Một vài lưu ý khi sử dụng vacxin - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 71.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 70.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 71.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 68.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Nam 65.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Thanh Hóa 69.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 65.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bạc Liêu 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Sóc Trăng 64.000 đ/kg
    •  
  • Một vài lưu ý khi sử dụng vacxin
    (Nhà Chăn nuôi) Việc sử dụng vacxin đúng cách sẽ giúp nâng cao hiệu qủa phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi.
    Tiem-phong-cho-vat-nuoi

    Thứ nhất: Bảo quản, vận chuyển đúng kỹ thuật 
    Đây là yếu tố đặt lên hàng đầu bởi vacxin luôn đòi hỏi phải bảo quản ở một điều kiện nghiêm ngặt, đặc biệt là các loại vacxin nhược độc.
    Điều kiện thích hợp nhất đối với các loại vacxin Virut là ở nhiệt độ từ 2 – 8°C, các loại vacxin vi khuẩn từ 5 – 15oC và một điều quan trong nữa là các loại vacxin phải bảo quản trong điều kiện mát, tránh ánh nắng mặt trời. Cần chú ý đây là một điều kiện cực kỳ quan trọng vì trong thực tế, nhiều người đi mua vác xin dùng túi nilông (loại túi sáng màu) có đựng đá bên trong nhưng rất tiếc khi đi đường lại để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào túi đựng vacxin, như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu lực của vacxin.
    Để bảo quản vacxin trong điều kiện tốt nhất khi vận chuyển phải đựng vào hộp xốp hoặc phích đá; nếu mua với số lượng ít, nơi mua gần thì bảo quản bằng túi nilông, tốt nhất là loại nilông tối màu có giấy bọc. Trong quá trình bảo quản, vận chuyển cần bao gói kỹ, tránh hiện tượng va đập và đặc biệt không cho ánh nắng trực tiếp chiếu vào để đảm bảo chất lượng và hiệu quả phòng bệnh của vacxin.
    Thứ 2: Sử dụng vacxin đúng kỹ thuật
    – Tiêm phòng hàng năm cho gia súc, gia cầm ở nơi có ổ dịch cũ, nơi có bệnh truyền nhiễm phát sinh theo mùa trước mùa phát bệnh; Vacxin phòng bệnh nào thì chỉ phòng được bệnh đó, không phòng được bệnh khác;
    – Không được tiêm vacxin cho động vật đang mắc bệnh, nghi mắc bệnh, động vật quá gầy yếu, quá non, con mẹ mới đẻ, động vật mới thiến chưa lành vết thương, những con có nhiều ký sinh trùng và động vật mang thai ở kỳ cuối;
    – Dụng cụ tiêm phòng (bơm kim tiêm) phải đảm bảo tiệt trùng. Biện pháp tốt nhất là luộc sôi để nguội trước khi sử dụng;
    – Không dùng cồn để sát trùng bơm kim tiêm khi tiêm vacxin;
    – Dùng vacxin đủ liều, đúng đường tiêm, đúng vị trí, đủ độ sâu và đúng lịch theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất; vị trí tiêm phải được sát trùng; lắc kỹ lọ vacxin trước khi sử dụng; vacxin đã pha hoặc đã cắm kim tiêm, nên dùng càng sớm càng tốt, nếu thừa phải hủy, không được dùng cho ngày hôm sau; không vứt bừa bãi chai lọ, kim tiêm; sau khi sử dụng vác xin, cần theo dõi vật nuôi để kịp thời can thiệp các trường hợp phản ứng hoặc gia súc gia cầm có thể bị sốc phản vệ; khi đi mua vacxin nên mua ở những nơi có đủ điều kiện, được phép bán vacxin, tốt nhất mua tại các cửa hàng được Trạm Thú y huyện cấp phép để đảm bảo chất lượng và được tư vấn kỹ thuật về cách sử dụng các loại vacxin.
    Thứ 3: Một số bệnh cần chú ý tiêm phòng cho vật nuôi
    – Đàn lợn: Tiêm phòng vacxin Lở mồm long móng, Dịch tả, Tụ huyết trùng, tai xanh, sưng phù đầu, phó thương hàn,
    – Đối với trâu bò: Tiêm phòng vacxin Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng,
    – Đối với chó, mèo: Tiêm phòng bệnh Dại.
    – Đối với gà: Tiêm phòng vacxin Newcatle, Gumboro, vacxin Cúm, viêm khí quản truyền nhiễm;
    – Đối với vịt: Tiêm phòng vacxin Dịch tả vịt, vacxin Cúm.
    Người chăn nuôi nên liên hệ với kỹ thuật viên Thú y phường, xã hoặc liên hệ với Trạm Thú y tại địa phương để được hướng dẫn và tiêm phòng vaccine cho vật nuôi nhằm góp phần bảo vệ lợi ích cho chính mình và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

    Để lại comment của bạn

    Tin mới nhất

    CN,06/10/2024

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.