Nguyên nhân
– Bệnh gây ra do trực khuẩn lợn đóng dấu Erysipelothiix rhuiopathiae, nhỏ, thẳng, có khi hơi cong, gram (+)
– Vi khuẩn lợn đóng dấu có nhiều chủng khác nhau, có nhưỡng chủng có độc lực cao. Vi khuẩn có nhiều trong đất, nước ,phân…vì thế chúng còn có tên là trực trùng thổ nhưỡng. Sức đề kháng của nó khá cao, trong phủ tạng xác chết thối có thể sống được 4 tháng, trong xác đem chôn dưới đất sống được 9 tháng, ở ngoài dưới ánh sáng mặt trời sống được 12 ngày.
– Điều kiện chăn nuôi không có chuồng trại, nuôi bằng cách thả lan. Ngoài ra nuôi có chuồng nhưng nền chồng bằng đất.
– Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém không vệ sinh thường xuyên, chuồng trại trại bị mưa tạt, gió lùa.
– Thức ăn và nước uống không vệ sinh như: Thức ăn cơm cặn cá thừa còn nguồn nước cho gia súc uống chủ yếu từ sông gạch, kênh mương.
Truyền nhiễm học
– Loài mắc bệnh:
Trong thiên nhiên loài lợn dễ nhiễm bệnh nhất, loài chim cũng có thể mắc bệnh này, bệnh còn lây sang cả người. Bệnh thường phát vào vụ đông xuân tháng 10 – 11 hay vào mùa hè thời tiết nóng bức, khí hậu thay đổi đột ngột, chuồng nóng sức khỏe lợn giảm sút.
– Chất chứa vi khuẩn:
+ Trong cơ thể lợn mắc bệnh, vi khuẩn có trong máu,các tổ chức các chất bài tiết như nước tiểu, phân, sữa, các phủ tạng. Hạch chứa nhiều vi khuẩn. Lợn khỏe có thể mang vi khuẩn này. Một số loài động vật như cá (nước ngọt, nước mặn) ếch , cua, tôm, sò, trai… cũng có thể mang vi khuẩn.
+ Trong thiên nhiên vi khuẩn đóng dấu lợn có thể ở khắp nơi trong đất, nước, chỗ ẩm, phân rác, nền chuồng…..
– Đường xâm nhập:
Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và qua da.
– Cách sinh bệnh:
Vi khuẩn có thể có sẵn trong cơ thể lợn hoặc từ ngoài vào và chỉ gây bệnh khi sức đề kháng của cơ thể kém.
Vi khuẩn qua vết thương ở ống tiêu hóa, hầu, ruột, hạch hạnh nhân(amidan) vào hạch lâm ba rồi từ đó vào huyết quản, vào máu, vào bộ máy tuần hoàn gây bại huyết. Vi khuẩn phát triển trong máu, độc tố của chúng phá hoại thành huyết quản, gây tụ máu, ứ máu, vết đỏ trên da…
– Cách lây lan:
Bệnh có thể lây trực tiếp hoặc gián tiếp qua thức ăn , nước, các chất bài tiết hoặc do vận chuyển, mổ thịt các loài vật mắc bệnh.
Triệu chứng
Thời kỳ nung bệnh : 1 – 8 ngày. Ở nước ta bệnh này thường gặp ở ba thể : thể quá cấp, thể cấp và thể mãn tính.
Ở các nước Phương Tây lợn bị bệnh còn ở thể thứ cấp hay thể ngoài da.
– Thể quá cấp tính hay thể kịch liệt:
Lợn bị bại huyết nặng , chết nhanh chóng trong vòng 2 đến 3 giờ hoặc 12 đến 24 giờ. Thân nhiệt đột ngột lên cao, mắt đỏ, điên cuồng, lồng lộn sau rúc đầu vào khe tường hoặc hộc máu ra rồi chết. Vì lợn chết quá nhanh nên các dấu đỏ ở ngoài da chưa kịp xuất hiện, không thấy triệu chứng lâm sàng.
Khi mổ xác chết mới thấy thận sưng, tụ máu từng đám, thịt nhiều khi còn thắng nên còn gọi là bệnh Đóng Dấu lợn trắng.
Ở lợn bột 15 đến 20 kg hoặc lợn nái có thai thường thấy ở thể này.
– Thể cấp tính hay thể bại liệt:
Vật nuôi ủ rũ, mệt mỏi, chê cám, chui đầu vào ổ rơm để nằm( có thể bị hôn mê). Sốt cao tới 420 – 430C trong 2 – 3 ngày. Mình nóng , da khô, đi run rẩy. Đi táo khi sốt , phân màu đen có màng nhầy bọc ở ngoài, nôn mửa. Về sau đi lỏng hay đi lỵ có máu. Kết mạc mắt viêm, mắt đỏ, mí mắt sưng, chảy nước mắt, viêm niêm mạc mủi, chảy nước mủi.
Sau 2 – 3 ngày trên da xuất hiện những vết đỏ(nhiều hình khác nhau) ở sau tai, lưng, ngực, bụng. Dần dần vết đỏ tập trung thành từng mảng to có giới hạn rõ rệt, dấu đỏ thành nhiều hình : tròn, vuông, quả trám… lúc đầu màu còn tươi sau sẫm và tím bầm, khi lợn chết dấu có màu xanh tím. Lấy ngón tay ấn vào các dấu trên thì dấu mất đi, nếu nâng tay lên thì dấu đỏ dần dần trở lại (điều đó chứng tỏ chỗ đó có hiện tượng tụ máu, xung huyết ở tĩnh mạch, không xuất huyết). Dạ dày cộm, xung quanh đường viền lấm chấm đỏ. Nếu bị nhiễm khuẩn da có thể bị loét,chảy nước vàng.Về sau da bong ra, mụn khô dần, để lại sẹo trắng. Các dấu đỏ có khi ăn sâu vào tận lớp mỡ. Thận sưng to, tụ máu. Nội và ngoại tâm mạc xuất huyết.
Con vật có thể khỏi sau 12 đến 15 ngày(thể thứ cấp). Bệnh tiến triển sau 3 đến 5 ngày, con vật thở khó , yếu dần, nhiệt độ hạ nhanh. Tỉ lệ chết 50 – 60%. Bệnh kéo dài có thể chuyển sang thể mãn tính.
– Thể mãn tính:
Vật nuôi ăn kém, gầy còm, thiếu máu, nhiệt độ bình thường hoặc sốt nhẹ. Con vật bị viêm khớp, đi lại khó khăn, có khi bị bại liệt chân. Ở lưng, bụng,vai,đầu,da bị sưng sau đó lan rộng ra thành từng mảng lớn. Nếu bị nhiễm trùng nung mủ thì mủ chảy ra, da khô dần, bong ra như tờ giấy bìa cuộn lại. Sau 15 – 16 ngày lớp da vảy rụng đi, da non mộc lên thành sẹo trắng. Sau 2 đến 3 tháng lông mọc trở lại. Ngoài những triệu chứng nói trên còn thấy các triệu chứng khác như đi ỉa chảy kéo dài do viêm dạ dày và ruột mãn tính, thiếu máu, lông rụng , lợi viêm loét.
Bệnh có thể kéo dài 3 – 4 tháng, nếu chăm sóc tốt có thể khỏi, những lợn cũng có thể chết do gầy yếu , kiệt sức.
Bệnh tích:
– Thể quá cấp:
Vì lợn chết nhanh nên không để lại dấu vết gì. Mổ khám nhận thấy thận bị sưng, có những đám tụ máu.
– Thể cấp tính:
Da và mô liên kết dưới da tụ máu đỏ hồng, các niêm mạc tương mạc tụ máu, xuất huyết. trên da có các dấu màu đỏ hay tím bầm ăn sâu vào da. Lách, thận sưng to, tụ máu màu đỏ nâu. Mặt lách sần sùi, nổi phòng từng chỗ. Ruột và dạ dày viêm đỏ. Phúc mạc viêm có nước chảy ra.
Tim : Tụ huyết, xuất huyết, phổi tụ huyết.
– Thể mãn tín:
Viêm màng trong tim, van tim sần sùi nhất là van bên trái gây trở ngại cho tuần hoàn.
Viêm khớp xương bàn chân, đầu gối, lợn, gót. Đầu xương sần sùi. Da khô, rộp lên từng mảng.
Viêm ruột mãn tính.
Bệnh có thể lây sang người do làm nghề chăn nuôi, mổ thịt, bán thịt, cá, thuộc da, thú y, đánh cá, cua tôm…trực tiếp với lợn ốm bị nhiễm trùng đóng dấu lợn hoặc bị nhiễm trùng do vết thương ngoài da bị nhiễm trùng từ các bệnh phẩm phủ tạng hoặc do ăn thịt lợn ốm. Ba bốn ngày sau khi bị nhiễm trùng người bị sốt, chỗ bị thương sưng , ngứa, nhứt nhói khó chịu. Các khớp xương gần đó bị sưng nhức có khi bị lan ra cả bàn tay. Hạch gần đó bị sưng, ngứa, gãi thành từng cơn.
Ngoài ra có người bị đau mình, nhức đầu, toàn thân mệt mỏi, cũng có người bị sưng hạch, viêm màng tim, màng óc.
Có người bị đau bụng, tiêu chảy. Bệnh tiến triển 5 – 15 ngày. Bệnh có thể khỏi nhưng đôi khi có người bị chết do bị viêm nội tâm mạc, bại huyết.
Chẩn đoán phân biệt:
– Dựa vào triệu chứng lâm sàng bệnh: cần phân biệt với một số bệnh như:
+ Bệnh dịch tả lợn: khi điều trị không giảm gì đặc thù bệnh do virus.
+ Bệnh tụ huyết trùng:liệu trình điều trị dùng thuốc giống như bệnh đóng dấu lợn sẽ khỏi nếu phát hiện sớm điều trị kịp thời.
+ Bệnh phó thương hàn: do giai đoạn tuổi mắc bệnh từ 15 – 30 kg còn bệnh đóng dấu son thường lớn hơn nên phân biệt độ tuổi ( qua thời gian )
– Chẩn đoán vi khuẩn học:
Kiểm tra dưới kính hiển vi
Nuôi cấy và phân lập
Tiêm truyền cho động vật thí nghiệm: chuột Bạch, Bồ Câu
Chẩn đoán huyết thanh học.
Phản ứng ngưng kết.
Phản ứng kết tủa, khuếch tán trên thạch.
Phòng bệnh
+ Tiêm Vaccin định kỳ, 6 tháng/lần, liều tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
+ Vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng tốt.
+ Sử dụng thức ăn và nước uống hợp vệ sinh.
+ Mật độ nuôi thích hợp.
Điều trị:
+ Kháng huyết thanh đóng dấu.
+ Trị nguyên nhân dùng các loại thuốc sau:
* Pen -Trep 1gr /30kg p/ ngày 2 lần, liên tục 3 – 5 ngày (tiêm bắp).
* Ka-ampi 1gr /30kg p/ ngày 2 lần, liên tục 3 – 5 ngày (tiêm bắp)
+ Điều tri triệu chứng :
* Anazin-C 1ml/10kgP/ ngày 2 lần, liên tục 3 – 5 ngày (tiêm bắp).
* Bcomplex 1ml/10kgP/ ngày 2 lần, liên tục 3 – 5 ngày (tiêm bắp).
M.T
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li> ul>
- Đánh giá sự tiêu hoá dưỡng chất biểu kiến của khẩu phần sử dụng đậu nành hạt và đậu nành trích ly ở gà Sao
- Ảnh hưởng của acid hữu cơ và nấm men lên năng suất sinh trưởng và hàm lượng vi khuẩn E.coli trong phân gà
- Những lưu ý phòng bệnh trên hươu nuôi
- Chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong chăn nuôi
- Peptides kháng khuẩn: Phương tiện mới để chăn nuôi hiệu quả cao với thức ăn không dùng kháng sinh
- Những phụ gia giúp giảm phân ướt ở gà thịt
- Bệnh do liên cầu khuẩn lợn (Streptococcus Suis Infection in Pigs)
- Quản lý đàn gia cầm giống như thế nào tăng tỉ lệ ấp nở?
- Ảnh hưởng việc bổ sung dịch tỏi và nghệ trong nước uống đến khả năng tăng trưởng của gà Lương Phượng
- Quá trình thủy phân hồi tràng của phytate ở liều tiêu chuẩn và phytase liều cao trên heo
Tin mới nhất
CN,24/09/2023
- Top 10 công ty uy tín ngành sữa, sản phẩm sữa và thực phẩm tươi, đông lạnh năm 2023
- Tác động của hạn hán tại kênh đào Panama đối với thương mại nông sản toàn cầu
- Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc 8 tháng năm 2023 đạt 792,4 triệu USD
- Bắc Ninh hỗ trợ chăn nuôi cao nhất 1 triệu đồng/m2
- Đồng Nai: Giúp người dân nuôi động vật hoang dã an toàn, hiệu quả
- Thành công từ nuôi heo trong chuồng lạnh
- Tình hình nhập khẩu ngô và đậu tương trong 8 tháng năm 2023
- Đánh giá sự tiêu hoá dưỡng chất biểu kiến của khẩu phần sử dụng đậu nành hạt và đậu nành trích ly ở gà Sao
- Ninh Thuận: Hướng tới đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính
- ILDEX INDONESIA 2023: Sự kết hợp triển lãm thương mại ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất