Ngày hội việc làm Học viện Nông nghiệp Việt Nam: Hơn 6000 cơ hội thực tập và việc làm - Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 67.000 - 72.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Nam 69.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 72.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 73.000 - 74.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 73.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 74.000 đ/kg
    •  
  • Ngày hội việc làm Học viện Nông nghiệp Việt Nam: Hơn 6000 cơ hội thực tập và việc làm

    [Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 17/5/2025, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) đã tổ chức thành công “Ngày hội việc làm và kết nối doanh nghiệp năm 2025” tại khuôn viên trường.

     

     Đây là sự kiện thường niên được tổ chức nhằm tạo cầu nối giữa sinh viên, cựu sinh viên với các doanh nghiệp uy tín; đồng thời thúc đẩy hợp tác giữa nhà trường và các tổ chức trong lĩnh vực đào tạo và tuyển dụng. Với sự tham gia của hơn 60 doanh nghiệp, mang tới hơn 6.000 cơ hội thực tập, việc làm được đăng ký, sự kiện Ngày hội việc làm và kết nối doanh nghiệp năm 2025 đã khẳng định vai trò quan trọng của Học viện trong định hướng nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

     

    Cầu nối giữa sinh viên và doanh nghiệp

    TS. Nguyễn Công Tiệp, Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam

     

    Phát biểu tại sự kiện, TS. Nguyễn Công Tiệp, Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, nhấn mạnh: “Học viện luôn phấn đấu và khẳng định là cơ sở giáo dục đại học có uy tín không chỉ thông qua đội ngũ các nhà khoa học có giá trị, chất lượng đào tạo mà còn cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao và các hoạt động kết nối doanh nghiệp – nhà tuyển dụng.”

     

    Theo khảo sát việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2024, tỷ lệ sinh viên có việc làm trong 12 tháng sau khi tốt nghiệp đạt trên 97%, một con số ấn tượng minh chứng cho chất lượng đào tạo của Học viện.

     

    Mục tiêu lâu dài của VNUA là xây dựng hình ảnh những sinh viên năng động, sáng tạo, trung thực, có tinh thần trách nhiệm và khả năng làm việc trong môi trường cạnh tranh đa văn hóa. TS. Tiệp khẳng định: “Chúng tôi tin tưởng rằng những giá trị mà Học viện định hướng cho sinh viên sẽ phù hợp với nhu cầu và định hướng phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp.”

     

    Đối với Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ngày hội việc làm và kết nối doanh nghiệp như chiếc cầu nối giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc, thể hiện năng lực bản thân và tìm kiếm cơ hội việc làm đúng chuyên ngành đào tạo tại các doanh nghiệp uy tín. Ngày hội chính là hoạt động thường niên nhằm thực hiện được các mục tiêu, chủ trương chiến lược của Học viện trong định hướng nghề nghiệp, nâng cao năng lực, giới thiệu việc làm cho sinh viên, tiếp tục tăng cường phát triển hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp theo phương châm cùng đồng hành, cùng phát triển. Đây là nơi gặp gỡ giữa cầu và cung của thị trường lao động, nơi nguồn nhân lực chất lượng cao luôn được trân trọng, đánh giá cao bởi các doanh nghiệp.

     

    Học viện luôn coi doanh nghiệp là thành tố quan trọng, sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà trường sẽ tạo ra hệ sinh thái trong đào tạo, việc làm và tạo ra giá trị xã hội.

     

    Thông qua chương trình này, mong muốn hoạt động liên kết giữa Học viện và doanh nghiệp được đẩy mạnh hơn nữa, mong muốn được lắng nghe, chia sẻ của doanh nghiệp để Học viện ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng của các chương trình đào tạo, nắm bắt kịp thời và tốt nhất nhu cầu thực tế của người học và tiêu chí tuyển dụng lao động của doanh nghiệp.

     

    Đối với các em sinh viên, ngày hội là dịp để sinh viên tìm hiểu về thị trường lao động, lắng nghe và tiếp xúc, tìm hiểu sâu hơn những nhu cầu của các nhà tuyển dụng, từ đó định hướng cho mình con đường nghề nghiệp tương lai…. Cũng như tìm được công việc phù hợp với năng lực của bản thân và từ đó góp phần cùng các doanh nghiệp tạo thêm nhiều giá trị mới cho xã hội.

     

    Cơ hội từ các doanh nghiệp hàng đầu

    Ông Trần Xuân Thành, Giám đốc sản xuất kiêm Chủ tịch Công đoàn Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet

     

    Sự kiện năm nay ghi dấu ấn với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y, công nghệ sinh học. Điển hình là Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet, một trong những nhà tài trợ Kim Cương của sự kiện. Ông Trần Xuân Thành, Giám đốc sản xuất kiêm Chủ tịch Công đoàn tập đoàn, cho biết: “Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh vắc xin phòng bệnh, thuốc thú y và chế phẩm sinh học, chúng tôi đã đầu tư xây dựng 12 dây chuyền sản xuất đạt chuẩn GMP-WHO trong đó có: 3 dây chuyền B-Lactam, 6 dây chuyền Non B-lactam và 3 dây chuyền sản xuất vắc xin, cùng 3 phòng thí nghiệm và 1 trung tâm nghiên cứu.”

     

    Tại ngày hội, Marphavet mang đến nhiều cơ hội việc làm và thực tập hấp dẫn cho sinh viên các ngành chăn nuôi, thú y, công nghệ sinh học và dược thú y. Ông Thành nhấn mạnh: “Chúng tôi mong muốn đón nhận các bạn – những kỹ sư, bác sĩ thú y tương lai – để cùng xây dựng một nền nông nghiệp an toàn, hiện đại.” Các sinh viên gia nhập tập đoàn sẽ có cơ hội phát triển bản thân, thăng tiến trong sự nghiệp với mức thu nhập từ 15 đến 50 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, Marphavet cam kết đồng hành với Học viện thông qua các chương trình đào tạo, chia sẻ chuyên đề và hỗ trợ học bổng.

     

    Một doanh nghiệp nổi bật khác là Công ty Cổ phần BAF Việt Nam, cũng là nhà tài trợ Kim Cương. Ông Trần Văn Khơi, Phó Giám đốc sản xuất trang trại toàn quốc của BAF, chia sẻ: “Ngày hội việc làm là cầu nối giúp sinh viên tiếp cận các nhà tuyển dụng uy tín và chuẩn bị hành trang cho sự nghiệp.” BAF là doanh nghiệp tiên phong trong chăn nuôi công nghệ cao, phát triển theo mô hình chuỗi khép kín 3F (Feed – Farm – Food), hướng đến mục tiêu cung cấp thực phẩm sạch và an toàn.

    Ông Trần Văn Khơi, Phó Giám đốc sản xuất trang trại toàn quốc của BAF

     

    BAF đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành một trong ba doanh nghiệp chăn nuôi lớn nhất Việt Nam với tổng đàn nái 420.000 con và sản lượng 10 triệu heo thương phẩm mỗi năm. Đến năm 2040, BAF hướng đến vị trí tập đoàn thực phẩm hàng đầu Việt Nam. Hiện tại, công ty sở hữu 39 trang trại chăn nuôi công nghệ cao, trong đó 15 trang trại đạt chuẩn Global SLP, cùng 2 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đạt chứng nhận GLOBAL G.A.P CFM 3.0 và FSSC 22000 V5.1.

     

    Để đạt được những mục tiêu đầy tham vọng, BAF đã thiết lập nhiều hợp tác chiến lược, bao gồm chọn lọc giống heo sạch bệnh, chuyển giao công nghệ từ tập đoàn Muyuan, hợp tác với tổ chức tài chính quốc tế IFC, và triển khai các chương trình học bổng với các trường đại học, trong đó có Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ông Khơi nhấn mạnh: “Con người là tài sản quý giá nhất của BAF. Chúng tôi xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, minh bạch với mức thu nhập từ 20 đến 100 triệu đồng/tháng, cơ hội nhận cổ phiếu ưu đãi và các chương trình đào tạo chuyên sâu.”

     

    BAF dự kiến mở rộng quy mô nhân sự lên 17.000 người vào năm 2030 và mong muốn chào đón các sinh viên trẻ, nhiệt huyết từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam để cùng viết nên câu chuyện phát triển của một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững và nhân văn.

    Sinh viên Nguyễn Thành Huy, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

     

    Sinh viên Nguyễn Thành Huy, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ: “Trong quá trình học tập, tôi đã có cơ hội thực tập tại các bệnh viện thú y, doanh nghiệp, học được chuyên môn và tác phong làm việc chuyên nghiệp. Ngày hội việc làm là minh chứng thiết thực, mang đến những chia sẻ quý báu, giúp tôi định hướng rõ ràng cho sự nghiệp và tìm được công việc phù hợp với đam mê.” Những trải nghiệm thực tế và cơ hội tiếp cận doanh nghiệp đã giúp Huy tự tin hơn khi bước vào thị trường lao động.

     

    Một số hình ảnh khác tại Ngày hội việc làm và kết nối doanh nghiệp năm 2025:

     

    Lãnh đạo Học viện tặng giấy chứng nhận cho các doanh nghiệp tài trợ Kim Cương và Vàng

    Lãnh đạo Học viện Nông nghiệp trao giấy chứng nhận cho các nhà tài trợ Bạc và Đồng

    Các doanh nghiệp, Thầy Cô, sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam chụp ảnh lưu niệm

    Gian hàng của Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam thu hút các sinh viên quan tâm

    Cán bộ tuyển dụng Công ty Sunjin Vina phỏng vấn sinh viên tại gian hàng

    Gian hàng tuyển dụng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Mavin

     

    Đại diện Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Quốc tế CNC trao đổi trực tiếp với sinh viên

     

    Gian hàng tuyển dụng của Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Toàn Thắng

     

     

    HÀ NGÂN

    Ngày hội việc làm 2025 không chỉ là sự kiện tuyển dụng mà còn là minh chứng cho sự gắn kết chặt chẽ giữa Học viện Nông nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp. Sự kiện được tài trợ bởi nhiều đơn vị uy tín, bao gồm: Nhà tài trợ Kim Cương (Tập đoàn Marphavet, Công ty Cổ phần BAF Việt Nam); Nhà tài trợ Vàng (Veco); Nhà tài trợ Bạc (Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam); và Nhà tài trợ Đồng (Công ty De Heus, Công ty TNHH Sunjin Vina, Tập đoàn PAN, Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Quốc tế CNC, Công ty Cổ phần Thái Bình Seed, Công ty Cổ phần Tập đoàn Nông nghiệp  Kagri, Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Big Boss).

     

    Sự đồng hành của các doanh nghiệp không chỉ mang lại cơ hội việc làm mà còn góp phần xây dựng một hệ sinh thái đào tạo và phát triển bền vững. Thông qua các chương trình học bổng, thực tập và chia sẻ chuyên đề, sinh viên VNUA được tiếp cận với thực tiễn sản xuất, từ đó nâng cao năng lực và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.