Vừa qua, khi bệnh lở mồm long móng (LMLM) phát trên đàn bò của huyện Phú Hòa, ngành Thú y đã triển khai nhiều biện pháp bao vây, khống chế không để bệnh lây lan trên diện rộng. Báo Phú Yên trao đổi với ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN-PTNT) xung quanh công tác chống bệnh lần này.
Ông nhận định thế nào về tình hình bệnh LMLM đang xảy ra tại Phú Hòa?
Theo ông đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát bệnh LMLM trên đàn bò của huyện này?
Hiện nay, thời tiết đang chuyển mùa, độ ẩm không khí cao… là điều kiện lý tưởng cho những mầm bệnh còn tồn tại trong môi trường phát sinh, lây lan và gây bệnh cho đàn vật nuôi. Trong khi đó, đợt tiêm phòng vắc xin LMLM hồi cuối năm ngoái, huyện Phú Hòa là một trong những địa phương có tỉ lệ tiêm phòng vắc xin rất thấp, khoảng 25% tổng đàn. Theo yêu cầu của ngành Thú y, tỉ lệ tiêm phòng phải đạt trên 80% tổng đàn thì mới có tác dụng bảo vệ cho vật nuôi đối với loại bệnh này. Chính vì tỉ lệ tiêm phòng đạt thấp, gia súc không có khả năng miễn dịch nên khi gặp điều kiện bất lợi, sức khỏe gia súc giảm sẽ bị vi rút xâm nhập gây bệnh.
Để khống chế bệnh không lây lan ra diện rộng ngành Thú y đã làm gì?
Chúng tôi đã hướng dẫn phác đồ điều trị gia súc bị bệnh LMLM cho người dân. Cụ thể, khi thấy bò bị chảy dãi, lở loét ở miệng và chân, bỏ ăn, đi nhắc thì bà con sử dụng các loại lá chua vò lấy nước hoặc dùng thuốc sát trùng rơ miệng, lưỡi và rửa vết loét ở chân cho gia súc; tiêm kháng sinh đề phòng bội nhiễm. Đồng thời, trạm thú y huyện cũng đã khoanh vùng có bệnh, cấp thuốc tiêu độc sát trùng và phối hợp cùng địa phương tổ chức phun tiêu độc sát trùng toàn bộ khu vực này và các vùng giáp ranh. Ngành Thú y cũng đang triển khai tiêm phòng vắc xin LMLM đợt 1/2018 trên toàn tỉnh; đợt này huyện Phú Hòa được hỗ trợ 20.000 liều vắc xin LMLM từ nguồn vắc xin phòng chống dịch bệnh vật nuôi sau bão số 12 nên người dân được cấp miễn phí (huyện Phú Hòa thuộc vùng có nguy cơ thấp nên không được hỗ trợ mà người dân phải tự mua vắc xin – PV). Trong tháng 3/2018, ngành cũng phối hợp cùng các huyện, thị xã, thành phố triển khai Tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng đợt 1/2018. Đợt này, UBND tỉnh cấp về cho các địa phương 10.000 lít thuốc sát trùng Iodine để tổ chức phun tiêu độc khử trùng môi trường trên toàn tỉnh.
Người dân dùng đồ chua sơ miệng cho bò bị LMLM
Vừa qua khi bò phát bệnh và nhiều con bị chết, một số hộ dân đã cố bán chạy bò ra khỏi vùng bệnh, ông có ý kiến gì về việc này?
Theo Luật Thú y, khi gia súc, gia cầm đang bệnh hoặc có triệu chứng nhiễm bệnh, người dân tuyệt đối không được giết mổ, mua, bán, vận chuyển vật nuôi ra khỏi vùng bệnh. Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Phú Hòa phối hợp cùng chính quyền địa phương đến các hộ có bò bệnh yêu cầu chủ hộ cam kết không bán gia súc ra khỏi vùng bệnh. Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm giám sát, quản lý, tăng cường tuyên truyền vận động người dân hiểu tình hình bệnh đang xảy ra để người dân không hoang mang, bán chạy gia súc trong lúc này để tránh phát tán, lây lan bệnh ra ngoài và gây biến động thị trường.
Theo ông người chăn nuôi cần phải làm gì để khống chế bệnh, hạn chế lây lan?
Hiện nay, bệnh LMLM đang xảy ra. Vì vậy, người chăn nuôi phải tuân thủ việc nuôi nhốt, không chăn thả gia súc ra đồng, lên rẫy để hạn chế lây nhiễm bệnh. Tiếp đó, người nuôi phải tuyệt đối tuân thủ quy định tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi. Đối với bò, các loại vắc xin cần phải tiêm phòng định kỳ 6 tháng/lần gồm LMLM, tụ huyết trùng… Người nuôi phải quan tâm đến việc vệ sinh môi trường, tiêu độc sát trùng khu vực chăn nuôi ít nhất 1 lần/tuần bằng thuốc sát trùng. Ngoài ra, việc bổ sung dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất để tăng cường sức khỏe cho vật nuôi cũng sẽ giúp vật nuôi có khả năng kháng bệnh cao hơn. Đặc biệt, khi phát hiện vật nuôi có các triệu chứng nhiễm bệnh, người chăn nuôi phải báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y gần nhất để được hướng dẫn biện pháp điều trị kịp thời. Người nuôi tuyệt đối không được bán chạy gia súc bệnh; vật nuôi bị chết phải được chôn lấp, tiêu hủy và xử lý bằng vôi bột hoặc thuốc sát trùng theo quy định.
Xin cảm ơn ông!
Thủy Tiên (thực hiện)
Nguồn: Báo Phú Yên
- dịch bệnh gia súc li>
- nuôi bò li>
- bệnh lở mồm long móng li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất