‘Nuôi heo sạch’ giúp nhiều gia đình thoát nghèo - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 64.000 - 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Thái Bình, Yên Bái 65.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 64.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Nam 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cà Mau 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Vĩnh Long 61.000 đ/kg
    •  
  • ‘Nuôi heo sạch’ giúp nhiều gia đình thoát nghèo

    Thời gian qua, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư “nuôi heo sạch”. Mô hình chăn nuôi này vừa góp phần cung cấp “thực phẩm sạch” cho thị trường, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo bền vững.

     

    Tại huyện Kon Plông, hiện nay có nhiều nông hộ “chăn nuôi heo sạch”, gồm heo đen và heo sọc dưa, cho hiệu quả kinh tế cao hơn các giống heo khác. Các hộ gia đình thực hiện quy trình “chăn nuôi sạch”, đảm bảo vệ sinh chuồng trại, không cho heo ăn các loại thức ăn tăng trọng, thức ăn công nghiệp mà cho heo ăn cám gạo, bắp, mì, hèm rượu, thân cây chuối và các loại rau xanh thu hái ngoài rẫy hoặc trồng trong vườn nhà.

     

    Mô hình chăn nuôi heo sạch của gia đình anh Phạm Đại Dương, 42 tuổi, ở Tổ dân phố 4, thị trấn Măng Đen là một ví dụ điển hình cho cách làm đó.

     

    Anh Dương nhận thấy có một số hộ đồng bào DTTS nuôi giống heo đen và heo sọc dưa, tuy chậm lớn nhưng thịt rất thơm ngon, giá bán cao hơn các loại thịt heo thông thường, heo nuôi theo quy trình công nghiệp. Từ đó, anh tìm hiểu, học hỏi về kỹ thuật chăn nuôi heo để chuyển nghề, tạo ra công việc làm ổn định cho gia đình.

    Mô hình nuôi heo sạch của anh Phạm Đại Dương thu lãi 300 triệu đồng mỗi năm. Ảnh: Q.Đ

     

    Nghĩ là làm, năm 2019, anh Dương quyết định vay 50 triệu đồng của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kon Plông để đầu tư làm chuồng trại chăn nuôi heo. Anh mua 50 con giống heo đen, heo sọc dưa đem về nuôi thử nghiệm. Trong quá trình nuôi, chuồng trại được anh vệ sinh sạch sẽ hàng ngày; thức ăn dùng nuôi heo là thân cây chuối, rau lang, cám gạo, bắp, mì, bã đậu, bã tương, hèm rượu nấu chín… Năm đầu tiên nuôi heo theo phương pháp này, lợi nhuận anh về trên 100 triệu đồng.

     

    Những năm tiếp theo, anh tiếp tục vay 150 triệu đồng để mở rộng chuồng trại và tăng đàn, có lúc đàn heo anh nuôi có trên 100 con heo thịt. Anh còn gầy dựng được 1 con heo đực giống, 3 con heo nái đẻ để tạo ra con giống bán cho bà con ở các xã khác trên địa bàn huyện Kon Plông.

     

    Theo anh Dương, hiện nay, với 2 loại giống heo đen và heo sọc dưa, anh bán ra thị trường với giá 130.000 đồng/kg heo hơi; heo giống có giá 150.000 đồng/kg, bình quân mỗi con heo con giống có giá từ 750 ngàn đến 1 triệu đồng. Riêng năm 2022, anh thu lợi nhuận từ chăn nuôi heo là 300 triệu đồng.

     

    Khác với anh Dương, anh A Linh (thôn Cô Chắc, xã Măng Bút) là hộ nghèo DTTS được Nhà nước hỗ trợ 6 con heo sọc dưa từ Dự án tạo sinh kế cho người dân thoát nghèo (nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo) và gia đình vay thêm 30 triệu đồng từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kon Plông để đầu tư xây dựng chuồng trại, mua thêm con giống tăng đàn heo từ 11-20 con/lứa nuôi. A Linh cho hay, mỗi năm gia đình anh có thêm lợi nhuận khoảng vài chục triệu đồng từ mô hình chăn nuôi heo sạch này.

     

    Tại xã Pờ Ê, gia đình anh A Sơn cũng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kon Plông để đầu tư chuồng trại chăn nuôi heo đen và heo sọc dưa. Hiện tại, anh có 1 con heo nái đẻ và đàn heo thịt duy trì khoảng 20-30 con/năm, bình quân mỗi năm cho thu nhập từ 40-50 triệu đồng, giúp gia đình anh thoát nghèo bền vững.

     

    Tại xã Đăk Nông (huyện Ngọc Hồi), mô hình chăn nuôi heo sạch cũng được bà con đồng bào DTTS tham gia tích cực. Đơn cử như trường hợp chị Y Hiền (thôn Nông Nhầy 2). Cùng với thu nhập từ việc nhận khoán 2,7 ha cao su của Nông trường cao su Dục Nông; thu hoạch mủ cao su 1,2 ha của riêng gia đình và đầu tư nuôi heo đen và heo sọc dưa, sau khi trừ đi tất cả các chi, bình quân mỗi năm gia đình chị Y Hiền thu về lợi nhuận từ 100- 150 triệu đồng, trong đó, riêng lợi nhuân từ chăn nuôi heo khoảng 50 triệu đồng/năm. Nhờ chăm chỉ làm ăn, chi tiêu tiết kiệm, gia đình xây dựng được ngôi nhà cấp 4 khang trang, mua sắm đầy đủ đồ dùng sinh hoạt, đã thoát nghèo năm 2020.

     

    Ông A Kang- Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội cho biết: Thời gian qua, từ nguồn vốn của Dự án hỗ trợ sinh kế giúp hộ nghèo đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững; Dự án hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho hộ nghèo; Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững; Dự án tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo (thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo), đã có hàng trăm hộ gia đình trên địa bàn tỉnh là hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS ở vùng khó khăn tham gia thực hiện mô hình chăn nuôi heo sạch (heo đen, heo sọc dưa), cho thu nhập bình quân từ 50-100 triệu đồng/năm; qua đó giúp nhiều hộ thoát nghèo bền vững, ổn định cuộc sống và vươn lên trở thành hộ gia đình có đời sống kinh tế khá giả.

     

    Quang Định

    Nguồn: Báo Kon Tum

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Trần Thế Tuyên
  • Sđt mình: 0913463234.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.