Trong đó, Việt Nam nhập khẩu thịt và sản phẩm từ thịt của Australia tăng đến 69,3%; Mỹ tăng 80%; Ấn Độ tăng 130,3%; Thái Lan tăng 56,3% và Canada bất ngờ tăng cao gấp 12,5 lần.
Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) cho biết giá trị nhập khẩu chăn nuôi tháng 5/2020 ước đạt 363 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi 5 tháng đầu năm 2020 ước đạt 1,7 tỉ USD, tăng 10,6% so với cùng kì năm 2019.
Tính riêng 4 tháng đầu năm, giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 1,3 tỉ USD, tăng 15,5% so với cùng kì năm 2019.
Đáng chú ý, so sánh với cùng kì năm 2019, giá trị nhập khẩu thịt heo đông lạnh đạt 55 triệu USD, tăng hơn 412%; thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của heo, bò đạt 34,8 triệu USD, tăng gần 46%.
Ngoài ra, giá trị nhập khẩu nhiều nhất là trâu, bò sống đạt 251,6 triệu USD, tăng gần 78%; tiếp theo là thịt bò đông lạnh đạt 138,7 triệu USD, tăng gần 71%; thịt và phụ phẩm sau giết mổ của gà đông lạnh đạt 106,1 triệu USD, tăng 38,8%.
5 thị trường nhập khẩu thịt và sản phẩm từ thịt của Việt Nam là Australia, Mỹ, Ấn Độ, Thái Lan và Canada với giá trị lần lượt là 207,8 triệu USD, tăng 69,3% so với cùng kì năm ngoái; 104 triệu USD, tăng 80%; 92,9 triệu USD, tăng 130,3%; 65,1 triệu USD, tăng 56,3% và 30 triệu USD, cao gấp 12,5 lần.
Giá trị nhập khẩu thịt heo đông lạnh đạt 55 triệu USD, tăng hơn 412% so với 4 tháng năm 2019. Ảnh: Như Huỳnh.
Ở chiều ngược lại, giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 5 năm 2020 ước đạt 57 triệu USD, tính chung giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 5 tháng đầu năm 2020 ước đạt 210 triệu USD, giảm hơn 19% so với cùng kì năm 2019.
Bốn tháng đầu năm 2020 giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ gia cầm đạt gần 6,1 triệu USD, giảm gần 18% so với cùng kì năm 2019; giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ heo đạt 10,3 triệu USD, giảm 58,3% so với cùng kì năm 2019.
Top 5 thị trường xuất khẩu thịt và sản phẩm từ thịt lớn nhất của Việt Nam là Hong Kong với giá trị 16,4 triệu USD, giảm hơn 25% so với cùng kì năm 2019, Trung Quốc đạt 5,5 triệu USD, giảm 66,3%, Nhật Bản đạt 4,1 triệu USD, tăng 6,2%, Bỉ 2 triệu USD, giảm 35,3% và Pháp đạt 890.000 USD, giảm gần 16%.
Nguồn tin: VietnamBiz
- nhập khẩu thịt heo li> ul>
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Dịch tả lợn châu Phi càn quét miền Bắc Italy
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- Quản lý sự biến động dinh dưỡng của nguyên liệu trong công thức thức ăn
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Thị trường thịt bò các nước Nam Mỹ 7 tháng đầu năm 2024
- Ninh Thuận: Ngăn chặn và xử lý khẩn cấp dịch tả lợn châu Phi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 02/10/2024
- Axit glutamic có thể tăng cường hiệu suất của chế độ ăn ít protein
- Các loại tinh bột và ảnh hưởng của chúng trong ép viên
Tin mới nhất
T5,03/10/2024
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Dịch tả lợn châu Phi càn quét miền Bắc Italy
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- Quản lý sự biến động dinh dưỡng của nguyên liệu trong công thức thức ăn
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Thị trường thịt bò các nước Nam Mỹ 7 tháng đầu năm 2024
- Ninh Thuận: Ngăn chặn và xử lý khẩn cấp dịch tả lợn châu Phi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 02/10/2024
- Axit glutamic có thể tăng cường hiệu suất của chế độ ăn ít protein
- Các loại tinh bột và ảnh hưởng của chúng trong ép viên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất