Một số đặc điểm lưu ý khi nuôi vịt biển - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Một số đặc điểm lưu ý khi nuôi vịt biển

    Vịt biển là giống vịt có thể nuôi được ở điều kiện nước lợ, nước mặn rất tốt, thích hợp nuôi ở những tỉnh thành vùng ven biển. Vịt biển có thể nuôi theo nhiều phương thức khác nhau như nuôi nhốt trên khô không cần nước bơi lội, nuôi nhốt kết hợp cá – vịt, cá – lúa – vịt, lúa – vịt.

    Một số đặc điểm lưu ý khi nuôi vịt biểnẢnh minh họa

     

    1. Đặc điểm con giống: Vịt biển có màu lông cánh sẻ, cổ có khoang trắng, lông cánh màu xanh đen, mỏ và chân màu vàng nhạt, có con màu xám, tuổi đẻ là 20 – 21 tuần tuổi, khối lượng vịt vào đẻ 2,5 – 2,7 kg/con, năng suất trứng từ 240 – 245 quả/mái/năm, khối lượng trứng 80 – 85g/quả.

     

    2. Chuồng trại: Phải biệt lập với khu dân cư, nhà ở; có tường, hàng rào bao quanh hạn chế người, động vật ra vào trại; và phù hợp với từng lứa tuổi của vịt. Đối với chuồng nuôi nhốt nên có sân chơi cho vịt sẽ thuận lợi cho công tác vệ sinh. Chuồng trại phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, không bị mưa hắt, nắng không chiếu vào ổ đẻ. Chuồng trại cho vịt có thể làm đơn giản bằng lưới, tre, nứa, lá hoặc làm chuồng sàn trên ao hồ. Mật độ vịt nuôi tuần đầu 30-35con/m2, tuần tuổi thứ 2-4 là 10-15 con/m2, tuần thứ 5-8 là 6-8 con/m2, trên 8 tuần tuổi là 4-5con/m2. Độn chuồng bằng trấu, phôi bào hoặc rơm rạ băm nhỏ dày 10 – 15cm và định kỳ bổ sung thêm chất độn thay chỗ bị ẩm.

     

    3. Nhiệt độ chuồng nuôi: khi vịt 1 – 3 ngày tuổi nhiệt độ chuồng phải đạt 30 – 32oC, từ ngày tuổi thứ 4 trở đi mỗi ngày giảm 1oC cho tới khi đạt 25oC.

     

    4. Chế độ chiếu sáng: Ở tuần thứ 1 và 2 thắp sáng cả ngày đêm cho vịt đi lại ăn, uống một cách bình thường, chống xô đè lên nhau, sau đó thời gian thắp sáng là 16 – 18 giờ/ngày, ban ngày sử dụng ánh sáng tự nhiên. Giai đoạn từ tuần thứ 9 đến tuần thứ 16 (trước khi vịt đẻ 5 tuần) sử dụng ánh sáng tự nhiên. Sau đó mỗi tuần tăng 1 giờ cho tới khi vịt vào đẻ đạt mức thời gian chiếu sáng 16 – 18 giờ/ngày.

     

    5. Thức ăn, nước uống:

     

    – Nguyên liệu thức ăn dùng cho vịt: Gạo, thóc, ngô, đỗ tương, tấm, cám, cá tép, cua, ốc, bã bia, bã rượu, khoai, rau bèo…

     

    – Giai đoạn vịt con (từ 1-8 tuần tuổi): Giai đoạn từ 1 – 21 ngày tuổi dùng thức ăn hỗn hợp dạng viên hoặc gạo nấu thành cơm và trộn với thức ăn giàu đạm cho vịt ăn, sau 2 tuần có thể cho vịt ăn tấm, ngô, gạo, thóc luộc rồi chuyển dần sang thóc sống trộn với thức ăn đạm tươi như tôm, tép, cua, ốc, giun đất, … Đối với nuôi vịt nên sử dụng thức ăn dưới dạng viên hoặc hạt (ít gây lãng phí hơn dạng bột).

     

    – Giai đoạn nuôi vịt hậu bị (từ 9-19 tuần tuổi): cho ăn theo định lượng để vào tuần thứ 18-19 tuần tuổi vịt có trọng lượng 2,4-2,5kg/con.

     

    – Giai đoạn sinh sản: Chuyển từ thức ăn vịt hậu bị sang thức ăn vịt đẻ được tiến hành 2 tuần trước khi vịt đẻ và tăng lượng thức ăn lên 10%. Khi vịt đẻ quả trứng đầu tiên tăng lượng thức ăn lên 15%. Khi đàn đẻ 5% tăng dần lượng thức ăn sao cho 7 ngày sau trở đi vịt ăn tự do theo nhu cầu ở ban ngày, phải đổ thức ăn làm nhiều lần trong ngày (2 – 3 lần) để thức ăn không bị tồn đọng ở máng ăn.

     

    * Nước uống: cần cung cấp nước uống luôn đủ, sạch sẽ, thường xuyên thay nước để đảm bảo nguồn nước uống luôn sạch sẽ.

     

    6. Phòng bệnh:

     

    Vệ sinh phòng bệnh là quan trọng giúp chăn nuôi vịt đảm bảo an toàn dịch bệnh. Trong quá trình nuôi cần tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin dịch tả (ở 10, 40, 150 ngày tuổi, sau đẻ 6 tháng), cúm gia cầm (15, 45, tiêm nhắc lại định kỳ 4 tháng), tụ huyết trùng (28 ngày tuổi, sau 6 tháng tiêm nhắc lại), viêm gan siêu vi (7 ngày tuổi, trước khi vào đẻ 2 tuần). Phòng bệnh bằng kháng sinh kết hợp vitamin ở giai đoạn 1-3 ngày tuổi và trong thời gian có thể xảy ra stress.

     

    Định kỳ sát trùng toàn bộ chuồng nuôi hàng tuần. Trong chuồng nuôi chỉ nên nuôi cùng một loại vịt cùng lứa tuổi, áp dụng phương thức quản lý “cùng vào cùng ra”. Sau mỗi đợt nuôi hoặc sau khi chuyển đàn phải vệ sinh chuồng, thiết bị trong chuồng và để trống chuồng ít nhất 15 ngày.

     

    Thành Nguyên

    Nguồn: Trung tâm Khuyến nông TP. HCM

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.