Ngành heo sẽ về đâu sau nỗ lực “giải cứu”? - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Ngành heo sẽ về đâu sau nỗ lực “giải cứu”?

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nhiều chương trình “giải cứu thịt heo” đã và đangđược thực hiện bởi các tổ chức, doanh nghiệp, siêu thị trong thời gian qua. Ghi nhận những nỗ lực hỗ trợ người chăn nuôi heo trong việc bình ổn giá, song với số lượng heo được giải cứu trên tổng thể số heo tồn vẫn còn quá lớn, cộng với việc xuất khẩu thịt heo vẫn còn bỏ ngỏ…, nhiều người đặt câu hỏi: Sau “giải cứu”, ngành heo sẽ đi về đâu?

    Ngành heo sẽ về đâu sau nỗ lực “giải cứu”?

    Tăng cường nhiều điểm bán thịt heo

     

    Các chương trình hỗ trợ hộ chăn nuôi, trợ giá người tiêu dùng được coi là những hoạt động thiết thực nhằm giải cứu đàn heo, hỗ trợ và chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi.

     

    Tại TP Hồ Chí Minh, nhiều doanh nghiệp hưởng ứng chương trình giải cứu thịt heo bằng cách giảm mạnh giá bán thịt heo. Ngày 2/6/2017, một cửa hàng bán nông sản sạch ở đường Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức bán thịt heo giúp người chăn nuôi thoát khỏi khủng hoảng. Giá bán thịt heo của cửa hàng khá rẻ, chỉ bằng 60% giá thị trường. Cụ thể, giò heo và xương các loại 35.000 đồng/kg; thịt đùi, vai, nách, cốt lết 45.000 đồng/kg; sườn già 50.000 đồng/kg; nạc, ba chỉ 60.000 đồng/kg; ba rọi sườn, sườn non 70.000 đồng/kg…

     

    Đại diện chương trình Hỗ trợ hộ chăn nuôi – Trợ giá người tiêu dùng cho hay, lứa heo đầu tiên mua của người chăn nuôi với giá 30.000 đồng/kg heo hơi đã được làm sạch và đưa về các điểm bán cho người tiêu dùng. Chương trình đã quyết định bán với 2 mức giá: 35.000 đồng/kg nếu mua hơn 20kg và 37.000 đồng/kg nếu mua từ 3 – 5 kg. Lượng khách mua rất đông, thậm chí 4h30 sáng đã có những người ghé vào mua.

     

    Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VISSAN) cũng ưu đãi giảm sâu: Từ ngày 6/6 đến 10/6/2017, VISSAN giảm giá từ 30% đến 42% đối với các mặt hàng thịt heo VietGAP loại I (loại ngon nhất) tại toàn bộ điểm bán thịt tươi sống trên kênh siêu thị của VISSAN (chuỗi cửa hàng giới thiệu sản phẩm VISSAN, hệ thống siêu thị Saigon Co.op, hệ thống siêu thị Vinmart, Vinmart+, Satrafoods, Aeon Citimart, Giant Hypermarket, Auchan, Cocomart, Queenland Mart, HQC Mart và Mỹ Đức)… Trong ngày đầu tiên thực hiện chương trình giảm giá sốc ghi nhận tại một số cửa hàng, điểm bán thịt heo VISSAN đã thu hút rất đông người tiêu dùng đến mua sắm.

     

    Hay như  ở các điểm bán của DSF Việt Nam, người tiêu dùng có thể mua thịt heo với giá 35.000 đồng/kg với điều kiện “cùng mua”. Theo đó, người tiêu dùng có thể rủ nhau để cùng mua 1/4 con heo (từ 18 – 20kg) với giá nói trên và sẽ có người pha lóc, chia giúp theo yêu cầu.

     

    Còn tại thủ phủ chăn nuôi heo Đồng Nai, tính đến ngày 07/6/2017, đã có 24 điểm bán thịt heo bình ổn, trung bình mỗi ngày bán được khoảng 25 – 30 con. Theo bà Hoàng Thị Hằng – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai: Tính đến thời điểm này, tổng đàn heo của tỉnh còn khoảng 1,66 triệu con. Thực tế, lượng heo tồn có giảm nhưng giá heo hơi không tăng bởi sức tiêu thụ đã bão hòa, vấn đề hiện nay vẫn là giảm lỗ tối thiểu cho người chăn nuôi. Trong thời gian tới, Đồng Nai tiếp tục triển khai các điểm bán thịt heo an toàn cho người tiêu dùng, góp phần giải quyết sản phẩm đầu ra cho người chăn nuôi. Song song với đó sẽ tiếp tục kết nối các doanh nghiệp trong tỉnh với các doanh nghiệp cung cấp thịt heo.

     

    Giải cứu một vài ngàn con thấm thía gì ???

     

    Những cuộc giải cứu thị trường thịt heo diễn ra trong thời gian qua đã mang lại nhiều tích cực, lượng heo tiêu thụ tăng lên, nhưng bấy nhiêu đó không thể đủ để giải quyết hết số heo tồn đọng ở các trang trại. Nói cách khác, bao nhiêu đó mới chỉ giải quyết được phần ngọn của một nhánh cây. Trên thực tế, nỗ lực bình ổn giá heo của chúng ta vẫn như “muối bỏ bể”, khi mà tình hình tổng đàn heo hiện đang dư thừa quá nhiều.

     

    Một lãnh đạo một công ty về chăn nuôi heo tại Đồng Nai nhận định: Thị trường hơn 90 triệu dân Việt Nam có giới hạn, nếu có hô hào giảm giá, kêu gọi lòng trắc ẩn của mọi người thì cũng chỉ giải quyết được vài chục ngàn con heo, không thấm vào đâu so với hàng triệu con còn nằm ở các trang trại. Biện pháp cấp bách bây giờ là phải tìm cho ra thị trường bên ngoài.

     

    Thị trường đó có thể là các nước gần chúng ta, như Trung Quốc, Philippines, Myanmar… Riêng Philippines với 95 triệu dân, nhưng đàn heo của họ chỉ có 12 triệu con nên năm nào họ cũng phải nhập thịt heo bổ sung. Gần đây nhất, năm 2016, Philippines nhập 600.000 tấn thịt heo từ châu Âu, Bắc Âu, Mỹ nên tại sao chúng ta không liên hệ ngay với họ để thương thảo bán heo? Chúng ta chưa có lò mổ hiện đại cấp đông đúng tiêu chuẩn thì có thể bán heo hơi, chở bằng tàu thuỷ. Có thể thuê tàu vận chuyển, chở từ các cảng ở miền Trung qua, chậm nhất cũng cỡ khoảng hai ba ngày là tới các đảo của họ. Hiện nay, Trung Quốc cũng đang mua heo hơi của Thái Lan, vận chuyển bằng tàu thuỷ với số lượng khá lớn.

     

    “Nếu Philippines khó khăn trong thanh toán thì chúng ta có thể đưa ra các chính sách bán trả chậm, hàng đổi hàng hay bất cứ hình thức nào khác để giải quyết hết số heo tồn đọng chứ càng để lâu, dịch bệnh nổ ra thì sẽ mất trắng hết!”, ông này kiến nghị.

     

    Một trong những giải pháp mang tính “dài hơi” được Bộ NN&PTNT tập trung hướng tới trong thời gian gần đây cũng không nằm ngoài khai thông thị trường xuất khẩu thịt heo. Thế nhưng, đây là câu chuyện không hề đơn giản, bởi sau 20 năm phát triển, thịt heo Việt Nam vẫn chưa vào được thị trường nào theo đường chính ngạch!

     

    Nóng chuyện xuất khẩu thịt heo…

     

    Xuất khẩu thịt heo là một “bài toán khó” vì sản phẩm phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, hàng rào kỹ thuật do đối tác đặt ra như an toàn dịch bệnh, quy trình giết mổ, điều kiện nhà máy giết mổ, chất lượng thịt đảm bảo VSATTP… Thế nhưng, trong bối cảnh hiện nay, để giải quyết khủng hoảng ngành heo, còn sự lựa chọn nào khả quan hơn?

     

    Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp nên hướng đến sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến. Nếu không, với cách chăn nuôi không có quy hoạch như hiện nay thì sau cuộc giải cứu này, ngành heo lại tiếp tục rơi vào khủng hoảng. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải có đầu tư đồng bộ, có kho lạnh trữ hàng, có dây chuyền sản xuất hiện đại đạt chuẩn quốc tế. Đối với xuất khẩu động vật sống, các nước nhập khẩu có yêu cầu rất khắt khe về điều kiện đảm bảo an toàn dịch bệnh, họ có rất nhiều rào cản kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng của nước họ.

     

    Hiện, Bộ NN&PTNT đang xây dựng đề án “Phát triển chuỗi sản xuất động vật, sản phẩm động vật để xuất khẩu”. Mục tiêu cụ thể, đối với thịt lợn, dự kiến hết năm 2020 xây dựng được một số chuỗi sản xuất thịt lợn chế biến chín xuất sang Đông Nam Á, châu Á, châu Âu…

     

    Hoàn toàn có căn cứ để thực hiện mục tiêu đó, khi mà đối với xuất khẩu lợn sữa, chúng ta đã làm đượckhả quan. Xuất khẩu lợn sữa đang tăng mạnh. Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2017, tổng số lợn sữa và lợn choai đã xuất khẩu được hơn 2,5 triệu con, tương đương 11.000 tấn thịt, gần bằng khối lượng xuất khẩu cả năm 2016.Mặc dù xuất khẩu lợn thịt năm nay còn nhiều khó khăn nhưng xuất khẩu thịt lợn sữa và lợn choai sang 2 thị trường chủ yếu là Hong Kong (Trung Quốc) và Malaysia vẫn tăng mạnh. Dự báo xuất khẩu lợn sữa trong cả năm nay sẽ vượt xa năm 2016.

     

    Bên cạnh đó, cần tập trung thực hiện song song và đồng bộ các giải pháp căn bản như tiến hành rà soát quy hoạch chăn nuôi lợn gắn với thị trường chung và tiềm năng của từng địa phương; hướng dẫn cho người chăn nuôi không tăng tổng đàn (đặc biệt là đàn lợn nái, lợn thịt trong giai đoạn hiện nay); đa dạng hóa phương thức chăn nuôi lợn, không quá chú trọng phát triển chăn nuôi lợn công nghiệp mà xem xét đến việc phát triển chăn nuôi theo mô hình nuôi lợn bán công nghiệp gắn với chăn nuôi truyền thống, chăn nuôi hữu cơ; chủ động phối trộn khẩu phần thức ăn, trong đó chú trọng tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương để giảm giá thành, hạn chế rủi ro; tăng cường công tác xúc tiến thương mại tại địa phương; khuyến khích chăn nuôi theo các chuỗi liên kết; hỗ trợ, thu hút các doanh nghiệp trong việc đầu tư cũng như kết nối thị trường bao tiêu sản phẩm; theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch bệnh trên đàn lợn (đặc biệt là trong thời điểm giá lợn xuất chuồng xuống thấp và khó xuất chuồng); kịp thời cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh và sớm phát hiện, xử lý hiệu quả, không để dịch bệnh bùng phát; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền kịp thời, đầy đủ về giá thịt lợn hơi, thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lợn để người chăn nuôi không bị tư thương ép giá.

     

    Tuyết Phan

    Sau khi phát động chương trình “giải cứu” thịt lợn, giá thịt lợn đã tăng lên từ 2.000-8.000 đ/kg tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, chăn nuôi lợn vẫn còn nhiều khó khăn, người chăn nuôi không tiêu thụ được sản phẩm dẫn đến tình trạng giảm đàn, bỏ đàn cùng với việc giá thịt lợn vẫn ở mức thấp, người chăn nuôi phải chịu lỗ. Ước tính số lượng lợn hiện tại của cả nước giảm khoảng 2% so với cùng kỳ năm 2016./.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.