[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bệnh do virus thuộc họ Herpesviridae, gây viêm não ở heo con theo mẹ, lợn sau cai sữa và lợn hậu bị với tỷ lệ chết cao.
1. Đặc điểm và nguyên nhân
- Trên lợn lớn không có triệu chứng đặc trưng nên khó phát hiện.
- Virus xâm nhập qua đường miệng, mũi, đường sinh dục, qua màng nhau thai và các vết thương ngoài da.
- Virus có nhiều trong chất tiết của mũi, miệng, cơ quan sinh dục và nhau thai.
2. Nhận biết qua triệu chứng
Bệnh xảy ra ở thể cổ điển với các triệu chứng:
- Tổn thương hệ thần kinh trung ương, biểu hiện: co giật, động kinh, liệt… lợn chuyển động không định hướng, dáng đi không chắc chắn, xoay vòng tròn.
- Sốt cao 42oC, ủ rũ, giảm ăn.
- Lợn ốm bị kích thích, run, co giật, sùi bọt mép.
- Đồng tử giãn lợn mất khả năng thị giác, nôn hoặc muốn nôn.
- Lợn ốm rất mẫn cảm với tác động bên ngoài, khi sờ vào thì lợn rít lên. Về sau tính mẫn cảm giảm xuống và lợn kêu lạc giọng, cuối cùng do liệt các dây chằng cuống họng nên bị mất tiếng.
- Lợn cong lưng, mông yếu, khi nằm xuống chân bơi trong không khí (bơi chèo). Đây là đặc điểm đặc trưng của bệnh.
- Lợn nái không động dục hoặc có biểu hiện động dục nhưng phối nhiều lần không đạt (động dục giả), lợn nái chửa có biểu hiện sảy thai, tiêu thai, đẻ non, lợn con sinh ra yếu, xoạc chân, bôi chèo…
- Lợn đực giống ủ rũ, bỏ ăn, ho nhẹ, dịch hoàn sưng, chất lượng tinh dịch giảm. Virus lây lan qua đường sinh dục.
![]() |
![]() |
Hình 1: Heo con theo mẹ có biểu hiện thần kinh, khó thở, sùi bọt mép
Hình 2: Heo nái xảy thai, chết lưu thai
Hình 3: Heo con sinh ra yếu ớt, chết sau khi sinh
3. Bệnh tích
- Không có bệnh tích điển hình, những biến đổi bệnh tích tập chung ở não, màng não bị xung huyết, xuất huyết não.
- Niêm mạc mũi bị sưng, phổi bị viêm và phù nề, phổi xung huyết, hoặc có các điểm hoại tử trên bề mặt phổi
- Lợn theo mẹ, xuất huyết điểm ở dưới vỏ thận.
- Trên gan có nhiều điểm hoại tử màu xám hoặc hơi vàng
Hình 4: Gan có nhiều điểm hoại tử màu trắng xám hoặc hơi vàng.
Hình 5: Hoại tử điểm ở lá lách
Hình 5: Hoại tử ở hạch amidan
4. Phòng bệnh
Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là dùng vắc xin
Vệ sinh thú y
Bảo vệ đàn heo chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài:
- Thay thế đàn: nguồn heo sạch bệnh, có kháng thể bảo hộ, cách ly theo dõi trước khi vào trại.
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, thoáng khí.
- Phun thuốc sát trùng bằng: Iodine 10%, Vinadin hoặc B.K.Vet, Virkon, Antisep hoặc các loại thuốc sát trùng chuồng trại.
- Không nuôi động vậy khác, nhất là chó, mèo, bò… trong trại.
- Định kỳ kiểm huyết thanh học đàn giống phát hiện thú mang trùng.
Tiêm phòng bằng vắc xin
Tiêm phòng vắc xin Giả dại cho nái, hậu bị và heo con. (Heo con bú sữa đầu của nái có tiêm phòng có thể bảo hộ được 6 – 10 tuần).
Dùng vắc xin phòng bệnh giả dại theo lịch sau:
Loại lợn |
Thời gian tiêm |
Loại vắc xin |
Cách dùng |
Lợn con |
56 – 84 ngày tuổi ( hoặc tiêm theo chỉ định của BSTY hoặc tiêm khi nổ dịch |
Giả dại |
Tiêm bắp |
Lợn hậu bị |
Tuần 28 và tuần 31 |
Giả dại |
Tiêm bắp |
Lợn nái mang thai |
Tuần thai 11 |
Giả dại |
Tiêm bắp |
Đực giống |
4 tháng 1 lần |
Giả dại |
Tiêm bắp |
Nâng cao sức đề kháng
Dùng điện giải hoặc VTM, hoặc GlucoK – C pha nước uống, nâng cao sức đề kháng, chống mất nước, mất cân bằng điện giải.
5. Điều trị
- Không có phương pháp điều trị. Liệu pháp truyền kháng huyết thanh chỉ cho kết quả khi ở giai đoạn đầu của bệnh.
- Liệu pháp kháng sinh chỉ giúp kiểm soát các loại vi khuẩn phụ nhiễm
Nguyễn Văn Minh
Trung tâm Đào tạo và tư vấn KHKT – Vet24h
- bệnh giả dại li>
- chan nuoi heo li>
- chăn nuôi lợn li>
- bệnh ở lợn li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Nâng cao chất lượng giống bò sữa, bò thịt bằng công nghệ sinh sản tiên tiến từ Hoa Kỳ
- Tạo dựng môi trường pháp lý ổn định cho ngành thú cưng
- Làm thế nào để tối ưu hóa quy trình biến phân bò thành khí tổng hợp
- Chẩn đoán và xử lý các bệnh do prion trong thú y
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Quản lý giống heo và chiến lược chọn lọc heo giống (Kỳ I)
Tin mới nhất
T2,28/04/2025
- AHDB: Sản lượng thịt bò và thịt cừu của Vương quốc Anh trong quý I/2025 giảm
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi vịt
- Phú Yên: Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học
- TPHCM nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch thịt heo
- An toàn sinh học: Hướng đi bền vững và hiệu quả cho ngành chăn nuôi Tây Nguyên
- Hanvet: Hiệu quả sử dụng SUPER ZYM bổ sung thức ăn cho lợn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm phát thải trong chăn nuôi
- Hiệu quả và tiềm năng ứng dụng công nghệ expander trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stress nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Ngành chăn nuôi đối diện với cơn bão thuế: Thời cơ xen lẫn thách thức!
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Lợn con được 4 tháng tuổi vẹo cổ ho, ít ăn, chậm lớn xin hỏi bệnh gì ạ? Đã tẩy giun và tiêm vắc xin đẩy đủ.