Nhờ lợi thế vùng đồi, diện tích rừng rộng lớn, nghề nuôi ong lấy mật đã trở thành sinh kế bền vững mang lại nguồn thu nhập cao, ổn định cho bà con nông dân xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh. Hiện, với việc nỗ lực xây dựng thành công thương hiệu, mật ong Trường Xuân đang hy vọng sẽ mở rộng tiêu thụ, vươn xa trên thị trường…
Nghề “làm chơi, ăn thật”
Nghề nuôi ong lấy mật bắt đầu xuất hiện ở xã miền núi Trường Xuân từ nhiều năm trước. Nhưng phải đến năm 1998, với sự hỗ trợ của dự án Phân cấp giảm nghèo nông thôn (DPPR), 7 hộ nuôi ong “tiên phong” trên địa bàn xã mới được học một cách bài bản, cặn kẽ về kỹ thuật nuôi ong để nâng cao tay nghề, kỹ năng.
Từ những hộ nuôi đầu tiên, nhiều người dân xã Trường Xuân đã bắt đầu bị cuốn hút bởi hiệu quả mà nghề nuôi ong mang lại. Họ chủ động tìm hiểu kỹ thuật và mạnh dạn tìm đến các địa phương khác để tìm mua giống. Số hộ nuôi ong trên địa bàn xã vì thế ngày một tăng.
Việc xây dựng thành công thương hiệu sẽ tạo cơ hội để mật ong Trường Xuân vươn xa trên thị trường.
Tận dụng lợi thế vùng đồi núi với nhiều loại cây rừng, hoa rừng, những người nuôi ong ở Trường Xuân có thể nuôi hàng chục đàn ong ngay trong vườn nhà. Nhận thấy nghề nuôi ong phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của địa phương, xã đã khuyến khích bà con nhân rộng đàn kết hợp với trồng rừng để tạo nguồn thức ăn dồi dào cho ong.
Trao đổi với phóng viên, ông Võ Thành Đồng, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Xuân cho biết: “Hiện cả xã có 65 hộ tham gia nuôi ong với khoảng 600 đàn ong, bình quân mỗi năm cho từ 4,5-5 tấn mật. Nghề nuôi ong được người dân địa phương nói vui là nghề “làm chơi, ăn thật” bởi không cần nhiều vốn đầu tư, không tốn nhân lực, nhưng đem lại nguồn thu nhập ổn định. Nhờ nuôi ong lấy mật, nhiều hộ dân ở xã miền núi Trường Xuân đã thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu chính đáng”.
Chị Võ Thị Hòe, một trong những hộ nuôi ong có thâm niên tại Trường Xuân chia sẻ, nghề nuôi ong tuy ít chi phí đầu tư và công sức nhưng lại đòi hỏi kỹ thuật cao, tỉ mỉ trong từng công đoạn.
Chính vì vậy, nếu không nắm bắt kỹ thuật thì người nuôi cũng rất khó để theo nghề lâu dài. Cũng theo chị Hòe, trung bình mỗi chu kỳ khai thác mật ong thường kéo dài trong khoảng 20 ngày khi các cầu quay đã lấp đầy mật. Để bảo đảm mật ong có chất lượng, thời gian thu hoạch mật tốt nhất thường là từ tháng 2 đến tháng 5 Dương lịch khi nhiều loại hoa trên vùng đồi núi Trường Xuân nở rộ, như: hoa mắc cỡ, hoa đường tàu, hoa sim…
Theo tính toán của chị Hòe, với giá thu mua tại nhà khoảng 300.000 đồng/kg, bình quân mỗi vụ nuôi ong, không ít hộ trên địa bàn xã Trường Xuân thu về khoảng 130-150 triệu đồng.
Xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường
Trước đây, đa số người dân Trường Xuân nuôi ong theo hướng tự phát, năng suất thấp, sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ. Năm 2016, với sự hỗ trợ của dự án Phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo (SRDP), xã Trường Xuân đã thành lập 2 tổ hợp tác nuôi ong lấy mật tại thôn Kim Sen và Quyết Thắng.
Hiệu quả hoạt động của 2 tổ hợp tác thể hiện rõ bởi vừa hợp tác sản xuất, những hộ nuôi ong ở Trường Xuân vừa có điều kiện hỗ trợ nhau trong bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên, để có thể biến một sản phẩm vốn đã “có tiếng” trong lòng người tiêu dùng thành một sản phẩm có thương hiệu thực sự, đủ khả năng vươn tầm thị trường… thì mật ong Trường Xuân vẫn cần đến một sự đầu tư bài bản, chỉnh chu.
Với mong muốn phát triển nghề, mở rộng thị trường tiêu thụ, năm 2018, chị Võ Thị Hòe cũng những thành viên trong tổ hợp tác Quyết Thắng đã mạnh dạn thành lập Hợp tác xã (HTX) sản xuất kinh doanh dịch vụ ong Trường Xuân, thu hút sự tham gia của 11 hộ nuôi với khoảng 3 tấn mật/vụ.
Các thành viên của HTX chủ yếu là những người nuôi ong nhiều năm, có kinh nghiệm và được tập huấn nhiều khóa về kỹ thuật nuôi ong lấy mật.
Để sản phẩm địa phương có điều kiện vươn xa, HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ ong Trường Xuân đã tiến hành thu gom mật ong của các hộ nuôi uy tín trên địa bàn xã, tiến hành đóng chai, gắn nhãn mác và tích cực tham gia các hội chợ giới thiệu sản phẩm.
Từ lễ hội ẩm thực “Hương Nhật Lệ” đến các hội chợ thương mại do Sở Công thương tổ chức hay các gian hàng giới thiệu nông sản địa phương tại lễ hội Chùa Kim Phong-núi Thần Đinh…, các thành viên HTX đều trân trọng từng cơ hội để giới thiệu đặc sản của địa phương.
Nhờ sự chủ động, bền bỉ cùng sự hỗ trợ của huyện thông qua chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm” (OCOP), đầu năm 2019, HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ ong Trường Xuân đã hoàn thành việc đăng ký nhãn mác và đăng ký chất lượng sản phẩm.
Đây chính là bước đi cơ bản trong việc xây dựng thành công thương hiệu “mật ong Trường Xuân”, đồng thời, cũng là cơ hội để sản phẩm mật ong Trường Xuân phát huy danh tiếng; tạo cơ sở và động lực thúc đẩy sản xuất, góp phần bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nghề nuôi ong.
Sản phẩm mật ong Trường Xuân nổi tiếng với màu sánh vàng, vị ngọt thơm.
Ông Trần Phúc Duyệt, thành viên HTX sản xuất kinh doanh và dịch vụ ong Trường Xuân, người có thâm niên trên 20 năm gắn bó với nghề nuôi ong lấy mật và bền bỉ truyền nghề, duy trì nghề cho bà con chia sẻ, so với các địa phương lân cận, nghề nuôi ong ở Trường Xuân cho hiệu quả kinh tế cao với hàm lượng dinh dưỡng trong mật chưa nơi nào có được.
Bởi mật ong Trường Xuân được khai thác theo tiêu chuẩn với hàm lượng nước tự nhiên trong mật đạt 22%, ngang với tiêu chuẩn của mật ong xuất khẩu.
Chính vì vậy, việc xây dựng thành công thương hiệu mật ong Trường Xuân sẽ là bước quan trọng thay đổi tư duy sản xuất của người dân, hình thành nên chuỗi sản xuất bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
“Hiện cùng với việc đăng ký thành công nhãn mác, HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ ong Trường Xuân đang gấp rút hoàn thiện đăng ký mã vạch truy xuất nguồn gốc sản phẩm với mong muốn mật ong Trường Xuân sẽ thực sự “khoác áo mới”, tự tin “đặt chân” vào hệ thống các siêu thị trên địa bàn Quảng Bình và các địa phương lân cận trước khi vươn tầm ra biển lớn”, chị Võ Thị Hòe, Giám đốc HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ ong Trường Xuân cho biết thêm.
Thanh Hải
Nguồn: Báo Quảng Bình
- mật ong li>
- Quảng Bình li>
- nuôi ong mật li>
- mật ong Trường Xuân li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất