Nuôi bò, hướng đi tốt cho vùng hạn - mặn ven biển - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Thái Bình, Phú Thọ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 61.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Tiền Giang, Trà Vinh 61.000 đ/kg
    •  
  • Nuôi bò, hướng đi tốt cho vùng hạn – mặn ven biển

    Các vùng ven biển ở Sóc Trăng có tập quán chăn nuôi gia súc lâu đời. Mấy năm qua đàn bò tăng đàn nhanh, thích nghi tốt dù vào mùa hạn, mặn gay gắt.

     

    Nuôi bò, lợi ích đôi đường

     

    Trên vùng đất giồng cát, gò cao dọc theo bờ biển đông vùng ĐBSCL có nhiều hộ nông dân bền bỉ với nghề nuôi bò, nhất là đồng bào Khmer ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu.

     

    Nuôi bò quy mô nhỏ nông hộ khá phổ biến. Nhà nông nuôi bò có nhiều lợi ích, vừa giúp việc đồng áng, vừa tạo nguồn thu từ lứa bê con và bò thịt. Bò thịt, bò vỗ béo lấy thịt luôn giữ giá bán ổn định, tiêu thụ tốt.

    Trang trại chăn nuôi bò ở Sóc Trăng. Ảnh: XT

     

    Mấy năm gần đây, việc lựa chọn chăn nuôi gia súc như bò, dê… cho thấy khả năng thích nghi biến đổi khí hậu (BĐKH), điều kiện thời tiết khô hạn, vùng đất bị mặn xâm nhập sớm. Đây là vật nuôi không tốn nhiều công chăm sóc, ít bị bệnh tật, chi phí thuốc thúy y và thức ăn thấp nhờ có thể tận dụng phụ phẩm nông nghiệp.

     

    Ở khắp vùng ven sông Hậu, thuộc huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, hàng năm ra giêng, vào mùa khô hanh, né tránh hạn – mặn, nông dân thu hoạch sớm lúa vụ đông xuân và cuộn rơm, trồng cỏ nuôi bò. Bà con chọn giống bò thịt chăn thả ngoài đồng, thích nghi khí hậu miền biển, dù trưa hè nắng gắt chói chang. Đến năm 2020 huyện Long Phú có đàn bò gần 6.300 con.

     

    Trong khi cùng trên địa bàn tỉnh, ở huyện Mỹ Tú có 2 vùng sinh thái. Một phần là vùng trũng, ngập nước… người dân nuôi heo, gà, vịt. Còn phần đất giồng cao các xã Phú Mỹ, một phần xã Thuận Hưng, một phần xã Mỹ Thuận đa số nông dân chủ yếu nuôi bò. Đàn bò của huyện Mỹ Tú hiện có trên 6.600 con, trong đó bò sữa gần 3.000 và bò thịt 3.600 con.

     

    Hiện nay, đàn bò thịt ngày càng có giá, đặc biệt là bò có máu lai những giống bò siêu thịt như bò charolais, bò BBB, bò Droughtmaster… với tầm vóc lớn và tỉ lệ thịt xẻ cao. Ngành nông nghiệp Sóc Trăng đã triển khai các dự án hỗ trợ giống bò để nâng cao tầm vóc đàn bò tại địa phương.

     

    Chăn nuôi bò thịt mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Ông Trần Văn Hòa ở ấp Bố Liên 1, xã Thuận Hưng (huyện Mỹ Tú), nuôi bò gần 20 năm. Đàn bò nhà ông Hòa có 22 con, trong đó 10 con bò sữa và 12 con bò thịt.

     

    Trước đây nuôi bò sữa, bê đực ông bán lúc 3 – 4 tháng tuổi, những năm gần đây ông giữ lại để nuôi đến lớn bán bò thịt. Ông dự kiến sẽ chuyển sang chăn nuôi bò thịt theo hướng từ những bò cái sữa hiện có sẽ gieo tinh các giống bò siêu thịt như charolais hay Droughtmaster để sinh bê theo hướng chuyên thịt.

     

    Ông Hòa chia sẻ kinh nghiệm: Bò thịt nuôi rất nhẹ công chăm sóc, chi phí tương đối thấp, lại ít rủi ro. Chuồng trại cần làm thông thoáng, cao ráo, mát mẻ, nền chuồng có độ dốc, có thể làm chuồng nuôi một dãy hoặc hai dãy tùy theo điều kiện đất đai của nông hộ và nếu có sân chơi cho bò càng tốt.

     

    Bê con được nuôi đến 2,5 năm xuất bán. Hiện thời bò thịt giá khá cao, từ 30 – 35 triệu đồng/con. Với 10 bò đực thịt sẽ thu nhập trên 300 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí có thể lãi trên 100 triệu đồng.

     

    Vỗ béo bò thịt

     

    Anh Nguyễn Văn Tân ở ấp Phụng Tường 2, xã Song Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng chuyên vỗ béo bò thịt. Mỗi năm anh vỗ béo khoảng 20 con bò thịt, lợi nhuận thu được khoảng 120 triệu đồng. Nuôi bò vỗ béo rút ngắn thời gian nuôi, để đạt tăng trọng cao nhất trong thời gian ngắn nhất nhằm nâng cao số lượng và chất lượng thịt.

    Nông dân chăn nuôi bò thịt ở vùng hạn – mặn tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: HĐ.

     

    Nuôi vỗ béo bò thịt cho thấy hiệu quả. Anh Tân cho biết, muốn đạt lợi nhuận cao, có thể làm theo phương thức nuôi nhốt tại chuồng, cung cấp thức ăn, nước uống, theo dõi số lượng thức ăn hàng ngày để bổ sung và điều chỉnh lượng thức ăn kịp thời. Thời gian vỗ béo khoảng 90 ngày.

     

    Bò đưa vào vỗ béo là bò cái, bò đực, không sử dụng vào mục đích sinh sản hay bò gầy do thiếu dinh dưỡng, bò hướng thịt hết giai đoạn nuôi lớn. Cần lưu ý về giống, chọn giống bò lai trên 75% máu Zebu, lai Charolais, lai BBB, lai Angus cho số lượng và chất lượng thịt cao. Bò đực tăng trọng nhanh hơn bò cái.

     

    Nhưng bò càng già hiệu quả sử dụng thức ăn càng kém, khả năng tăng trọng chậm, hiệu quả vỗ béo không cao. Còn bò có thể trạng gầy, khung xương to cho hiệu quả cao hơn bò có thể trạng béo.

     

    HỮU ĐỨC

    Nguồn: nongnghiep.vn

    Chọn bò trưởng thành đưa vào vỗ béo khoảng 18 – 24 tháng tuổi, chọn những con khỏe mạnh, không mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh đường tiêu hóa và bệnh mãn tính. Bò còn khả năng tăng trọng và khả năng cho thịt cao thường có dáng vẻ nhanh nhẹn, thân hình cân đối, kết cấu khung cơ thể to lớn, vững chắc, bụng thon, da mỏng, đàn hồi tốt, lông mịn, đầu bò thanh mảnh, vành mồm rộng, răng chắc khỏe, ngực sâu, vai nở, bản sống lưng rộng, mông to nhưng phần gốc đuôi còn lõm sâu, chưa đầy thịt… là những con bò có khả năng cho nhiều thịt tích lũy sau quá trình vỗ béo….

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.