Nhật Bản đang dỡ bỏ những hạn chế cuối cùng đối với thịt bò Canada, 20 năm sau khi bệnh bò điên (BSE) tàn phá ngành chăn nuôi gia súc của nước này.
Nhật Bản mở cửa trở lại đối với thịt bò chế biến từ Canada. Ảnh: Reuters
Chính phủ Canadacho biết Nhật Bản đang mở cửa trở lại đối với thịt bò chế biến và chả bò từ Canada.
Động thái này chấm dứt các rào cản tiếp cận thị trường mà Nhật Bản đặt ra vào năm 2003, sau khi một trường hợp mắc bệnh bò điên được phát hiện ở Alberta.
Phóng viên TTXVN tại Ottawa dẫn tuyên bố của Chủ tịch hiệp hội gia súc Canada Nathan Phinney cho biết: “Chúng tôi mong muốn tiếp tục hợp tác với Chính phủ Canada để tiếp tục loại bỏ các rào cản thương mại còn lại và mở rộng năng lực thương mại của chúng tôi ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.
Chính phủ Canada cho biết Nhật Bản hiện là thị trường thịt bò lớn thứ hai của Canada, với kim ngạch xuất khẩu trị giá 518 triệu CAD (379 triệu USD) vào năm 2022, phần lớn nhờ quyền tiếp cận ưu đãi của Canada theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Người phát ngôn của chính phủ liên bang Canada cho rằng thành công này mở ra một kỷ nguyên mới đối với Canada và mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cho các nhà xuất khẩu nước này, đồng thời mang lại lợi ích cho người tiêu dùng Nhật Bản, những người sẽ tiếp cận nhiều hơn với các sản phẩm thịt bò chất lượng cao của Canada.
Ban đầu, Nhật Bản đóng cửa biên giới với tất cả thịt bò Canada. Sau đó, nước này đã dỡ bỏ các hạn chế theo từng giai đoạn trong những năm qua.
Gần đây nhất là quyết định năm 2019, Nhật Bản bắt đầu chấp nhận thịt bò Canada từ gia súc trên 30 tháng tuổi.
Khoảng 40 quốc gia đã đóng cửa biên giới với thịt bò Canada trong thời kỳ cao điểm của cuộc khủng hoảng bệnh bò điên năm 2003, dẫn đến thiệt hại nhiều tỷ USD cho ngành này./.
Viết Tuân/TTXVN
- thị trường thịt bò li>
- thịt bò canada li> ul>
- Giá gà giảm sâu, người chăn nuôi ‘lao đao’
- GIA LAI: Nói không với dự án chăn nuôi nhỏ lẻ, ảnh hưởng môi trường
- Xây dựng chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh chuẩn quốc tế: Yêu cầu cấp thiết
- R.E.P Biotech và HCMCOU: Ký kết hợp tác liên kết chương trình Co-op
- Vỏ đậu nành: Nguồn chất xơ thay thế tốt nhất cho heo con
- Cục Chăn nuôi hướng dẫn công tác phòng, chống nắng nóng cho vật nuôi
- Sự đa hình kiểu gen của virus Dịch tả heo Châu Phi, Dịch tả heo cổ điển và những thách thức trong kiểm soát bệnh tại trang trại
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Thăm và làm việc tại công ty Hanvet
- Tạo lập nhãn hiệu chứng nhận ‘Bò Tây Ninh’, nâng cao giá trị, vị thế sản phẩm
- Achaupharm: Chính thức trở thành hội viên Hội Chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T6,02/06/2023
- Giá gà giảm sâu, người chăn nuôi ‘lao đao’
- GIA LAI: Nói không với dự án chăn nuôi nhỏ lẻ, ảnh hưởng môi trường
- Xây dựng chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh chuẩn quốc tế: Yêu cầu cấp thiết
- R.E.P Biotech và HCMCOU: Ký kết hợp tác liên kết chương trình Co-op
- Vỏ đậu nành: Nguồn chất xơ thay thế tốt nhất cho heo con
- Cục Chăn nuôi hướng dẫn công tác phòng, chống nắng nóng cho vật nuôi
- Sự đa hình kiểu gen của virus Dịch tả heo Châu Phi, Dịch tả heo cổ điển và những thách thức trong kiểm soát bệnh tại trang trại
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Thăm và làm việc tại công ty Hanvet
- Tạo lập nhãn hiệu chứng nhận ‘Bò Tây Ninh’, nâng cao giá trị, vị thế sản phẩm
- Achaupharm: Chính thức trở thành hội viên Hội Chăn nuôi Việt Nam
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất