Thời gian qua, huyện Bác Ái (tỉnh Ninh Thuận) thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã mở ra hướng đi mới giúp nông dân nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế gia đình. Thay vì chăn nuôi theo truyền thống như trước đây, hiện nay nhiều hộ đã biết chọn các loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao; trong đó, mô hình chăn nuôi cừu, dê sinh sản ở xã Phước Trung là điển hình.
Nhận thấy điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi dê sinh sản, từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội và vốn tích lũy của gia đình, năm 2014, chị Lê Thị Kim Sang ở thôn Rã Giữa quyết định mua 15 con dê cái sinh sản về nuôi; đồng thời làm chuồng trại bài bản, đào ao tích nước và trồng cỏ voi bổ sung thức ăn tươi cho đàn gia súc trong mùa khô, nhờ đó giúp đàn dê tăng trưởng nhanh và sinh sản ổn định. Hiện tổng đàn của gia đình chị đã phát triển được gần 100 con, mỗi năm xuất bán dê thịt từ 40-50 con, thu nhập gần 100 triệu đồng. Chị Sang, chia sẻ: Được xã quan tâm tạo điều kiện cho vay vốn để phát triển chăn nuôi, đồng thời được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cũng như phòng bệnh cho đàn gia súc, nhờ đó tôi đã làm chủ được kỹ thuật trong chăn nuôi, giúp kinh tế gia đình ngày càng phát triển. Cũng như chị Sang, năm 2018, gia đình chị Katơr Thị Ốm ở thôn Rã Trên được Nhà nước hỗ trợ 7 con dê giống và được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, nhờ đó gia đình chị biết cách chăm sóc và phòng bệnh cho đàn dê, giúp đàn dê sinh trưởng và phát triển nhanh. Chị Ốm phấn khởi: Địa bàn vùng núi chăn nuôi dê thuận lợi, ban ngày thả dê lên núi ăn lá cây, đến chiều về chuồng bổ sung thêm cỏ voi và muối đá liếm cho dê khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Trước đây, nuôi dê cột dưới nền đất ẩm thấp, dê sinh sản kém, dễ bệnh vào mùa mưa, hiện nay nuôi dê trên chuồng cao, đàn dê phát triển nhanh, ít dịch bệnh. Hiện đàn dê nhà tôi hơn 30 con, dê đực nuôi khoảng 15 kg thì bán, còn dê cái tiếp tục nuôi để gầy đàn. Nhờ được Nhà nước hỗ trợ con giống để chăn nuôi nên kinh tế của gia đình ngày càng phát triển.
Mô hình chăn nuôi dê, cừu sinh sản giúp kinh tế gia đình chị Lê Thị Kim Sang ở thôn Rã Giữa ngày càng phát triển.
Phước Trung là xã miền núi, diện tích đất rừng chiếm khoảng 80%, điều kiện khí hậu không được thuận lợi, mưa ít, nắng nhiều nên trồng trọt không hiệu quả. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm giúp người dân nâng cao thu nhập, từ năm 2015 đến nay, UBND xã đã vận động gần 100 hộ chuyển sang mô hình chăn nuôi dê, cừu sinh sản. Qua hơn 7 năm triển khai, mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Đến nay, trên địa bàn xã đã phát triển đàn gia súc trên 22.000 con; trong đó, đàn dê, cừu khoảng 10.000 con.
Đồng chí Đạo Văn Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Trung cho biết: Trong những năm qua, bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để giúp các hộ gia đình nâng cao thu nhập, địa phương cũng được hưởng nhiều chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ để giúp người dân có điều kiện phát triển kinh tế, nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi hiệu quả được nhân rộng. Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng mở lớp tập huấn chuyển giao khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời chú trọng tạo điều kiện bà con nguồn vốn triển khai các mô hình có hiệu quả.
Kha Hân
Nguồn: Báo Ninh Thuận
- chăn nuôi dê li>
- mô hình chăn nuôi dê li> ul>
- Giảm protein thô trong chăn nuôi lợn: Giải bài toán phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi
- Seven Hills tìm kiếm các nhà đầu tư đối tác, đại lý, trang trại khu vực Miền Tây Mekong Delta
- Lý do quy mô chăn nuôi bò thịt giảm?
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Mỹ phát hiện ca nhiễm virus cúm gia cầm đầu tiên ở lợn
- Cargill đạt giải thưởng kép tại Vietstock Awards 2024
- Xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 9 tháng đầu năm đạt 753,14 triệu USD, giảm 15,8%
- Phát triển chăn nuôi hàng hóa, an toàn sinh học
- Hiểu được tiếng lợn nhờ AI
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
Tin mới nhất
T7,02/11/2024
- Giảm protein thô trong chăn nuôi lợn: Giải bài toán phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi
- Seven Hills tìm kiếm các nhà đầu tư đối tác, đại lý, trang trại khu vực Miền Tây Mekong Delta
- Lý do quy mô chăn nuôi bò thịt giảm?
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Mỹ phát hiện ca nhiễm virus cúm gia cầm đầu tiên ở lợn
- Cargill đạt giải thưởng kép tại Vietstock Awards 2024
- Xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 9 tháng đầu năm đạt 753,14 triệu USD, giảm 15,8%
- Phát triển chăn nuôi hàng hóa, an toàn sinh học
- Hiểu được tiếng lợn nhờ AI
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất