Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu về Việt Nam trong tháng 11/2022 đạt 650 triệu USD, tăng 61,7% so với tháng trước và tăng 78,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2022, kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu lên tới 5,16 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2021…
- Ngành thức ăn chăn nuôi và Top 10 Công ty Thức ăn chăn nuôi uy tín năm 2022
- 96 thị trường cung cấp TACN và nguyên liệu cho Việt Nam
- Tình hình nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ ngày 15-23/11/2022
Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.
Dự kiến lượng nhập khẩu nhóm hàng thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu về Việt Nam năm 2022 sẽ đạt gần 10 triệu tấn, trị giá 5,4 tỷ USD, giảm 4% về lượng nhưng tăng 8% về trị giá so với năm 2021.
Hơn 3,5 tỷ usd nhập khẩu đậu tương và khô dầu đậu tương
Trong số 5,16 tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi lên tới gần 5 tỷ USD. Từ đầu năm 2022 đến nay, Việt Nam nhập khẩu 27 chủng loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Trong 11 tháng vừa qua, khối lượng đậu tương về Việt Nam đạt 1,7 triệu tấn, tiêu tốn 1,18 tỷ USD, giảm 9,8% về lượng nhưng tăng 7,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Lượng nhập khẩu đậu tương về Việt Nam trong những tháng tới dự kiến đạt từ 120- 160 nghìn tấn/tháng, với giá nhập khẩu từ 700 – 730 USD/tấn.
Việt Nam nhập khẩu đậu tương từ 5 thị trường, trong đó Braxin là thị trường cung cấp đậu tương lớn nhất, chiếm 70% tổng lượng đậu tương nhập khẩu và tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2021. Dự báo đây sẽ là thị trường cung cấp đậu tương lớn nhất của Việt Nam trong năm 2022 và nửa đầu năm 2023, do nguồn cung dồi dào, giá cạnh tranh so với các thị trường cung cấp khác.
Lượng nhập khẩu đậu tương từ Braxin trong năm 2022 dự kiến đạt trên 1 triệu tấn, tăng 11% so với năm 2021. Mỹ là thị trường cung cấp đậu tương lớn thứ 2 cho Việt Nam, nhưng lượng nhập khẩu giảm mạnh, đạt 519 nghìn tấn, giảm 38,2% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm 30,3% tỷ trọng nhập khẩu.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan.
Tuy nhiên, đậu tương chưa phải là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất về giá trị trong các nguyên liệu thức ăn gia súc, mà “vô địch” thuộc về khô dầu đậu tương.
Nguồn cung cấp chính khô đậu tương là Nam Mỹ và Mỹ. Giá nhập khẩu trung bình khô đậu tương trong tháng 10/2022 ở mức 587 USD/tấn, giảm 1,4% so với tháng trước nhưng tăng 25,2% so với tháng 10/2021. Lượng nhập khẩu khô đậu tương về Việt Nam trong năm 2022 dự kiến đạt 4,7 triệu tấn, trị giá 2,65 tỷ USD, giảm 6% về lượng nhưng tăng 6% về trị giá so với năm 2021.
Đối với mặt hàng khô dầu cọ, nhập khẩu trong 11 tháng đạt 515 nghìn tấn, trị giá 111 triệu USD, giảm 8,2% về lượng nhưng tăng 6,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường cung cấp chính mặt hàng khô dầu cọ là Indonesia (đạt 421,3 nghìn tấn) và Malaysia (đạt 27,4 nghìn tấn).
Trong 11 tháng qua, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đã nhập khẩu 237 nghìn tấn khô hạt cải, trị giá 91,5 triệu USD, giảm 15,8% về lượng và giảm 7,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường cung cấp chính mặt hàng khô hạt cải là Ấn Độ, UAE, Pakixtan…
Từ đầu năm đến nay, lượng dinh dưỡng gia súc nhập về Việt Nam đạt 1,23 triệu tấn, kim ngạch 460 triệu USD, tăng 0,8% về lượng và tăng 21,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Việt Nam đã nhập khẩu 521 nghìn tấn cám gạo, trị giá 112 triệu USD, tăng 1,8% về lượng và tăng 23,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường cung cấp chính mặt hàng này là Ấn Độ. Giá nhập khẩu trung bình cám gạo trong tháng 11/2022 ở mức 241 USD/tấn, tương đương với tháng trước và tăng 23,2% so với tháng 11/2021.
Nhập khẩu cám ngô cũng tăng mạnh, trong 11 tháng đã nhập 140 nghìn tấn, kim ngạch 43 triệu USD, tăng 6,2% về lượng và tăng 23,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường cung cấp chính mặt hàng cám ngô là Trung Quốc và Ấn Độ. Ngoài ra, nước ta nhập khẩu 354 nghìn tấn cám mỳ, giảm 16,9% so với cùng kỳ năm 2021. Nguồn cung cấp cám mỳ chủ yếu từ Tanzania, Indonesia…
Nhập khẩu bột cá trong 11 tháng đạt 110 nghìn tấn, kim ngạch 163 triệu USD, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường cung cấp chính mặt hàng này là Ấn Độ, Ôman, Pêru… Hiện giá nhập khẩu trung bình bột cá ở mức 1.522 USD/tấn.
Trong 11 tháng, các doanh nghiệp ngành thức ăn chăn nuôi cũng đã chi 503 triệu USD để nhập khẩu mặt hàng chất bổ trợ, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường cung cấp chính là Châu Á (Trung Quốc, Thái Lan…).
Lo ngại về bột thịt xương nhập khẩu
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng năm 2022, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu 724 nghìn tất bột thịt xương, tiêu tốn 402 triệu USD; tăng 17,1% về lượng và tăng 33,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Giá nhập khẩu trung bình bột thịt xương trong tháng 11/2022 ở mức 565 USD/tấn, tăng 7,8% so với tháng 11/2021.
EU là khối thị trường cung cấp lớn nhất mặt hàng bột thịt xương cho Việt Nam trong năm 2022 và nửa đầu năm 2023 do những ưu đãi từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) mang lại, các dòng thuế nhập khẩu hàng hóa hầu hết về 0%, nên giá nhập khẩu bột thịt xương từ EU sẽ ở mức cạnh tranh so với các thị trường cung cấp khác.
Chu Khôi
Nguồn:VnEconomy
- Hiệu quả và tiềm năng ứng dụng công nghệ expander trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Silvafeed® Nutri P: Giải pháp phù hợp để ngăn ngừa và điều trị các bệnh tiêu chảy
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stres nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Nâng cao chất lượng giống bò sữa, bò thịt bằng công nghệ sinh sản tiên tiến từ Hoa Kỳ
- Giá dê tăng, người dân vẫn e dè tái đàn
- Hiệu quả nuôi vịt xiêm sử dụng thức ăn thảo dược
- Ngành chăn nuôi Việt không quá lo ngại việc Mỹ áp thuế
- Xây dựng quy trình, thủ tục rõ ràng trong tình huống dịch bệnh động vật cấp bách
- De Heus và hơn 100 nhà cung cấp chung tay “Nuôi dưỡng thế hệ tương lai”
Tin mới nhất
T7,26/04/2025
- Hanvet: Hiệu quả sử dụng SUPER ZYM bổ sung thức ăn cho lợn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm phát thải trong chăn nuôi
- Hiệu quả và tiềm năng ứng dụng công nghệ expander trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stres nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Ngành chăn nuôi đối diện với cơn bão thuế: Thời cơ xen lẫn thách thức!
- Nâng cao chất lượng giống bò sữa, bò thịt bằng công nghệ sinh sản tiên tiến từ Hoa Kỳ
- Tạo dựng môi trường pháp lý ổn định cho ngành thú cưng
- Giá dê tăng, người dân vẫn e dè tái đàn
- Hiệu quả nuôi vịt xiêm sử dụng thức ăn thảo dược
- Ngành chăn nuôi Việt không quá lo ngại việc Mỹ áp thuế
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất