong dinh dưỡng gia cầm vì sự phát triển bền vững
- Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Xây dựng ngành chăn nuôi an toàn sinh học, đáp ứng thị trường xuất khẩu
Tin mới nhất
T4,18/06/2025
- CJ Feed & Care: Tối ưu FCR – Định hướng tương lại ngành chăn nuôi Việt Nam
- Chăn nuôi gia cầm: Tái cấu trúc là yếu tố cần thiết
- Thu nhập cả trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi thỏ
- Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa
- Đồng Nai mới là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước
- Xây dựng Viện Chăn nuôi và Thú y từ hạt nhân công nghệ, trí tuệ số
- Vì sao Trung Quốc siết chặt hoạt động “vỗ béo”, muốn nuôi heo “thon gọn”?
- Đồng Nai: Toàn tỉnh có 2.464 cơ sở di dời, ngưng chăn nuôi
- 6 phụ gia quan trọng trong dinh dưỡng gia cầm vì sự phát triển bền vững
- Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Xây dựng ngành chăn nuôi an toàn sinh học, đáp ứng thị trường xuất khẩu
- Livestock Vietnam 2025 – Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Chăn nuôi, Thức ăn, Sức khỏe vật nuôi, Sản xuất sữa và Chế biến thịt
- Bộ NN&MT mở đợt ‘truy quét’ việc lạm dụng chất kích tăng trưởng, tăng trọng
- Cargill rút khỏi ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, đóng cửa nhà máy tại Đồng Tháp và Long An
- Chăn nuôi dê bền vững theo chuỗi giá trị: Chủ nhà hàng là mắt xích quan trọng
- Da khỏe, lông đẹp: Chiến lược dinh dưỡng hiệu quả cho heo con sau cai sữa
- Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan
- Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà
- Bệnh Lymphoid Leukosis có triệu chứng như thế nào trên gà thịt lông màu?
- Xuất nhập khẩu thịt bò của Vương quốc Anh 2 tháng đầu năm 2025 giảm
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi toàn cầu: Tăng trưởng trong bối cảnh bất ổn
Em đang cần người tư vấn.
Y đinh cung muôn chuyên về chăn nuoi
Tôi ở Hưng Yên muốn tham gia chăn nuôi liên kết. Quý anh chị hạy điện cho tôi. 0364344119
Tôi muốn hợp tác chăn nuôi liên kết với công ty. Hãy gọi điện cho tôi 0974879972
0988896703 Tôi muốn hợp tác chăn nuôi cùng công ty