Nhiều nông dân Brazil đang bỏ trồng mía để chuyển sang trồng đậu tương cung cấp cho Trung Quốc, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khiến Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu đậu tương Mỹ.
Nhu cầu tiêu thụ thịt ngày càng lớn của Trung Quốc đã khiến nước này đẩy mạnh nhập khẩu đậu tương làm thức ăn chăn nuôi – Ảnh: Bloomberg/SCMP.
Năm ngoái, ông Gustavo Lopes, một nông dân Brazil, tăng diện tích trồng mía song song với thu hẹp diện tích cánh đồng đậu tương của gia đình. Năm nay, khi thấy thị trường mía đường toàn cầu dư thừa nguồn cung và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang, ông Lopes thôi trồng mía và bắt đầu trồng toàn đậu tương trên diện tích 1.600 hectare nông trại ở bang Sao Paulo.
Sau khi Bắc Kinh áp thuế quan lên đậu tương Mỹ, khách mua từ Trung Quốc ồ ạt tăng mua đậu tương Nam Mỹ. Nhờ đó, ông Lopes bán được đậu tương với giá cao chưa từng thấy.
Dòng chảy thương mại thay đổi đang dẫn tới thay đổi chóng mặt trên những cánh đồng ở Brazil. Trong vòng 2 năm qua, diện tích trồng đậu tương ở nước này đã tăng thêm 2 triệu hectare, trong khi diện tích trồng mía giảm 400.000 hectare – theo thống kê của Chính phủ Brazil.
Nhu cầu tiêu thụ thịt ngày càng lớn của Trung Quốc đã khiến nước này đẩy mạnh nhập khẩu đậu tương làm thức ăn chăn nuôi. Năm ngoái, Trung Quốc chi 20,3 tỷ USD để nhập khẩu 53,8 triệu tấn đậu tương từ Brazil, chiếm gần một nửa sản lượng đậu tương của quốc gia Nam Mỹ này, từ mức 22,8 triệu tấn vào năm 2012.
Mức thuế 25% mà Trung Quốc áp lên đậu tương Mỹ được dự báo sẽ là nhân tố đưa xuất khẩu đậu tương của Brazil lên mức kỷ lục mọi thời đại trong năm nay.
Chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm, Brazil xuất khẩu 36 triệu tấn đậu tương sang Trung Quốc, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 7, khi Trung Quốc bắt đầu áp thuế đậu tương Mỹ, xuất khẩu đậu tương của Brazil tăng 46% so với cùng 2017, đạt 10,2 triệu tấn.
Cơn sốt trồng đậu tương có thể đưa Brazil “soán ngôi” quốc gia sản xuất đậu tương lớn nhất thế giới của Mỹ ngay trong năm nay. Trong 5 năm qua, Brazil đã vượt Mỹ về xuất khẩu đậu tương.
Trong khi ngành đậu tương Brazil phát triển, ngành mía đường nước này đang đi xuống trong bối cảnh giá đường thấp nhất trong nhiều năm. Việc Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu mía đường đã gây sức ép lên thị trường mía đường toàn cầu, giữa lúc các quốc gia phát triển cắt giảm tiêu thụ đường.
Ở vùng trồng mía đường thuộc phía Nam Brazil, đã có khoảng 60 nhà máy mía đường phải đóng cửa trong năm 5 năm qua. Hiện còn khoảng 270 nhà máy còn hoạt động, nhưng không thể có đủ nguồn cung mía.
“Nhu cầu đậu tương của Trung Quốc đã thu hút tất cả nông dân”, ông Marcos Cesar Brunozzi, một nông dân ở bang Minas Gerais, cho hay. “Tôi hy vọng là chuyện này sẽ không bất ngờ thay đổi, vì chúng tôi đã đặt cược lớn vào đó”.
Theo ông Lopes, năm ngoái, cánh đồng mía của ông mang lại lợi nhuận ròng 480 Real, tương đương 124 USD, mỗi hectare, so với mức lợi nhuận 2.600 Real mỗi hectare trồng đậu tương.
THĂNG ĐIỆP
Nguồn: vneconomy
- Mô hình nuôi vịt siêu trứng của nông dân 8x tại An Giang
- Trung Quốc tích trữ mạnh đậu nành trước khi ông Trump nhậm chức
- Táo bón ở heo nái: Ảnh hưởng kinh tế và các biện pháp dinh dưỡng để phòng ngừa
- Quảng Bình khống chế được dịch tả lợn Châu Phi
- Giá thịt tăng cao, người chăn nuôi có lợi nhuận tốt
- Vĩnh Thạnh (Bình Định): Thu hút 2 dự án chăn nuôi trong nửa tháng đầu năm 2025
- Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio (Hàn Quốc): Nâng tầm thủy sản Việt Nam
- Nhận diện nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con dựa trên quan sát phân
- Bình Gia: Nhân rộng mô hình nuôi gà dưới tán rừng hồi
- Vĩnh Linh: Trao 5.000 gà giống cho hội viên nông dân nghèo
Tin mới nhất
CN,19/01/2025
- Mô hình nuôi vịt siêu trứng của nông dân 8x tại An Giang
- Trung Quốc tích trữ mạnh đậu nành trước khi ông Trump nhậm chức
- Táo bón ở heo nái: Ảnh hưởng kinh tế và các biện pháp dinh dưỡng để phòng ngừa
- Quảng Bình khống chế được dịch tả lợn Châu Phi
- Giá thịt tăng cao, người chăn nuôi có lợi nhuận tốt
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam – Số Xuân 2025
- Vĩnh Thạnh (Bình Định): Thu hút 2 dự án chăn nuôi trong nửa tháng đầu năm 2025
- Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio (Hàn Quốc): Nâng tầm thủy sản Việt Nam
- Hội Chăn nuôi Hà Nội: Nhìn lại hành trình phát triển năm 2024
- Nhận diện nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con dựa trên quan sát phân
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất